Vì đường công danh lận đận, nên ngoài 20 tuổi mà Nguyễn Minh Triết thời Lê Trung Hưng vẫn chưa lấy vợ. Có giai thoại kể rằng, một đêm ông ngồi đọc sách chợt thiếp ngủ thì có thần nhân đến báo mộng: “Vợ nhà ngươi đã sinh ra rồi, sau này hãy tìm đến mà dạm hỏi”. Sáng hôm sau, hỏi ra thì biết đêm qua trong làng có một người sinh con gái. Ông tin như thế và vẫn cố chờ. Khi đứa trẻ lớn lên thành người con gái mặt hoa da phấn thì tiếc thay lại bị một Thổ hào ở xã Lạc Đạo đến tranh mất. Chung quy là bởi lúc ấy, ông chẳng có được một danh phận gì mà gia cảnh lại quá nghèo. Mấy năm sau, khi người con gái đã sinh con và vị Thổ hào cũng mắc bệnh rồi chết thì ông mới đem trầu cau đến dạm hỏi, để cưới về làm vợ.
Một chuyện khác, khi ông còn ở trong triều và có lần được cử làm Đề điệu (người thay mặt chúa Trịnh trông coi việc thi cử) ở trường thi Nghệ An. Ông thật khác người, lấy hai thị nữ mặc quần áo gấm giả trai, cho đi theo hầu. Vào đến trường thi, vụ việc bị phát giác, quan Thái sát nội thần liền về triều đem việc ấy tâu lên. Chẳng ngờ nghe xong, chúa Trịnh đã phán:
- Nhà ngươi làm việc công, ta dùng người cũng để giữ việc công. Thế mà ngươi lại dám tâu lên những điều sằng bậy. Ý của chúa Trịnh khi ấy cho rằng: Nếu bắt lỗi quan Đề điệu thì chúa cũng bị xấu lây. Còn nếu không bắt lỗi, lại hóa ra pháp luật thi hành không được nghiêm minh. Vậy thì... lẽ ra phải coi như không biết việc ấy và cũng đừng bao giờ nói cho chúa biết việc này! Sau đó, chúa Trịnh cách chức, đuổi viên quan Thái sát nội thần ấy về quê dưỡng lão.
Lại một chuyện khác, hôm đó có một người bạn học từ thời tóc còn để chỏm bị mắc bệnh, lâu ngày không khỏi. Mọi người trong gia đình đều cho rằng, ông ta đã bị quỷ ám. Nghe vậy, Nguyễn Minh Triết tới thăm và khi ra về ông đã dán đôi câu đối ở ngoài cửa: Phùng khứ tật, hoắc khứ bệnh, bệnh tật khử trừ; Hàn diên thọ, đỗ diên niên, thọ niên diên vĩnh. Viết và dán xong đôi câu đối ấy thì ông về thẳng nhà. Liền sau đó, người bệnh đang thiêm thiếp ngủ, bỗng toát mồ hôi giật mình tỉnh giấc đòi uống nước, ăn cháo. Mấy hôm sau thì bệnh của người đó khỏi hẳn!
Lại thêm một chuyện khác kể lại rằng ngày ấy, trong huyện Chí Linh có một vị giám sinh từ nhỏ đã nổi tiếng hay chữ, về sau dạy học và có nhiều người đã đỗ đạt cao, vào làm quan trong triều. Thuở nhỏ, Nguyễn Minh Triết chơi thân với ông ta, nhưng về sau do một bên là quan và một bên là dân, nên cũng có sự xa cách. Đến khi về trí sĩ, nhân dịp chúc thọ người bạn, ông Nguyễn Minh Triết làm một bài văn gửi qua học trò của ông ấy. Trong bài văn có câu: “Thượng nhất đức dĩ tiêu dao, chung nhạ hậu nhi bễ nghễ”.
Ý của ông Nguyễn Minh Triết trong bài thơ trên chỉ là trêu đùa người bạn: “Tuy cậy bề trên đức độ để tiêu dao, nhưng rốt cuộc thì vẫn thích liếc nhìn con gái đẹp”. Người bạn xem xong cả cười, vì nhận thấy trong câu ấy Nguyễn Minh Triết cũng đã tự lấy bản thân mình ra để đùa với nhau cho vui vẻ. Từ đấy, hai ông lại tiếp tục đi lại với nhau như hồi trẻ.
Qua những mẩu chuyện trong bài, lại thêm một lần nữa cho thấy tính tình của vị Quốc lão Thượng thư quả là xuề xòa dân giã mà lại rất phóng túng. Còn tâm hồn của ngài cũng chẳng khi nào biết đến tuổi già. Tiếc rằng, bình sinh Nguyễn Minh Triết sáng tác thơ văn khá nhiều, nhưng đến nay thất lạc, chỉ còn lại một bài thơ chép trong sách Toàn Việt thi lục và vài mẩu chuyện, những giai thoại nêu trên được dân gian truyền miệng từ đời này đến đời khác.
Lịch sử về sự phát triển của nhân loại từ thượng cổ cho tới nay và cũng từ Đông cho đến Tây đều đã chứng minh rằng, con người ta có tính cách, phong thái, nếp sống như thế nào thì thơ văn cũng như thế ấy. Bởi thế, bậc thánh hiền ngày xưa mới có câu rằng “Văn là người”. Và điều này hoàn toàn phù hợp với cuộc đời và sự nghiệp của Thượng thư Bộ binh Nguyễn Minh Triết dưới thời nhà Lê - một con người đã đỗ đầu cả ba kỳ thi lại được đồng liêu nể phục. Và chỉ riêng lời nhận xét của vị khoa bảng với văn chương nổi tiếng cùng thời là lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Đăng Cảo, rằng: “Riêng một mình ông đã là cao lực hùng văn vượt lên một thời”, thì cũng đã là quá đủ để chứng minh về tài năng xuất chúng của ông.
