Nhung Phan
Intern Writer
AI định tuổi người xin tị nạn: Giải pháp công nghệ hay bước đi gây tranh cãi?
Nếu một người không có giấy tờ tùy thân, làm sao xác định được họ là trẻ vị thành niên hay người trưởng thành? Khi chính điều đó quyết định liệu họ có được bảo vệ, hỗ trợ hay bị trục xuất?
Không phải qua giấy tờ, không phải xét nghiệm y tế, mà là nhìn... khuôn mặt.
Theo Bộ trưởng An ninh Biên giới và Tị nạn Angela Eagle, hệ thống AI này được huấn luyện từ hàng triệu bức ảnh có tuổi thật kèm theo. Dựa vào đó, nó có thể đưa ra dự đoán tuổi của một cá nhân không rõ danh tính, đặc biệt trong các trường hợp có tranh chấp: người đó nói mình dưới 18 tuổi nhưng không có bằng chứng cụ thể.
Công nghệ này sẽ được thử nghiệm từ cuối năm nay và nếu hiệu quả, có thể được đưa vào sử dụng chính thức trong năm 2026.
Song cũng không ít người đặt câu hỏi: Liệu khuôn mặt, vốn rất đa dạng do yếu tố di truyền, dinh dưỡng, hoàn cảnh sống, có thể là cơ sở đáng tin cậy để xác định tuổi?
Chính phủ Anh vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với OpenAI, hãng đứng sau ChatGPT, để thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng AI tại quốc gia này. Mục tiêu: đưa AI vào các dịch vụ công như y tế, giáo dục, và cả các cơ quan hành chính.
Theo Bộ trưởng Khoa học, Đổi mới và Công nghệ Peter Kyle, AI không chỉ là công nghệ mới, mà là công cụ có thể phá bỏ rào cản cơ hội, cải thiện chất lượng sống và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Liệu công nghệ có đủ công bằng để quyết định số phận một con người, nhất là người đang xin được bảo vệ?
Bạn nghĩ sao về việc dùng khuôn mặt để xác định tuổi? Nếu áp dụng ở Việt Nam, bạn thấy điều gì đáng quan tâm nhất? (cybernews)
Nếu một người không có giấy tờ tùy thân, làm sao xác định được họ là trẻ vị thành niên hay người trưởng thành? Khi chính điều đó quyết định liệu họ có được bảo vệ, hỗ trợ hay bị trục xuất?
AI sẽ “đoán tuổi” người tị nạn bằng khuôn mặt
Cơ quan Biên giới Anh vừa tuyên bố sẽ bắt đầu thử nghiệm một công nghệ mới gây chú ý: sử dụng trí tuệ nhân tạo để ước tính độ tuổi của người xin tị nạn.Không phải qua giấy tờ, không phải xét nghiệm y tế, mà là nhìn... khuôn mặt.

Công nghệ này sẽ được thử nghiệm từ cuối năm nay và nếu hiệu quả, có thể được đưa vào sử dụng chính thức trong năm 2026.
Vì sao phải dùng AI, không dùng X-quang hay MRI?
Theo giải thích của bà Eagle, phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội:- Không cần can thiệp y tế, không gây đau đớn
- Chi phí thấp hơn rất nhiều so với X-quang hoặc MRI
- Cho kết quả nhanh chóng hơn
- Có thể tích hợp vào hệ thống kiểm tra tuổi hiện tại

AI đang đi sâu vào dịch vụ công
Công nghệ AI hiện không chỉ là công cụ trong tay các tập đoàn, mà đang thâm nhập mạnh mẽ vào các cơ quan công quyền.Chính phủ Anh vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với OpenAI, hãng đứng sau ChatGPT, để thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng AI tại quốc gia này. Mục tiêu: đưa AI vào các dịch vụ công như y tế, giáo dục, và cả các cơ quan hành chính.
Theo Bộ trưởng Khoa học, Đổi mới và Công nghệ Peter Kyle, AI không chỉ là công nghệ mới, mà là công cụ có thể phá bỏ rào cản cơ hội, cải thiện chất lượng sống và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Liệu công nghệ có đủ công bằng để quyết định số phận một con người, nhất là người đang xin được bảo vệ?
Bạn nghĩ sao về việc dùng khuôn mặt để xác định tuổi? Nếu áp dụng ở Việt Nam, bạn thấy điều gì đáng quan tâm nhất? (cybernews)