Tên gọi khác của sông Hồng không phải ai cũng biết, những thông tin chưa chắc bạn đã biết về sông Hồng

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Sông Hồng từng có khoảng 10 tên gọi khác nhau trong lịch sử như sông Cái (sông chính), sông Thao (sông chính), sông Hồng Hà, sông Nhị Hà, sông Nhĩ Hà. Theo giải thích trong sách "Đại Nam nhất thống chí", đoạn sông Nhị Hà chảy qua địa phận Hà Nội, uốn cong như hình vành tai, mới có tên Nhĩ Hà, gọi lệch là Nhị Hà.

Theo Cổng thông tin điện tử Lào Cai, cột mốc 92 ở suối Lũng Pô, thôn Lũng Pô, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Ca, là địa điểm đầu tiên con sông Hồng chảy vào nước ta.

Theo "Bách khoa toàn thư Việt Nam", sau khi chảy vào nước ta từ địa phận tỉnh Lào Cai, sông Hồng chảy qua các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, đổ ra biển Đông với chiều dài hơn 500 km.

“Anh ở biên cương / Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt / Ở nơi ấy mùa này con nước / Lắng phù sa in bóng đôi bờ…”. Đó là những câu hát ngọt ngào, da diết trong ca khúc "Gửi em ở cuối sông Hồng" của nhạc sĩ Thuận Yến.

1726558833227.png


Theo Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội, nhiều cầu được bắc qua sông Hồng. Trong đó, Long Biên, Nhật Tân, Chương Dương là những cầu nổi tiếng bắc qua sông Hồng ở địa phận thủ đô Hà Nội.

Theo Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam, hệ thống sông Hồng gồm 10 sông khác nhau, trong đó có cả 3 dòng sông trên. Đó là sông Đà, sông Thao, sông Lô, sông Hồng, sông Đáy, sông Đào Nam Định, sông Ninh Cơ, sông Đuống, sông Luộc, sông Trà Lý.

Theo sách giáo khoa địa lý, với diện tích khoảng 1,5 triệu ha, đồng bằng châu thổ sông Hồng có diện tích lớn thứ hai ở Việt Nam, sau đồng bằng sông Cửu Long.

Sách "Lịch sử cổ đại Việt Nam" chép rằng sông Hồng quan trọng bậc nhất của nước ta trong chiều dài lịch sử. Dòng sông này chính là nơi phát tích của nền văn minh sông Hồng với những nền văn hóa nổi tiếng như Phùng Nguyên, Đông Sơn, Hòa Bình, Đồng Đậu, Gò Mun.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top