Ukraine đầu tư vũ khí bí mật khiến hỏa lực Nga "tắt điện"

Long Bình
Long Bình
Phản hồi: 0

Long Bình

Writer
Trong bối cảnh các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) ****** Shahed của Nga ngày càng gia tăng tại Ukraine, hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard do Đức sản xuất đã nổi lên như một vũ khí hiệu quả, trở thành vũ khí chủ lực bảo vệ bầu trời Kiev.
Các UAV Shahed, nặng 200kg và mang đầu đạn 90kg, được Nga sử dụng với số lượng lớn nhờ khả năng bay hàng nghìn km với hệ thống dẫn đường vệ tinh. Theo các nhà phân tích Ukraine, từ khi Nga bắt đầu triển khai Shahed cách đây gần ba năm, khoảng 29.000 UAV đã được phóng vào Ukraine, với chi phí mỗi chiếc dao động từ 50.000 đến 150.000 USD.
1753090488524.png

Pháo phòng không tự hành Gepard
Để đối phó, Ukraine đã tìm ra một giải pháp tối ưu đó là hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard. Được trang bị cặp pháo tự động 35mm Oerlikon điều khiển bằng radar, Gepard tạo ra những "đám mây đạn" dày đặc, đủ sức hạ gục UAV Shahed chỉ trong vài giây.
Hiện tại, khoảng 80 hệ thống Gepard, cùng một số ít hệ thống Skynex hiện đại hơn, đóng vai trò quan trọng trong lớp phòng thủ tầm trung của Ukraine. Chúng có khả năng phá hủy UAV trong phạm vi vài km, giúp giảm áp lực lên các hệ thống phòng không khác.
Trong khi các tên lửa phòng không như Patriot của Mỹ hay tên lửa đa nhiệm hạng nhẹ (LMM) của Anh có chi phí lên đến hàng triệu USD mỗi quả, Gepard mang lại giải pháp tiết kiệm hơn nhiều. Một viên đạn pháo 35mm chỉ nặng 1,5kg, và chỉ cần vài viên là đủ để hạ một UAV Shahed. Theo Alchemist, chi phí để bắn rơi một UAV bằng Gepard chỉ vào khoảng vài nghìn USD, thấp hơn rất nhiều so với giá trị của một UAV Shahed.
Đức đã hỗ trợ Ukraine bằng cách cung cấp toàn bộ kho đạn 35mm thời Chiến tranh Lạnh vào năm 2023, đồng thời chi 181 triệu USD để tái khởi động dây chuyền sản xuất, tạo ra 300.000 viên đạn mới. Một hợp đồng khác dự kiến cung cấp thêm 180.000 viên vào năm tới, đảm bảo nguồn đạn dồi dào cho các hệ thống Gepard.
Nga không ngừng gia tăng tần suất và quy mô các đợt tấn công bằng UAV Shahed, với khoảng 75% số UAV bị Ukraine bắn hạ. Tuy nhiên, chiến thuật của Moscow là sử dụng số lượng lớn UAV để làm suy yếu hệ thống phòng không Ukraine. Nếu Ukraine phải dùng tên lửa đắt đỏ cho từng UAV, kho dự trữ của họ có thể cạn kiệt nhanh chóng. Chẳng hạn, tập đoàn Lockheed Martin chỉ sản xuất khoảng 600 tên lửa Patriot mỗi năm, trong khi Ukraine hiện chỉ sở hữu 6-7 tổ hợp Patriot và phải phụ thuộc vào hỗ trợ quốc tế để duy trì nguồn đạn.
Trong bối cảnh đó, Gepard, cùng một số hệ thống Cheetah do Mỹ cung cấp, trở thành giải pháp lý tưởng nhờ chi phí thấp và độ tin cậy cao. Dù là vũ khí cũ từ thời Chiến tranh Lạnh, Gepard vẫn chứng tỏ hiệu quả vượt trội trong việc bảo vệ các thành phố Ukraine trước mối đe dọa từ UAV.
#chiếntranhngavàukraine
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly93d3cudm5yZXZpZXcudm4vdGhyZWFkcy91a3JhaW5lLWRhdS10dS12dS1raGktYmktbWF0LWtoaWVuLWhvYS1sdWMtbmdhLXRhdC1kaWVuLjY1NDc1Lw==
Top