PGS. TS sai rồi! Đánh thuế lãi tiết kiệm không phải là đánh thuế thu nhập cá nhân hai lần

Mr. Darcy
Mr. Darcy
Phản hồi: 5

Mr. Darcy

Editor
Thành viên BQT
1740016095959.png


Việc đánh thuế lãi tiết kiệm đang được bàn thảo rộng rãi, các chuyên gia cũng tham gia ý kiến sôi nổi. Trong đó tôi đã rất bất ngờ khi đọc ý kiến của hai PGS. TS kinh tế rằng đánh thuế lãi tiết kiệm là "thuế chồng thuế", "đánh thuế hai lần":

1740016161384.png


1740016190993.png

Theo tôi, đánh thuế lãi suất tiết kiệm không phải là đánh thuế hai lần vì:
Người làm công ăn lương khi nhận lương đã phải đóng thuế TNCN theo quy định. Khoản tiền lương sau thuế này là phần thu nhập thực nhận của họ. Khi số tiền lương sau thuế được mang đi gửi tiết kiệm, nó tiếp tục sinh ra thu nhập mới dưới dạng lãi suất. Thu nhập này được xem như một nguồn thu nhập độc lập, tương tự như tiền lương hay lợi nhuận từ kinh doanh, nên việc đánh thuế là nhằm đảm bảo tính công bằng giữa các loại thu nhập khác nhau.
Ý kiếncho rằng đây là hình thức đánh thuế chồng thuế, vì khoản tiền gốc gửi tiết kiệm đã bị đánh thuế TNCN trước đó. Tuy nhiên, thuế chỉ áp dụng lên phần lãi suất sinh ra từ số tiền gửi, chứ không phải lên chính số tiền gốc. Điều này tương tự như việc một doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng khi chia cổ tức cho cổ đông, cổ đông vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân trên phần cổ tức đó.
Nếu thu nhập từ tiền lương bị đánh thuế nhưng thu nhập từ lãi suất tiền gửi không bị đánh thuế, thì những người có nhiều tiền gửi tiết kiệm sẽ được ưu đãi hơn so với những người có thu nhập chủ yếu từ tiền lương. Điều này có thể tạo ra sự mất cân đối và không công bằng giữa các nhóm thu nhập khác nhau.
Đây là quan điểm của tôi, nếu bạn có ý khác thì hãy cùng trao đổi bên dưới khu vực bình luận 👇
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Nói như vậy là so sánh khập khiễng . Doanh nghiệp đóng thuế rồi còn người được chia cổ tức là hai đối tượng khác nhau . Còn người dân đã đóng thuế 1 lần rồi đem tiền đó đi gởi tiết kiệm đó là một người . Mà người ta tiết kiệm thì mới ra được số tiền đó , lại còn mang ra đóng thuế tiếp ? Bào gì ghê vậy bạn ?
 

Wukong

Pearl
Việc đánh thuế lãi suất tiền gửi tiết kiệm với tình hình kinh tế VN hiện nay là điều không nên, ít nhất khoảng từ 5-10 năm

Ở Việt Nam, phần lớn người gửi tiết kiệm không phải là giới siêu giàu mà là tầng lớp trung lưu, người lao động tích lũy tiền để bảo vệ tài chính trước rủi ro. Đối với người cao tuổi, lãi tiết kiệm là nguồn thu nhập chính khi họ không còn làm việc. Đánh thuế lãi suất tiền gửi sẽ làm giảm thu nhập thực tế của nhóm này, ảnh hưởng đến đời sống của họ, nhất là khi mức lãi suất thực tế đã bị bào mòn bởi lạm phát.

Việc đánh thuế lãi tiết kiệm có thể khiến người dân tìm đến các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán hoặc thậm chí chuyển tiền ra nước ngoài để tránh thuế. Điều này có thể:

Làm giảm lượng tiền gửi vào ngân hàng, khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong huy động vốn để cho vay, ảnh hưởng đến tín dụng cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Kích thích đầu cơ bất động sản, làm trầm trọng thêm vấn đề giá nhà đất tăng cao ở Việt Nam.

Việt Nam áp dụng thuế thu nhập cá nhân với mức cao (lên tới 35% cho thu nhập cao). Nếu tiếp tục đánh thuế lãi suất tiết kiệm, người lao động sẽ có động cơ tiêu dùng hoặc đầu tư rủi ro hơn thay vì tiết kiệm, điều này có thể làm giảm tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế.

Nhiều quốc gia trong khu vực như Singapore, Hong Kong, Malaysia đều miễn thuế lãi tiết kiệm để khuyến khích người dân tích lũy. Trong khi đó, các nước đánh thuế lãi suất tiết kiệm (như Pháp, Đức, Nhật) thường có hệ thống an sinh xã hội rất phát triển, đảm bảo người dân vẫn có nguồn thu nhập ổn định dù không gửi tiết kiệm. Việt Nam chưa có mạng lưới an sinh xã hội đủ mạnh để thay thế vai trò của tiền tiết kiệm.

Bài viết trên so sánh thuế lãi tiết kiệm với thuế cổ tức, nhưng có điểm khác biệt lớn:

Cổ tức là lợi nhuận của doanh nghiệp sau thuế, tức là đã trải qua quá trình kinh doanh và tạo ra giá trị gia tăng.

Lãi suất tiết kiệm đơn thuần là khoản tiền được trả khi người dân gửi tiền vào ngân hàng, không trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng.

Do đó, đánh thuế cổ tức có thể hợp lý hơn đánh thuế lãi tiết kiệm vì bản chất sinh lợi khác nhau.

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, việc đánh thuế lãi tiết kiệm có thể gây tác động tiêu cực hơn là tích cực. Nó không chỉ làm giảm động lực tiết kiệm, ảnh hưởng đến người thu nhập trung bình và người già mà còn làm suy giảm nguồn vốn ngân hàng, gây bất ổn cho nền kinh tế. Nếu mục tiêu là đảm bảo công bằng thu nhập, chính phủ có thể tập trung vào các giải pháp khác như đánh thuế cao hơn với các khoản đầu tư mang tính đầu cơ, thay vì đánh vào lãi suất tiết kiệm.
 

Vương

Pearl
Đánh thuế 2 lần nằm ở chỗ khác. khi gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Ngân hàng lấy tiền đó + của chính ngân hàng đi đầu tư sinh ra lãi và lãi đó đã được đánh thuế rồi. Phần đánh thuế này là đánh trên tất cả lợi nhuận sinh ra trên tất cả tiền đầu tư, bao gồm của cả ngân hàng và người gửi tiết kiệm, giờ đánh thuế tiếp trên lãi từ tiết kiệm, đó không phải đánh thuế 2 lần thì là gì?
 
Thành viên mới đăng
Top