Bui Nhat Minh
Intern Writer
Một cuộc đụng độ vũ trang mới đã bùng phát vào sáng thứ Năm tại khu vực biên giới tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia, khiến ít nhất 11 thường dân Thái thiệt mạng. Cả hai nước đều điều quân áp sát, nã pháo, và dùng cả máy bay chiến đấu làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến quy mô lớn.
Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) từng ra phán quyết vào năm 1962 rằng Preah Vihear thuộc Campuchia. Tuy nhiên, Thái Lan vẫn giữ yêu sách với khu vực xung quanh, và khi Campuchia đưa ngôi đền này đăng ký Di sản Thế giới UNESCO năm 2008, tình hình lại bùng phát.
Từ đó đến nay, xung đột nhỏ lẻ vẫn xảy ra, nhưng đỉnh điểm gần nhất là vào tháng 7/2025, khi căng thẳng vượt mức kiểm soát sau một loạt vụ nổ mìn khiến binh sĩ Thái Lan thương vong. Đáp lại, Thái Lan đóng cửa biên giới, trục xuất đại sứ Campuchia và điều chiến đấu cơ F-16. Campuchia trả đũa bằng cách hạ cấp quan hệ ngoại giao, cấm nhập hàng hóa và phim ảnh Thái.
Hậu quả là ít nhất 11 thường dân Thái thiệt mạng, hàng chục người bị thương và hơn 40.000 người phải sơ tán. Campuchia cũng xác nhận đã bắn phá tỉnh Surin của Thái.
Trong khi đó, chính trường Thái Lan rúng động khi Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra bị đình chỉ vì đoạn ghi âm cúi đầu trước phía Campuchia bị rò rỉ. Cú sốc này đang làm gia tăng áp lực chính trị và đẩy chính phủ vào thế không thể xuống thang.
Các chuyên gia lo ngại rằng với tâm lý dân tộc dâng cao, binh lính thiệt mạng và chính trị trong nước bất ổn, cả hai bên đều khó có thể lùi bước. Theo nhận định của các nhà phân tích, nếu không có một nỗ lực hòa giải quyết liệt từ bên ngoài chẳng hạn ASEAN hay Liên Hợp Quốc xung đột có thể còn tiếp tục leo thang. (Yahoo)
Ngòi nổ từ quá khứ: Tranh chấp ngôi đền cổ nghìn năm
Gốc rễ căng thẳng bắt nguồn từ những bản đồ thời thuộc địa do Pháp vẽ cách đây hơn 100 năm. Các đường ranh giới mâu thuẫn, nhất là quanh các ngôi đền cổ như Preah Vihear và Prasat Ta Moan Thom, đã gây tranh cãi suốt nhiều thập kỷ.
Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) từng ra phán quyết vào năm 1962 rằng Preah Vihear thuộc Campuchia. Tuy nhiên, Thái Lan vẫn giữ yêu sách với khu vực xung quanh, và khi Campuchia đưa ngôi đền này đăng ký Di sản Thế giới UNESCO năm 2008, tình hình lại bùng phát.
Từ đó đến nay, xung đột nhỏ lẻ vẫn xảy ra, nhưng đỉnh điểm gần nhất là vào tháng 7/2025, khi căng thẳng vượt mức kiểm soát sau một loạt vụ nổ mìn khiến binh sĩ Thái Lan thương vong. Đáp lại, Thái Lan đóng cửa biên giới, trục xuất đại sứ Campuchia và điều chiến đấu cơ F-16. Campuchia trả đũa bằng cách hạ cấp quan hệ ngoại giao, cấm nhập hàng hóa và phim ảnh Thái.
Giao tranh đẫm máu và hiểm họa chính trị
Sáng ngày 24/7, tiếng súng nổ ra gần đền Prasat Ta Moan Thom một ngôi đền Khmer-Hindu hơn 1.000 năm tuổi. Cả hai bên đều tố cáo nhau nổ súng trước, trong khi các đợt pháo và rocket BM-21 đã được bắn sang nhiều điểm dọc biên giới. Campuchia cho biết Thái Lan đã dùng máy bay ném bom vào một con đường gần chùa Wat Keo Sikkha Kirisvara. Thái Lan xác nhận đã triển khai F-16 tấn công hai mục tiêu quân sự.
Hậu quả là ít nhất 11 thường dân Thái thiệt mạng, hàng chục người bị thương và hơn 40.000 người phải sơ tán. Campuchia cũng xác nhận đã bắn phá tỉnh Surin của Thái.
Trong khi đó, chính trường Thái Lan rúng động khi Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra bị đình chỉ vì đoạn ghi âm cúi đầu trước phía Campuchia bị rò rỉ. Cú sốc này đang làm gia tăng áp lực chính trị và đẩy chính phủ vào thế không thể xuống thang.
Các chuyên gia lo ngại rằng với tâm lý dân tộc dâng cao, binh lính thiệt mạng và chính trị trong nước bất ổn, cả hai bên đều khó có thể lùi bước. Theo nhận định của các nhà phân tích, nếu không có một nỗ lực hòa giải quyết liệt từ bên ngoài chẳng hạn ASEAN hay Liên Hợp Quốc xung đột có thể còn tiếp tục leo thang. (Yahoo)