Mr Bens
Intern Writer
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sang năm thứ ba và thế giới ngày càng bất ổn. Trong bối cảnh hiện tại, Nga đang nắm nhiều lợi thế hơn. Nếu Nga giành chiến thắng, trật tự chính trị, kinh tế và an ninh toàn cầu sẽ có sự thay đổi sâu sắc.
Là một cường quốc, Trung Quốc buộc phải chuẩn bị chiến lược để đối phó với những thay đổi này. Về quân sự, nếu Nga chiến thắng, họ có thể chuyển hướng phát triển sang châu Á. Sau khi ổn định ở mặt trận phương Tây, Nga nhiều khả năng sẽ mở rộng ảnh hưởng chiến lược và kinh tế tại khu vực châu Á.
Mỹ, đối thủ truyền thống của Nga, chắc chắn không ngồi yên. Washington có thể củng cố chiến lược châu Á - Thái Bình Dương bằng cách liên minh với các nước trong khu vực, tái xây dựng căn cứ quân sự và gây sức ép bằng vũ lực với Nga. Đồng thời, Mỹ cũng sẽ tiếp tục tạo căng thẳng ở khu vực Biển Đông thông qua các cuộc tập trận với nhiều nước, gây áp lực lên Trung Quốc.
Trung Quốc, với vai trò là cường quốc châu Á, cần nâng cao năng lực quốc phòng. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn về tài chính để phát triển công nghệ quân sự hiện đại, từ máy bay chiến đấu, hệ thống phòng thủ tên lửa đến các nền tảng chiến đấu thông tin hóa. Đây là những yếu tố then chốt bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh căng thẳng khu vực leo thang.
Đồng thời, Trung Quốc cần tích cực tổ chức các cuộc tập trận tại những vùng biển chiến lược như Biển Đông để khẳng định chủ quyền và khả năng phản ứng trước mọi tình huống. Với trữ lượng dầu mỏ và khí đốt phong phú, Biển Đông là khu vực thường xuyên bị nhòm ngó. Trung Quốc cần phát đi thông điệp rõ ràng rằng vùng biển này thuộc chủ quyền của mình và sẵn sàng bảo vệ bằng mọi giá.
Để tránh bị động, Trung Quốc cần đa dạng hóa nguồn cung bằng cách tăng cường quan hệ với các quốc gia Trung Đông như Ả Rập Xê Út và Iran. Đây là những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn và có thể giúp Trung Quốc ổn định nguồn cung qua các hợp đồng hợp tác dài hạn.
Về ngoại giao, nếu Nga thắng trận, trật tự chính trị toàn cầu sẽ có nhiều xáo trộn. Các nước có thể phân cực rõ rệt giữa phe ủng hộ và đối đầu với Nga. Mỹ cùng các đồng minh sẽ tìm cách cô lập và kiềm chế sự trỗi dậy của Nga. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc cần giữ lập trường linh hoạt, duy trì hợp tác chiến lược toàn diện với Nga.
Ngoài duy trì hợp tác thương mại, hai nước cần đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, xây dựng hạ tầng và nghiên cứu ứng dụng. Đây là những lĩnh vực then chốt giúp cả Trung Quốc và Nga cùng phát triển bền vững trong môi trường quốc tế phức tạp.
Dù kết quả xung đột Nga - Ukraine ra sao, Trung Quốc vẫn bị ảnh hưởng, bài đăng trên trang Sohu của Trung Quốc kết luận.
Là một cường quốc, Trung Quốc buộc phải chuẩn bị chiến lược để đối phó với những thay đổi này. Về quân sự, nếu Nga chiến thắng, họ có thể chuyển hướng phát triển sang châu Á. Sau khi ổn định ở mặt trận phương Tây, Nga nhiều khả năng sẽ mở rộng ảnh hưởng chiến lược và kinh tế tại khu vực châu Á.

Mỹ, đối thủ truyền thống của Nga, chắc chắn không ngồi yên. Washington có thể củng cố chiến lược châu Á - Thái Bình Dương bằng cách liên minh với các nước trong khu vực, tái xây dựng căn cứ quân sự và gây sức ép bằng vũ lực với Nga. Đồng thời, Mỹ cũng sẽ tiếp tục tạo căng thẳng ở khu vực Biển Đông thông qua các cuộc tập trận với nhiều nước, gây áp lực lên Trung Quốc.
Trung Quốc, với vai trò là cường quốc châu Á, cần nâng cao năng lực quốc phòng. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn về tài chính để phát triển công nghệ quân sự hiện đại, từ máy bay chiến đấu, hệ thống phòng thủ tên lửa đến các nền tảng chiến đấu thông tin hóa. Đây là những yếu tố then chốt bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh căng thẳng khu vực leo thang.

Đồng thời, Trung Quốc cần tích cực tổ chức các cuộc tập trận tại những vùng biển chiến lược như Biển Đông để khẳng định chủ quyền và khả năng phản ứng trước mọi tình huống. Với trữ lượng dầu mỏ và khí đốt phong phú, Biển Đông là khu vực thường xuyên bị nhòm ngó. Trung Quốc cần phát đi thông điệp rõ ràng rằng vùng biển này thuộc chủ quyền của mình và sẵn sàng bảo vệ bằng mọi giá.

Điều chỉnh hợp tác kinh tế và ngoại giao trong tình hình mới
Về kinh tế, Trung Quốc lâu nay phụ thuộc nhiều vào nguồn cung năng lượng từ Nga. Tuy nhiên, nếu Nga thắng và phục hồi vị thế quốc tế, đặc biệt là khôi phục quan hệ năng lượng với châu Âu, thì Trung Quốc có thể phải đối mặt với sự suy giảm về sản lượng nhập khẩu hoặc giá cả tăng cao. Ví dụ, một khi Nga phải chia sẻ nguồn dầu khí với châu Âu, lượng cung cấp cho Trung Quốc sẽ ít hơn và chi phí mua sẽ tăng, khiến lợi nhuận của các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Để tránh bị động, Trung Quốc cần đa dạng hóa nguồn cung bằng cách tăng cường quan hệ với các quốc gia Trung Đông như Ả Rập Xê Út và Iran. Đây là những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn và có thể giúp Trung Quốc ổn định nguồn cung qua các hợp đồng hợp tác dài hạn.

Về ngoại giao, nếu Nga thắng trận, trật tự chính trị toàn cầu sẽ có nhiều xáo trộn. Các nước có thể phân cực rõ rệt giữa phe ủng hộ và đối đầu với Nga. Mỹ cùng các đồng minh sẽ tìm cách cô lập và kiềm chế sự trỗi dậy của Nga. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc cần giữ lập trường linh hoạt, duy trì hợp tác chiến lược toàn diện với Nga.

Ngoài duy trì hợp tác thương mại, hai nước cần đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, xây dựng hạ tầng và nghiên cứu ứng dụng. Đây là những lĩnh vực then chốt giúp cả Trung Quốc và Nga cùng phát triển bền vững trong môi trường quốc tế phức tạp.

Dù kết quả xung đột Nga - Ukraine ra sao, Trung Quốc vẫn bị ảnh hưởng, bài đăng trên trang Sohu của Trung Quốc kết luận.