Máy bay F-16 của Thái Lan tấn công khi tranh chấp biên giới với Campuchia bùng nổ

Bùi Minh Nhật
Bùi Minh Nhật
Phản hồi: 0

Bùi Minh Nhật

Intern Writer
Không kích, pháo binh, xe tăng và thương vong dân sự khiến khu vực biên giới chìm trong khói lửa

Trong đêm ngày 24 tháng 7, Thái Lan đã tiến hành các cuộc không kích nhắm vào các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Campuchia, đánh dấu bước leo thang nghiêm trọng trong căng thẳng biên giới giữa hai nước láng giềng Đông Nam Á. Bộ Quốc phòng Thái Lan xác nhận ít nhất một tiêm kích F-16 đã thực hiện tấn công và nhiều chiếc khác đang trong trạng thái sẵn sàng triển khai.
1753433297253.png

Chiến dịch không kích được cho là nhằm vào Sư đoàn bộ binh số 8 và số 9 của Quân đội Hoàng gia Campuchia, sau khi Thái Lan cáo buộc Campuchia pháo kích vào các khu dân cư và căn cứ quân sự gần biên giới, gây ra thương vong nghiêm trọng. Theo Bộ Y tế Thái Lan, ít nhất 12 người đã thiệt mạng trong đó có 11 thường dân và hàng chục người khác bị thương do hỏa lực pháo binh từ phía Campuchia.

Một hình ảnh lan truyền trên mạng cho thấy bom mang dòng chữ “Xin chào Hun Sen” được gắn lên một máy bay F-16, ám chỉ cựu Thủ tướng Campuchia. Trong khi đó, Campuchia tố ngược Thái Lan “xâm lược quân sự vô cớ” và lên án các cuộc không kích bằng những lời lẽ gay gắt.
1753433319779.png

Không chỉ sử dụng không quân, Thái Lan được cho là đã đưa vào chiến trường các xe tăng T-84 Oplot do Ukraine sản xuất, đối đầu với xe tăng T-55 và Type-59 của Campuchia. Các cuộc đấu pháo dữ dội xảy ra quanh khu vực đền Preah Vihear và khu Tam giác Ngọc lục bảo một điểm nóng tranh chấp chủ quyền lâu năm giữa hai nước.

Nguy cơ vượt khỏi biên giới: ASEAN, Trung Quốc và Mỹ theo sát tình hình

Sự kiện bùng phát xung đột khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. UNICEF kêu gọi hai bên kiềm chế tối đa, sau khi ghi nhận thương vong dân sự, trong đó có trẻ em và hàng trăm trường học phải đóng cửa. Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim Chủ tịch ASEAN cũng lên tiếng đề nghị Thái Lan và Campuchia nhanh chóng quay lại bàn đàm phán.
1753433330980.png

Đặc biệt, cuộc đối đầu có thể kéo theo các thế lực lớn trong khu vực. Thái Lan hiện là đồng minh lâu năm của Mỹ, còn Campuchia lại duy trì quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Trung Quốc đã kêu gọi đối thoại hòa bình, khẳng định sẽ giữ “lập trường công bằng” nhưng không giấu ý định tiếp tục đóng vai trò trung gian hòa giải.

Về mặt quân sự, cán cân lực lượng nghiêng hẳn về phía Thái Lan. Nước này sở hữu lực lượng vũ trang đông đảo, không quân mạnh mẽ với các tiêm kích hiện đại như F-16 và Gripen, cùng hải quân vượt trội. Trong khi đó, Campuchia có lực lượng nhỏ hơn nhiều và phần lớn vũ khí dựa vào sự hỗ trợ từ Trung Quốc và Nga.
1753433341886.png

Mặc dù tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước không phải mới, lần leo thang này được đánh giá là nghiêm trọng nhất kể từ năm 2011. Với các cuộc không kích, đấu pháo và cả thiệt hại dân sự ngày càng tăng, nhiều chuyên gia cảnh báo tình hình có thể vượt khỏi tầm kiểm soát nếu không có một bước trung gian hòa giải kịp thời. (Yahoo)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly93d3cudm5yZXZpZXcudm4vdGhyZWFkcy9tYXktYmF5LWYtMTYtY3VhLXRoYWktbGFuLXRhbi1jb25nLWtoaS10cmFuaC1jaGFwLWJpZW4tZ2lvaS12b2ktY2FtcHVjaGlhLWJ1bmctbm8uNjU4MTYv
Top