Nguyễn Hoàng
Intern Writer
Apple có thể thoát khỏi cái bóng khổng lồ của Trung Quốc, hay chỉ đang tự buộc mình vào một cái bẫy mới tại Ấn Độ?
Có vẻ như Apple đang cố chạy khỏi một chiếc lồng bằng vàng: Trung Quốc. Nhưng cái lồng đó không dễ mở, đặc biệt khi người giữ chìa khoá vẫn đang xiết chặt tay. Tim Cook và Apple đã nhìn thấy rủi ro từ việc phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc, nên chuyển hướng sang Ấn Độ để lắp ráp iPhone. Nhưng Trung Quốc không đứng yên.
Đầu tháng 7, hàng trăm kỹ sư Trung Quốc đã được rút khỏi các nhà máy của Foxconn tại Ấn Độ. Đây là lần thứ hai trong năm 2025 xảy ra chuyện này. Trước đó, vào tháng 1, Foxconn đã ngừng việc điều động kỹ sư Trung Quốc đến Ấn Độ. Không chỉ người, cả máy móc từ Trung Quốc cũng bị chặn đường xuất sang Ấn Độ.
Một số báo cáo còn cho biết Apple đã phải dùng công ty "bình phong" ở Đông Nam Á để mua thiết bị, rồi chuyển lòng vòng về Ấn Độ. Những máy này gồm: máy kiểm tra điện áp, nhiệt độ, các linh kiện kim loại chính xác, băng chuyền tự động, bo mạch… Tất cả đều là hàng “Made in China”, thứ mà Ấn Độ chưa thể tự sản xuất ở mức độ công nghiệp như Trung Quốc.
Ấn Độ rõ ràng có điểm mạnh: chi phí sản xuất chỉ khiến giá iPhone tăng khoảng 2%, trong khi nếu bị áp thuế tại Trung Quốc, giá có thể tăng tới 30%. Chính phủ Ấn cũng ra sức thu hút đầu tư bằng các chính sách ưu đãi cho sản xuất nội địa.
Tuy nhiên, phần lớn công việc tại Ấn Độ vẫn chỉ là FATP: lắp ráp, kiểm tra, đóng gói cuối cùng. Các bộ phận như bo mạch, camera, pin hay kính màn hình, đều vẫn do Trung Quốc nắm quyền kiểm soát.
Dù vậy, có một vài tia sáng: các công ty quốc tế đã bắt đầu xây nhà máy sản xuất pin, module camera, kính màn hình tại Ấn Độ. Apple cũng chiêu mộ các công ty nội địa như Aques, trước đây làm cho ngành hàng không vũ trụ, vào chuỗi cung ứng của mình. Nhưng trớ trêu thay, nhiều nhà máy mới lại thuộc sở hữu của các công ty Trung Quốc. Nghĩa là, ngay cả khi sản xuất ở Ấn Độ, Apple vẫn không thể tách rời Trung Quốc.
Apple đang mắc kẹt trong một vòng lặp kỳ lạ: muốn thoát Trung, phải sang Ấn, nhưng để phát triển ở Ấn lại cần Trung. Một cú “lùi để tiến” có thể thành “tiến thoái lưỡng nan” nếu Trung Quốc tiếp tục bóp nghẹt chuỗi cung ứng và nhân lực. (analyticsindiamag.com)
Có vẻ như Apple đang cố chạy khỏi một chiếc lồng bằng vàng: Trung Quốc. Nhưng cái lồng đó không dễ mở, đặc biệt khi người giữ chìa khoá vẫn đang xiết chặt tay. Tim Cook và Apple đã nhìn thấy rủi ro từ việc phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc, nên chuyển hướng sang Ấn Độ để lắp ráp iPhone. Nhưng Trung Quốc không đứng yên.
Đầu tháng 7, hàng trăm kỹ sư Trung Quốc đã được rút khỏi các nhà máy của Foxconn tại Ấn Độ. Đây là lần thứ hai trong năm 2025 xảy ra chuyện này. Trước đó, vào tháng 1, Foxconn đã ngừng việc điều động kỹ sư Trung Quốc đến Ấn Độ. Không chỉ người, cả máy móc từ Trung Quốc cũng bị chặn đường xuất sang Ấn Độ.
Một số báo cáo còn cho biết Apple đã phải dùng công ty "bình phong" ở Đông Nam Á để mua thiết bị, rồi chuyển lòng vòng về Ấn Độ. Những máy này gồm: máy kiểm tra điện áp, nhiệt độ, các linh kiện kim loại chính xác, băng chuyền tự động, bo mạch… Tất cả đều là hàng “Made in China”, thứ mà Ấn Độ chưa thể tự sản xuất ở mức độ công nghiệp như Trung Quốc.
Cuộc chơi của Apple: Thoát Trung chưa bao giờ dễ
Apple đã kỳ vọng rằng Ấn Độ sẽ là bàn đạp sản xuất mới, nhất là khi Foxconn đã xuất 97% iPhone lắp ráp ở Ấn Độ sang Mỹ, một cú nhảy vọt từ mức 50% của năm trước. Thậm chí từng có lúc Apple phải thuê chuyến bay riêng để vận chuyển 600 tấn iPhone từ Ấn Độ sang Mỹ. Các sân bay Ấn Độ còn ưu tiên thủ tục hải quan, rút thời gian kiểm tra xuống còn 6 giờ thay vì 30 giờ như trước.Ấn Độ rõ ràng có điểm mạnh: chi phí sản xuất chỉ khiến giá iPhone tăng khoảng 2%, trong khi nếu bị áp thuế tại Trung Quốc, giá có thể tăng tới 30%. Chính phủ Ấn cũng ra sức thu hút đầu tư bằng các chính sách ưu đãi cho sản xuất nội địa.

5–10 năm để thay đổi… nếu may mắn
Một cựu kỹ sư Apple được trích trong cuốn Apple in China cho rằng Ấn Độ đang đi con đường ngược. Thay vì bắt đầu từ việc sản xuất linh kiện, rồi mới tiến đến lắp ráp, Ấn Độ làm FATP suốt 7 năm và giờ mới tính đến chuyện phát triển nhà cung ứng linh kiện. Hành trình này, nếu thành công, cũng cần ít nhất 5–10 năm.Dù vậy, có một vài tia sáng: các công ty quốc tế đã bắt đầu xây nhà máy sản xuất pin, module camera, kính màn hình tại Ấn Độ. Apple cũng chiêu mộ các công ty nội địa như Aques, trước đây làm cho ngành hàng không vũ trụ, vào chuỗi cung ứng của mình. Nhưng trớ trêu thay, nhiều nhà máy mới lại thuộc sở hữu của các công ty Trung Quốc. Nghĩa là, ngay cả khi sản xuất ở Ấn Độ, Apple vẫn không thể tách rời Trung Quốc.
Apple đang mắc kẹt trong một vòng lặp kỳ lạ: muốn thoát Trung, phải sang Ấn, nhưng để phát triển ở Ấn lại cần Trung. Một cú “lùi để tiến” có thể thành “tiến thoái lưỡng nan” nếu Trung Quốc tiếp tục bóp nghẹt chuỗi cung ứng và nhân lực. (analyticsindiamag.com)