cpsmartyboy
Pearl
Mùa đông ở nhiều nơi trên thế giới đang “ấm hơn” so với thường thấy, thậm chí nhiều nơi còn không có tuyết rơi. Đây là dấu hiệu rõ nhất của biến đổi khí hậu và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều hệ sinh thái phụ thuộc vào mùa đông.
Theo nghiên cứu gần đây do Đại học New Hampshire thực hiện tiết lộ, mùa đông đang ấm lên nhanh hơn ở Bắc Mỹ và nó tác động đến hệ sinh thái cũng như xã hội và nền kinh tế.
Các mô hình khí hậu toàn cầu chỉ ra rằng, xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong những thập kỷ tới. Nhưng các tác giả nghiên cứu cho rằng, việc giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ giúp duy trì thêm gần 3 tuần tuyết phủ và dưới mức nhiệt độ đóng băng.
Tác giả chính của nghiên cứu Elizabeth Burakowski, trợ lý giáo sư nghiên cứu về Khoa học Trái đất tại Đại học New Hampshire cho hay: “Những ngọn đồi trượt tuyết địa phương ở New England đã nuôi dưỡng tình yêu với mùa đông và tuyết. Mùa đông rất quan trọng đối với tất cả chúng ta và hãy hành động nghiêm túc ngay bây giờ để hạn chế hoặc làm chậm sự ấm lên của mùa đông".
Nó góp phần bảo tồn nhiều mục đích cốt lõi của thời tiết lạnh, bao gồm duy trì sự tồn tại của nhiều loài động vật rừng, ngăn chặn sự lây lan của các loài xâm lấn gây hại cho rừng, tăng khả năng tạo tuyết ở các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết và bảo vệ nền kinh tế bằng cách duy trì nhiều ngành công nghiệp giải trí trị giá hàng triệu đô.
Trong nghiên cứu, Giáo sư Burakowski và các đồng nghiệp của bà đã phân tích 29 mô hình khí hậu khác nhau để xác định tác động của việc giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển. Với tốc độ phát thải hiện tại, các khu trượt tuyết ở Bắc Mỹ sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm tới 50% lượng tuyết trong những ngày có tuyết rơi.
Trong vài năm gần đây, con người đang phải dùng nhiều hơn tới các cỗ máy tạo tuyết nhân tạo
Nếu từ năm 1980 đến 2005, số ngày có tuyết phủ là 95 ngày thì theo kịch bản phát thải thấp, chúng sẽ giảm xuống còn 72 và theo mô hình phát thải khí nhà kính cao, số ngày có tuyết phủ sẽ giảm xuống chỉ còn 56. Nếu không có các biện pháp cấp bách để hạn chế phát thải, các bang như New Jersey, Rhode Island hoặc Connecticut có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng mùa đông không tuyết vào cuối thế kỷ này.
Đồng tác giả nghiên cứu, Alexandra Contosta, một chuyên gia về sinh thái học mùa đông tại Đại học New Hampshire cho biết: “Các kịch bản phát thải đóng vai trò quan trọng trong các yếu tố quan trọng cấu thành lên mùa đông, đồng thời số ngày lạnh và có tuyết phủ sẽ giảm khi lượng phát thải ở mức cao hơn”.
Bà kết luận: “Những thay đổi này có thể phá vỡ và thay đổi vĩnh viễn một số hệ thống xã hội và sinh thái rất quan trọng vốn có lịch sử phụ thuộc vào mùa đông lạnh giá, có tuyết như tài nguyên nước, sức khỏe rừng, kinh tế địa phương, tập quán văn hóa và phúc lợi của con người”.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Northeastern Naturalist mới đây.
Nguồn: Earth
Các mô hình khí hậu toàn cầu chỉ ra rằng, xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong những thập kỷ tới. Nhưng các tác giả nghiên cứu cho rằng, việc giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ giúp duy trì thêm gần 3 tuần tuyết phủ và dưới mức nhiệt độ đóng băng.
Tác giả chính của nghiên cứu Elizabeth Burakowski, trợ lý giáo sư nghiên cứu về Khoa học Trái đất tại Đại học New Hampshire cho hay: “Những ngọn đồi trượt tuyết địa phương ở New England đã nuôi dưỡng tình yêu với mùa đông và tuyết. Mùa đông rất quan trọng đối với tất cả chúng ta và hãy hành động nghiêm túc ngay bây giờ để hạn chế hoặc làm chậm sự ấm lên của mùa đông".
Nó góp phần bảo tồn nhiều mục đích cốt lõi của thời tiết lạnh, bao gồm duy trì sự tồn tại của nhiều loài động vật rừng, ngăn chặn sự lây lan của các loài xâm lấn gây hại cho rừng, tăng khả năng tạo tuyết ở các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết và bảo vệ nền kinh tế bằng cách duy trì nhiều ngành công nghiệp giải trí trị giá hàng triệu đô.
Trong nghiên cứu, Giáo sư Burakowski và các đồng nghiệp của bà đã phân tích 29 mô hình khí hậu khác nhau để xác định tác động của việc giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển. Với tốc độ phát thải hiện tại, các khu trượt tuyết ở Bắc Mỹ sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm tới 50% lượng tuyết trong những ngày có tuyết rơi.
Nếu từ năm 1980 đến 2005, số ngày có tuyết phủ là 95 ngày thì theo kịch bản phát thải thấp, chúng sẽ giảm xuống còn 72 và theo mô hình phát thải khí nhà kính cao, số ngày có tuyết phủ sẽ giảm xuống chỉ còn 56. Nếu không có các biện pháp cấp bách để hạn chế phát thải, các bang như New Jersey, Rhode Island hoặc Connecticut có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng mùa đông không tuyết vào cuối thế kỷ này.
Đồng tác giả nghiên cứu, Alexandra Contosta, một chuyên gia về sinh thái học mùa đông tại Đại học New Hampshire cho biết: “Các kịch bản phát thải đóng vai trò quan trọng trong các yếu tố quan trọng cấu thành lên mùa đông, đồng thời số ngày lạnh và có tuyết phủ sẽ giảm khi lượng phát thải ở mức cao hơn”.
Bà kết luận: “Những thay đổi này có thể phá vỡ và thay đổi vĩnh viễn một số hệ thống xã hội và sinh thái rất quan trọng vốn có lịch sử phụ thuộc vào mùa đông lạnh giá, có tuyết như tài nguyên nước, sức khỏe rừng, kinh tế địa phương, tập quán văn hóa và phúc lợi của con người”.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Northeastern Naturalist mới đây.
Nguồn: Earth