Xe điện giá rẻ không còn đủ hấp dẫn, các hãng xe điện Trung Quốc phải làm gì?

Nguyễn Đức Thao
Nguyễn Đức Thao
Phản hồi: 0

Nguyễn Đức Thao

Intern Writer
Một số thương hiệu xe điện Trung Quốc đang chật vật giữa bối cảnh thị trường nội địa ngày càng khắc nghiệt. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc ngành công nghiệp xe điện nước này đang thoái trào. Thực tế cho thấy, đây chỉ là bước chuyển mình trước một chu kỳ chọn lọc khắc nghiệt, nơi chỉ những thương hiệu đủ mạnh mới tồn tại.

Trung tâm thương mại hay tấm gương phản chiếu ngành xe điện?​

Tác giả bài viết đã có nhiều dịp đến Trung Quốc, và trong khoảng thời gian chỉ hơn một năm rưỡi, sự thay đổi của thị trường xe điện tại đây là rất rõ rệt. Một trong những minh chứng sống động nhất là trung tâm thương mại Solana ở Bắc Kinh, nơi từng được xem là "showroom" không chính thức cho các thương hiệu xe điện mới nổi.
1753438447752.png

Ban đầu, nơi đây trưng bày các thương hiệu như Zeekr, Ji Yue, Li Auto, Xpeng… Thế nhưng chỉ một năm sau, một số tên tuổi đã biến mất hoặc bị thay thế bởi những cái tên khác như Onvo (thương hiệu giá rẻ của Nio), Deepal và Avatr (thuộc Changan). Ji Yue, một thương hiệu do Geely hậu thuẫn, đã chính thức bị khai tử và không gian trưng bày của họ hiện trở thành một quán cà phê có trò chơi nhảy bungee trong nhà. Yuanhang, thương hiệu xe điện hạng sang, vẫn tồn tại, nhưng đã rút khỏi Solana và có dấu hiệu sắp "biến mất".

Hiện tượng này phản ánh đúng tình trạng chung của thị trường: nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại và áp lực đối với ngành ô tô đang dần lộ diện. Chỉ trong ba tuần gần đây, đã có hàng loạt bê bối và thông tin tiêu cực: từ việc một số hãng xe bị cáo buộc “đăng ký khống” để đẩy doanh số, đến những nghi vấn rằng Huawei đang thúc đẩy bán xe điện tại một số thành phố, hay chính phủ Trung Quốc lên tiếng cảnh báo các địa phương vì đầu tư quá mức vào hạ tầng EV và cam kết chấm dứt cuộc chiến giá cả.

Dù vậy, việc một số thương hiệu lao đao không đồng nghĩa với việc toàn bộ thị trường xe điện Trung Quốc đang sụp đổ. Thay vào đó, thị trường đang bước vào một giai đoạn thanh lọc, loại bỏ những cái tên yếu kém để nhường chỗ cho các thương hiệu đủ mạnh, có khả năng mở rộng ra quốc tế.

Thách thức và cơ hội từ cuộc chiến giá cả​

Tu Le, nhà phân tích ô tô Trung Quốc thuộc Sino Auto Insights, cho rằng ngành công nghiệp xe điện Trung Quốc hiện đang bước vào năm thứ 4 của “cuộc chiến giá cả”, và các thương hiệu đang dùng đến “biện pháp cực đoan” để sống sót. “Họ phải duy trì hoạt động của nhà máy, nên bắt buộc phải cạnh tranh khốc liệt. Cuộc chiến này không bao giờ kết thúc, nhưng tôi dự đoán sẽ giảm nhiệt vào đầu năm 2026,” ông nói.

Những thương hiệu sống sót sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, và có cơ hội mở rộng ra toàn cầu. Dù không phải tất cả sẽ thành công, nhưng xuất khẩu vẫn là lối thoát cho nhiều công ty nhất là khi thị trường nội địa đang quá đông đúc và áp lực.

Tuy nhiên, Le cũng chỉ ra rằng các thương hiệu Trung Quốc không thể mãi dựa vào giá rẻ. Họ cần xây dựng thương hiệu, tập trung vào trải nghiệm người dùng, chất lượng sản phẩm và giá trị thực. Xiaomi YU7 là ví dụ điển hình cho nỗ lực này: mẫu xe có giá thấp hơn Tesla Model Y nhưng mức chênh lệch không quá nhiều, bù lại là thiết kế hiện đại và trải nghiệm lái tốt hơn. Tương tự, mẫu Firefly của Nio cũng được đánh giá cao hơn các đối thủ giá rẻ như BYD Seagull hay Geely Xingyuan nhờ chất lượng vượt trội.

Dù chưa thể biết hướng đi này có hiệu quả hay không, nhưng rõ ràng thị trường xe điện Trung Quốc không thể giữ nguyên trạng thái như hiện tại. Một số thương hiệu sẽ rời cuộc chơi, nhưng những ai còn trụ lại sẽ đủ mạnh để cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Và cũng sẽ là sai lầm nếu đánh giá thấp Trung Quốc – quốc gia đang sở hữu một trong những nền công nghiệp xe điện phát triển nhanh và sâu rộng nhất thế giới. (Insideev)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly93d3cudm5yZXZpZXcudm4vdGhyZWFkcy94ZS1kaWVuLWdpYS1yZS1raG9uZy1jb24tZHUtaGFwLWRhbi1jYWMtaGFuZy14ZS1kaWVuLXRydW5nLXF1b2MtcGhhaS1sYW0tZ2kuNjU4MzEv
Top