Các con chuột chơi game thường được quảng cáo có mức DPI và polling rate cao. Nhưng những thông số kỹ thuật này thực sự có ý nghĩa gì? Và DPI, Polling Rate cao hơn có thực sự hữu ích khi chọn mua một con chuột chơi game hay không?
Các thông số kỹ thuật này thường quan trọng nhất đối với game thủ, đó là lý do tại sao bạn có xu hướng thấy những giá trị này xuất hiện nổi bật trong quảng bá và bao bì của các con chuột chơi game. Thực sự, bạn không đến độ chính xác cao hoặc thời gian phản hồi nhanh nhất có thể khi duyệt web hoặc làm việc trên bảng tính. Và thậm chí, bạn không thực sự cần phải lo lắng quá nhiều về điều đó, trừ khì bạn đang chơi các loại game mà lợi thế cạnh tranh là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên,một con chuột có độ chính xác tốt cũng rất quan trọng đối với các nghệ sĩ đồ họa và nhà thiết kế. Thế nên, hãy cùng xem xét ý nghĩa của các thông số kỹ thuật này.
Chuột quang hiện đại có 1 đèn phát sáng, thường có màu đỏ, cùng một camera nhỏ. Khi bạn di chuyển chuột, ánh sáng chiếu vào bề mặt bên dưới chuột và camera sẽ chụp lại hàng trăm bức ảnh mỗi giây. Chuột sẽ so sánh những hình ảnh đó và xác định hướng bạn đang di chuyển chuột. Sau đó, chuột sẽ gửi dữ liệu chuyển động này đến máy tính của bạn dưới dạng đầu vào chuột và máy tính sẽ di chuyển con trỏ trên màn hình của bạn. Chuột laser cũng hoạt động tương tự nhưng sử dụng ánh sáng hồng ngoại thay vì ánh sáng có thể thấy được.
Bạn cũng có thể thấy lý do tại sao những con chuột nhạy hơn lại hấp dẫn hơn đối với các nhà thiết kế, vốn cần phải điều chỉnh từng chút một trong các bản thiết kế của họ. DPI khác với cài đặt độ nhạy chuột thông thường. DPI đề cập đến khả năng phần cứng của chuột, trong khi độ nhạy chỉ là cài đặt mềm. Ví dụ, nếu có một con chuột giá rẻ với mức DPI thấp, không thể thay đổi DPI, bạn có thể tăng độ nhạy. Nếu đã cố gắng nhắm vào các mục tiêu nhỏ, bạn sẽ thấy con trỏ chuột nhảy xung quanh khi di chuyển nó. Phần cứng của chuột không nhạy, thế nên, nó không phát hiện ra được các chuyển động nhỏ hơn. Hệ điều hành chỉ bù đắp bằng cách di chuyển con trỏ của bạn ra xa hơn khi nó phát hiện ra chuyển động, thế nên, chuyển động sẽ không mượt mà. Một con chuột có DPI cao cũng có thể “kết đôi” với một thiết lập độ nhạy thấp, do đó, con trỏ sẽ không bay xung quanh màn hình khi bạn di chuyển nhưng chuyển động vẫn sẽ rất mượt mà. Một con chuột có DPI cao sẽ hữu ích hơn nếu bạn có một màn hình độ phân giải cao. Nếu đang chơi game trên màn hình laptop có độ phân giải thấp 1366x768px, bạn sẽ không cần thiết phải có một con chuột DPI cao. Mặt khác, nếu đang chơi game trên màn hình 4K (3840x2160px), DPI cao hơn sẽ cho phép bạn di chuyển con trỏ chuột trên màn hình một cách trơn tru mà không cần phải kéo chuột trên toàn bộ bàn làm việc.
Polling rate là tần suất chuột báo cáo vị trí của nó với máy tính. Polling rate thường được đo bằng đơn vị Hz (Hertz). Nếu một con chuột có polling rate 125Hz, nó sẽ báo cáo vị trí của mình với máy tính 125 lần mỗi giây, tương đương 8 mili giây mỗi lần. Tốc độ 500Hz có nghĩa là chuột đnag báo cáo vị trí của nó với máy tính sau mỗi 2 mili giây, tức mỗi giây 500 lần. Polling rate cao hơn có thể làm giảm độ trễ xảy ra trong quá trình bạn di chuyển chuột và chuyển động trên màn hình của bạn. Mặt khác, polling rate cao hơn sẽ sử dụng nhiều tài nguyên CPU hơn vì CPU phải truy cập chuột thường xuyên hơn để tìm vị trí của nó. Một con chuột hỗ trợ polling rate cao hơn một cách chính thức thường sẽ cho phép bạn chọn polling rate trong phần mềm điều khiển của nó. Một số con chuột cũng có thể có các nút hoặc cần gạt cứng để bạn điều chỉnh polling rate khi đang di chuyển.
DPI và polling rate là một chủ đề gây tranh cãi. Mọi người đều đưa ra ý kiến của mình và thậm chí, một số nhà sản xuất chuột chơi game đã tiết lộ rằng DPI là một thông số "không liên quan" và không cần thiết phải nói tới. DPI cực cao sẽ khiến con trỏ chuột di chuyển trên toàn bộ màn hình của bạn khi di chuyển chuột. Vì lý do này, DPI cao không nhất thiết là một điều tốt. Mức DPI lý tưởng phụ thuộc vào tựa game mà bạn đang chơi, độ phân giải của màn hình cũng như cách sử dụng chuột ưa thích của bạn. Polling rate cao hơn có thể hữu ích hơn, nhưng sự khác biệt giữa 500Hz và 1000Hz sẽ khó nhận thấy. Polling rate cao hơn cũng sử dụng nhiều tài nguyên CPU hơn, thế nên, việc thiết lập polling rate sẽ chỉ lãng phí tài nguyên CPU mà không mang lại lợi ích gì. Đây không hẳn là vấn đề với phần cứng hiện đại, nhưng chẳng có ích gì khi các nhà sản xuất tung ra các con chuột có mức polling rate trên 1000Hz. DPI và polling rate cao hơn có thể hữu ích, nhưng chúng không phải là tất cả. Rất có thể, bạn sẽ giảm DPI xuống thấp hơn giá trị tối đa sau khi mua một con chuột chơi game đắt giá. Bạn chắc chắn không cần đến một con chuột có thiết lập DPI và polling rate cao nhất. Các thông số kỹ thuật này không phải là phép đo đơn giản về hiệu năng như tốc độ của CPU. Chúng phức tạp hơn thế. Và có nhiều yếu tố khác quan trọng hơn trong việc chọn một con chuột chơi game tốt, chẳng hạn như kích thước, trọng lượng, kiểu cầm cũng như vị trí đặt nút bấm. Nguồn: How To Geek
Trải nghiệm Anker Prime 250W A2345 và Anker Zolo 140W A2697: bộ đôi sạc độc lạ tích hợp cả màn hình, AI cảm xúc, "sạc cả thế giới"