Ngọc Yến
Writer
Ấm đun nước là vật dụng quen thuộc trong mọi gia đình, không có nó, lấy gì pha trà hay cà phê?
Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn: nước đã đun rồi, có nên đun lại lần nữa không? Một số ý kiến cho rằng việc đun nước nhiều lần có thể làm tăng nồng độ các chất độc hại như kim loại nặng hay muối vô cơ (ví dụ: arsen, nitrat, fluoride), do đó nên đổ nước cũ đi mỗi lần.
Thực tế, điều này không đúng. Để hiểu tại sao, cần xem nước máy của chúng ta có gì và điều gì thực sự xảy ra khi đun sôi.
Nước máy chứa gì?
Lấy ví dụ từ dữ liệu công khai của công ty cấp nước lớn nhất Úc Sydney Water tại vùng Illawarra trong quý I/2025:
Khó tích tụ chất độc hại trong ấm đun
Để làm tăng nồng độ các chất trong nước, phải khiến nước bay hơi mà các chất vẫn ở lại. Việc bay hơi chủ yếu xảy ra khi nước sôi. Tuy nhiên, các hợp chất vô cơ như muối, kim loại không dễ bay hơi mà vẫn giữ nguyên trong nước.
Giả sử bạn đun 1 lít nước có chứa 1mg fluoride/lít. Pha một tách trà 200ml, rồi chiều hôm đó đun lại phần nước còn lại để pha thêm một tách khác. Nếu chỉ đun sôi thông thường, lượng fluoride trong hai tách trà gần như tương đương.
Thậm chí nếu bạn để nước sôi lâu đến mức bốc hơi mất 100ml, thì lượng fluoride trong ly trà thứ hai cũng chỉ tăng từ 0,20mg lên khoảng 0,23mg – không đáng kể.
Tương tự với kim loại như chì: tại Illawarra, nồng độ chì trong nước dưới 0,0001mg/lít. Theo tiêu chuẩn Úc, nồng độ không an toàn là 0,01mg/lít – tức là bạn phải cô đặc 20 lít nước còn 200ml thì mới chạm ngưỡng nguy hiểm. Điều đó gần như không thể, vì đa số ấm điện đều tự ngắt khi nước vừa sôi.
Vậy nước đun lại có ảnh hưởng vị không?
Có thể, một chút. Việc mất oxy hòa tan hay thay đổi nhẹ hàm lượng khoáng có thể khiến một số người thấy vị nước khác đi, tùy vào khẩu vị và chất lượng nước tại địa phương. Tuy nhiên, đó là vấn đề cảm quan chứ không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu nước trong ấm ban đầu đạt tiêu chuẩn nước uống, thì dù có đun lại nhiều lần, nó vẫn an toàn và dùng được.
Nguồn: The Conversation
Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn: nước đã đun rồi, có nên đun lại lần nữa không? Một số ý kiến cho rằng việc đun nước nhiều lần có thể làm tăng nồng độ các chất độc hại như kim loại nặng hay muối vô cơ (ví dụ: arsen, nitrat, fluoride), do đó nên đổ nước cũ đi mỗi lần.
Thực tế, điều này không đúng. Để hiểu tại sao, cần xem nước máy của chúng ta có gì và điều gì thực sự xảy ra khi đun sôi.

Nước máy chứa gì?
Lấy ví dụ từ dữ liệu công khai của công ty cấp nước lớn nhất Úc Sydney Water tại vùng Illawarra trong quý I/2025:
- Độ pH hơi kiềm
- Hàm lượng chất rắn hòa tan thấp, không gây bám cặn thiết bị
- Hàm lượng fluoride nằm trong mức giúp cải thiện sức khỏe răng miệng
- Độ cứng của nước thấp, được xem là “nước mềm”
- Ngoài ra, nước có chứa lượng rất nhỏ sắt, chì, magie (không đủ để nếm được), natri ít hơn nhiều so với trong nước ngọt có ga.
Khó tích tụ chất độc hại trong ấm đun
Để làm tăng nồng độ các chất trong nước, phải khiến nước bay hơi mà các chất vẫn ở lại. Việc bay hơi chủ yếu xảy ra khi nước sôi. Tuy nhiên, các hợp chất vô cơ như muối, kim loại không dễ bay hơi mà vẫn giữ nguyên trong nước.
Giả sử bạn đun 1 lít nước có chứa 1mg fluoride/lít. Pha một tách trà 200ml, rồi chiều hôm đó đun lại phần nước còn lại để pha thêm một tách khác. Nếu chỉ đun sôi thông thường, lượng fluoride trong hai tách trà gần như tương đương.
Thậm chí nếu bạn để nước sôi lâu đến mức bốc hơi mất 100ml, thì lượng fluoride trong ly trà thứ hai cũng chỉ tăng từ 0,20mg lên khoảng 0,23mg – không đáng kể.
Tương tự với kim loại như chì: tại Illawarra, nồng độ chì trong nước dưới 0,0001mg/lít. Theo tiêu chuẩn Úc, nồng độ không an toàn là 0,01mg/lít – tức là bạn phải cô đặc 20 lít nước còn 200ml thì mới chạm ngưỡng nguy hiểm. Điều đó gần như không thể, vì đa số ấm điện đều tự ngắt khi nước vừa sôi.
Vậy nước đun lại có ảnh hưởng vị không?
Có thể, một chút. Việc mất oxy hòa tan hay thay đổi nhẹ hàm lượng khoáng có thể khiến một số người thấy vị nước khác đi, tùy vào khẩu vị và chất lượng nước tại địa phương. Tuy nhiên, đó là vấn đề cảm quan chứ không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu nước trong ấm ban đầu đạt tiêu chuẩn nước uống, thì dù có đun lại nhiều lần, nó vẫn an toàn và dùng được.
Nguồn: The Conversation