myle.vnreview
Writer
Nhiều công ty OEM máy hút bụi chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc đến Việt Nam cho các đơn hàng xuất khẩu đến phương Tây.
Theo Yicai Global, các đơn vị xuất máy hút bụi lớn của Trung Quốc như Kingclean Electric và Ningbo Fujia Industrial đã xây dựng nhà máy tại Việt Nam từ 2018. Hai công ty này là đối tác lắp ráp theo hợp đồng (OEM) của những thương hiệu nổi tiếng ở châu Âu, Bắc Mỹ như Electrolux, Dyson, Black & Decker.
Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng gia dụng từ Trung Quốc sang Việt Nam có một phần ảnh hưởng từ căng thẳng kinh tế giữa quốc gia tỷ dân với Mỹ. Trong đó, mức thuế quan cao áp cho mặt hàng nói trên từ 2018 đã thúc đẩy xu hướng này.
Lô hàng máy hút bụi xuất khẩu của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đạt 42,1 triệu máy trong năm 2022, giảm khoảng 4 triệu so với năm 2020, theo số liệu của Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu Máy móc và Sản phẩm điện tử Trung Quốc (CCCME). Trong cùng giai đoạn này, số lượng của Việt Nam tăng đều đặn, chiếm khoảng 24,8% thị phần nhập khẩu máy hút bụi vào Mỹ. Con số này cao gấp đôi năm 2020.
Tháng 2/2023, lần đầu Việt Nam vượt Trung Quốc về sản lượng xuất khẩu máy hút bụi đến Mỹ với 1,4 triệu máy.
Xu hướng chuyển dịch chủ yếu nằm ở các công ty OEM. Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc chuyển đổi từ “làm thuê” sang độc lập thương hiệu. Roborock, Dreame, Ecovacs đang đánh chiếm phân khúc robot hút bụi cao cấp, hướng đến xuất khẩu thay vì chỉ phục vụ nội địa.
Các công ty này cũng xem Đông Nam Á là thị trường tiềm năng. Roborock, Ecovacs chính thức mắt sản phẩm mới tại Việt Nam gần đây. Dreame, Xiaomi có doanh số tăng trưởng ổn định khi tiếp cận qua kênh trực tuyến. Những thương hiệu này đem về dòng máy flagship, giá 20-30 triệu đồng để tiếp cận người dùng trong nước.
Ngoài ra, Dyson đã xây dựng các trung tâm ở Singapore, Malaysia. Nhiều nguồn tin cho biết iRobot cũng đang có ý định mở rộng sản xuất ở Đông Nam Á. Địa điểm được lựa chọn là Malaysia.
Thái Lan cũng trở thành quốc gia sản xuất máy lạnh lớn chỉ sau Trung Quốc, với các nhà máy của Haier, Oaks.
Nguồn: Xuân Sang/Znews
Việt Nam là nước xuất khẩu máy hút bụi vào Mỹ nhiều nhất. Ảnh: R.Simple.
Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác đang trở thành cứ điểm sản xuất mới cho mặt hàng đồ gia dụng. Riêng mảng máy hút bụi, các nhà máy trong nước chiếm tỷ trọng lớn trên toàn cầu, đóng góp quan trọng vào chuỗi cung ứng, chỉ đứng sau Trung Quốc về số lượng.Theo Yicai Global, các đơn vị xuất máy hút bụi lớn của Trung Quốc như Kingclean Electric và Ningbo Fujia Industrial đã xây dựng nhà máy tại Việt Nam từ 2018. Hai công ty này là đối tác lắp ráp theo hợp đồng (OEM) của những thương hiệu nổi tiếng ở châu Âu, Bắc Mỹ như Electrolux, Dyson, Black & Decker.
KingClean, công ty sở hữu nhãn hiệu Lexy đặt nhà máy sản xuất OEM tại Việt Nam. Ảnh: KingClean.
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đứng sau Kingclean tại Việt Nam cho thấy mức đầu tư trong nước đã tăng từ 7 triệu USD lên 40 triệu hồi 2021. Năng lực sản xuất của hệ thống tại Việt Nam của Ningbo Fujia ước tính đạt 1,2-1,5 triệu chiếc mỗi năm.Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng gia dụng từ Trung Quốc sang Việt Nam có một phần ảnh hưởng từ căng thẳng kinh tế giữa quốc gia tỷ dân với Mỹ. Trong đó, mức thuế quan cao áp cho mặt hàng nói trên từ 2018 đã thúc đẩy xu hướng này.
Lô hàng máy hút bụi xuất khẩu của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đạt 42,1 triệu máy trong năm 2022, giảm khoảng 4 triệu so với năm 2020, theo số liệu của Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu Máy móc và Sản phẩm điện tử Trung Quốc (CCCME). Trong cùng giai đoạn này, số lượng của Việt Nam tăng đều đặn, chiếm khoảng 24,8% thị phần nhập khẩu máy hút bụi vào Mỹ. Con số này cao gấp đôi năm 2020.
Tháng 2/2023, lần đầu Việt Nam vượt Trung Quốc về sản lượng xuất khẩu máy hút bụi đến Mỹ với 1,4 triệu máy.
Xu hướng chuyển dịch chủ yếu nằm ở các công ty OEM. Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc chuyển đổi từ “làm thuê” sang độc lập thương hiệu. Roborock, Dreame, Ecovacs đang đánh chiếm phân khúc robot hút bụi cao cấp, hướng đến xuất khẩu thay vì chỉ phục vụ nội địa.
Các công ty này cũng xem Đông Nam Á là thị trường tiềm năng. Roborock, Ecovacs chính thức mắt sản phẩm mới tại Việt Nam gần đây. Dreame, Xiaomi có doanh số tăng trưởng ổn định khi tiếp cận qua kênh trực tuyến. Những thương hiệu này đem về dòng máy flagship, giá 20-30 triệu đồng để tiếp cận người dùng trong nước.
Ngoài ra, Dyson đã xây dựng các trung tâm ở Singapore, Malaysia. Nhiều nguồn tin cho biết iRobot cũng đang có ý định mở rộng sản xuất ở Đông Nam Á. Địa điểm được lựa chọn là Malaysia.
Thái Lan cũng trở thành quốc gia sản xuất máy lạnh lớn chỉ sau Trung Quốc, với các nhà máy của Haier, Oaks.
Nguồn: Xuân Sang/Znews