Bùi Minh Nhật
Intern Writer
Một người đàn ông ở Mỹ đã dành gần hai thập kỷ để làm điều mà hầu hết chúng ta không dám nghĩ tới: tự nguyện để hàng trăm con rắn độc cắn mình. Nhờ đó, máu của ông chứa những kháng thể cực hiếm và giờ đây đang góp phần tạo ra một loại thuốc giải độc phổ rộng đầy hứa hẹn.
Nhưng sự liều lĩnh ấy không vô ích. Máu của Friede hiện chứa các kháng thể kháng độc tố cực mạnh, đủ sức chống lại một số loài rắn nguy hiểm nhất thế giới như rắn mamba đen, hổ mang chúa và rắn hổ.
Công ty công nghệ sinh học Centivax, kết hợp với các nhà khoa học từ Đại học Columbia, đã nghiên cứu hai kháng thể đặc biệt trong máu Friede (gọi là LNX-D09 và SNX-B03), rồi kết hợp chúng với một loại thuốc chặn nọc độc có tên varespladib. Kết quả là một loại cocktail giải độc mới có khả năng bảo vệ hoàn toàn trước nọc độc của 13 loài rắn và bảo vệ một phần với 6 loài khác.
Trong giai đoạn tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ thử nghiệm loại thuốc mới này tại Úc, trên các chú chó bị rắn cắn được đưa đến phòng khám thú y. Nếu thành công, loại thuốc này có thể mở đường cho phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho người, đặc biệt với những vết cắn từ rắn lục một trong những loài gây tử vong phổ biến ở châu Á và Úc.
Nhưng chính sự dũng cảm (và có phần mạo hiểm) của những người như Tim Friede đã tạo ra tia hy vọng. Từ một người tự học về nọc độc, tự thử nghiệm trên chính cơ thể mình, ông đã góp phần mở ra cánh cửa mới cho y học nơi những vết cắn chết người của rắn có thể được chữa trị dễ dàng hơn, nhanh hơn và an toàn hơn trong tương lai. (popularmechanics)

Từ sở thích "điên rồ" đến bước đột phá y học
Tên ông là Tim Friede, sống ở Wisconsin (Mỹ). Trong suốt 20 năm, Friede đã tự tiêm nọc độc rắn vào người, rồi để rắn cắn trực tiếp nhằm rèn luyện khả năng miễn dịch. Theo cách nói của chính ông, đây là một quá trình "đầy đau đớn và không phải lúc nào cũng suôn sẻ". Ông từng rơi vào hôn mê suốt 4 ngày sau khi bị rắn hổ mang Ai Cập và rắn hổ mang đeo kính một mắt cắn cùng lúc.Nhưng sự liều lĩnh ấy không vô ích. Máu của Friede hiện chứa các kháng thể kháng độc tố cực mạnh, đủ sức chống lại một số loài rắn nguy hiểm nhất thế giới như rắn mamba đen, hổ mang chúa và rắn hổ.
Công ty công nghệ sinh học Centivax, kết hợp với các nhà khoa học từ Đại học Columbia, đã nghiên cứu hai kháng thể đặc biệt trong máu Friede (gọi là LNX-D09 và SNX-B03), rồi kết hợp chúng với một loại thuốc chặn nọc độc có tên varespladib. Kết quả là một loại cocktail giải độc mới có khả năng bảo vệ hoàn toàn trước nọc độc của 13 loài rắn và bảo vệ một phần với 6 loài khác.
Hướng tới thuốc giải độc phổ rộng
Theo tiến sĩ Jacob Glanville, CEO của Centivax, điều khiến trường hợp của Friede đặc biệt là “lịch sử miễn dịch độc nhất vô nhị trong cơ thể ông ấy”. Ông gọi đây là cơ hội hiếm có để phát triển thuốc giải độc phổ rộng hoặc thậm chí là thuốc giải độc "toàn cầu" điều mà y học vẫn chưa từng đạt được.Trong giai đoạn tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ thử nghiệm loại thuốc mới này tại Úc, trên các chú chó bị rắn cắn được đưa đến phòng khám thú y. Nếu thành công, loại thuốc này có thể mở đường cho phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho người, đặc biệt với những vết cắn từ rắn lục một trong những loài gây tử vong phổ biến ở châu Á và Úc.
Nỗi sợ và hy vọng từ rắn độc
Rắn là một trong những loài gây khiếp sợ nhất cho con người. Mỗi năm, ước tính có 80.000 – 100.000 người chết vì rắn cắn, và thêm khoảng 300.000 người bị tàn tật. Không khó hiểu khi khoảng một phần ba dân số thế giới mắc chứng sợ rắn.Nhưng chính sự dũng cảm (và có phần mạo hiểm) của những người như Tim Friede đã tạo ra tia hy vọng. Từ một người tự học về nọc độc, tự thử nghiệm trên chính cơ thể mình, ông đã góp phần mở ra cánh cửa mới cho y học nơi những vết cắn chết người của rắn có thể được chữa trị dễ dàng hơn, nhanh hơn và an toàn hơn trong tương lai. (popularmechanics)