Bùi Minh Nhật
Intern Writer
Ngày 9/7, 22/7 và 5/8, thời gian trong ngày sẽ rút ngắn nhưng không ai cảm nhận được
Vào ba ngày trong mùa hè năm nay, Trái Đất sẽ quay nhanh hơn bình thường một chút, khiến mỗi ngày ngắn đi vài phần nghìn giây. Sự thay đổi này nhỏ đến mức con người không thể cảm nhận, nhưng lại đủ để các nhà khoa học đo được nhờ đồng hồ nguyên tử.
Vào các ngày 9/7, 22/7 và 5/8, Trái Đất sẽ hoàn thành một vòng quay nhanh hơn bình thường:
- Ngày 9/7: ngắn hơn 1,30 mili giây
- Ngày 22/7: ngắn hơn 1,38 mili giây
- Ngày 5/8: ngắn hơn 1,51 mili giây
Để so sánh, một cái chớp mắt mất khoảng 100 đến 150 mili giây, tức là dài hơn 100 lần so với sự thay đổi này.
Chẳng hạn, trận động đất mạnh 8,9 độ richter ở Nhật Bản năm 2011 đã khiến Trái Đất quay nhanh hơn, rút ngắn một ngày khoảng 1,8 micro giây (0,0018 mili giây).
Ngoài ra, khi Mặt Trăng ở xa đường xích đạo của Trái Đất như vào các ngày 9/7, 22/7 và 5/8 lực tương tác hấp dẫn sẽ khiến Trái Đất quay nhanh hơn một chút.
Những thay đổi nhỏ này bắt đầu được đo đạc chính xác từ những năm 1950 nhờ sự ra đời của đồng hồ nguyên tử. Mọi sự thay đổi dù chỉ một phần nghìn giây so với 86.400 giây đều được gọi là "độ dài của một ngày" (Length of Day – LOD).
Vào ba ngày trong mùa hè năm nay, Trái Đất sẽ quay nhanh hơn bình thường một chút, khiến mỗi ngày ngắn đi vài phần nghìn giây. Sự thay đổi này nhỏ đến mức con người không thể cảm nhận, nhưng lại đủ để các nhà khoa học đo được nhờ đồng hồ nguyên tử.
Vào các ngày 9/7, 22/7 và 5/8, Trái Đất sẽ hoàn thành một vòng quay nhanh hơn bình thường:
- Ngày 9/7: ngắn hơn 1,30 mili giây
- Ngày 22/7: ngắn hơn 1,38 mili giây
- Ngày 5/8: ngắn hơn 1,51 mili giây
Để so sánh, một cái chớp mắt mất khoảng 100 đến 150 mili giây, tức là dài hơn 100 lần so với sự thay đổi này.
Vì sao Trái Đất quay nhanh hơn?
Dù chúng ta quen với khái niệm “một ngày = 24 giờ” (hay chính xác là 86.400 giây), thực tế Trái Đất không quay với tốc độ hoàn toàn ổn định. Những yếu tố như vị trí Mặt Trăng, động đất, núi lửa, thủy triều và cả cấu trúc bên trong lòng đất đều có thể làm Trái Đất quay nhanh hoặc chậm hơn một chút.
Chẳng hạn, trận động đất mạnh 8,9 độ richter ở Nhật Bản năm 2011 đã khiến Trái Đất quay nhanh hơn, rút ngắn một ngày khoảng 1,8 micro giây (0,0018 mili giây).
Ngoài ra, khi Mặt Trăng ở xa đường xích đạo của Trái Đất như vào các ngày 9/7, 22/7 và 5/8 lực tương tác hấp dẫn sẽ khiến Trái Đất quay nhanh hơn một chút.
Những thay đổi nhỏ này bắt đầu được đo đạc chính xác từ những năm 1950 nhờ sự ra đời của đồng hồ nguyên tử. Mọi sự thay đổi dù chỉ một phần nghìn giây so với 86.400 giây đều được gọi là "độ dài của một ngày" (Length of Day – LOD).