Và đã là giai thoại thì ắt rằng không ai có thể biết chắc trong đó có bao nhiêu phần trăm là sự thật. Tuy nhiên, có điều mà ai cũng biết, cũng hiểu rằng, chuyện là bịa nhưng bịa có thật. Và điều này không phải đến bây giờ người đời mới biết, mà dân gian đã thừa nhận từ lâu rằng “Có bột mới gột nên hồ”. Tuy nhiên, vấn đề mà tiền nhân ngày trước lưu lại những giai thoại trên không phải là để cho hậu thế mua vui lúc trà dư tửu hậu mà là lời nhắn nhủ với hậu thế rằng, phàm việc gì cần làm, cần nói thì hãy làm, hãy nói và phải làm cho đến cùng, nói cho rõ ngọn nguồn, cho đến nơi đến chốn. Vâng, có như vậy mới là người hiểu, biết đời và mới là bậc chính nhân quân tử.
Một chuyện khác, khi ông còn ở trong triều và có lần được cử làm Đề điệu (người thay mặt chúa Trịnh trông coi việc thi cử) ở trường thi Nghệ An. Ông thật khác người, lấy hai thị nữ mặc quần áo gấm giả trai, cho đi theo hầu. Vào đến trường thi, vụ việc bị phát giác, quan Thái sát nội thần liền về triều đem việc ấy tâu lên. Chẳng ngờ nghe xong, chúa Trịnh đã phán:
- Nhà ngươi làm việc công, ta dùng người cũng để giữ việc công. Thế mà ngươi lại dám tâu lên những điều sằng bậy. Ý của chúa Trịnh khi ấy cho rằng: Nếu bắt lỗi quan Đề điệu thì chúa cũng bị xấu lây. Còn nếu không bắt lỗi, lại hóa ra pháp luật thi hành không được nghiêm minh. Vậy thì... lẽ ra phải coi như không biết việc ấy và cũng đừng bao giờ nói cho chúa biết việc này! Sau đó, chúa Trịnh cách chức, đuổi viên quan Thái sát nội thần ấy về quê dưỡng lão.
Lại một chuyện khác, hôm đó có một người bạn học từ thời tóc còn để chỏm bị mắc bệnh, lâu ngày không khỏi. Mọi người trong gia đình đều cho rằng, ông ta đã bị quỷ ám. Nghe vậy, Nguyễn Minh Triết tới thăm và khi ra về ông đã dán đôi câu đối ở ngoài cửa: Phùng khứ tật, hoắc khứ bệnh, bệnh tật khử trừ; Hàn diên thọ, đỗ diên niên, thọ niên diên vĩnh. Viết và dán xong đôi câu đối ấy thì ông về thẳng nhà. Liền sau đó, người bệnh đang thiêm thiếp ngủ, bỗng toát mồ hôi giật mình tỉnh giấc đòi uống nước, ăn cháo. Mấy hôm sau thì bệnh của người đó khỏi hẳn!
Lại thêm một chuyện khác kể lại rằng ngày ấy, trong huyện Chí Linh có một vị giám sinh từ nhỏ đã nổi tiếng hay chữ, về sau dạy học và có nhiều người đã đỗ đạt cao, vào làm quan trong triều. Thuở nhỏ, Nguyễn Minh Triết chơi thân với ông ta, nhưng về sau do một bên là quan và một bên là dân, nên cũng có sự xa cách. Đến khi về trí sĩ, nhân dịp chúc thọ người bạn, ông Nguyễn Minh Triết làm một bài văn gửi qua học trò của ông ấy. Trong bài văn có câu: “Thượng nhất đức dĩ tiêu dao, chung nhạ hậu nhi bễ nghễ”.

Ý của ông Nguyễn Minh Triết trong bài thơ trên chỉ là trêu đùa người bạn: “Tuy cậy bề trên đức độ để tiêu dao, nhưng rốt cuộc thì vẫn thích liếc nhìn con gái đẹp”. Người bạn xem xong cả cười, vì nhận thấy trong câu ấy Nguyễn Minh Triết cũng đã tự lấy bản thân mình ra để đùa với nhau cho vui vẻ. Từ đấy, hai ông lại tiếp tục đi lại với nhau như hồi trẻ.
Qua những mẩu chuyện trong bài, lại thêm một lần nữa cho thấy tính tình của vị Quốc lão Thượng thư quả là xuề xòa dân giã mà lại rất phóng túng. Còn tâm hồn của ngài cũng chẳng khi nào biết đến tuổi già. Tiếc rằng, bình sinh Nguyễn Minh Triết sáng tác thơ văn khá nhiều, nhưng đến nay thất lạc, chỉ còn lại một bài thơ chép trong sách Toàn Việt thi lục và vài mẩu chuyện, những giai thoại nêu trên được dân gian truyền miệng từ đời này đến đời khác.
Lịch sử về sự phát triển của nhân loại từ thượng cổ cho tới nay và cũng từ Đông cho đến Tây đều đã chứng minh rằng, con người ta có tính cách, phong thái, nếp sống như thế nào thì thơ văn cũng như thế ấy. Bởi thế, bậc thánh hiền ngày xưa mới có câu rằng “Văn là người”. Và điều này hoàn toàn phù hợp với cuộc đời và sự nghiệp của Thượng thư Bộ binh Nguyễn Minh Triết dưới thời nhà Lê - một con người đã đỗ đầu cả ba kỳ thi lại được đồng liêu nể phục. Và chỉ riêng lời nhận xét của vị khoa bảng với văn chương nổi tiếng cùng thời là lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Đăng Cảo, rằng: “Riêng một mình ông đã là cao lực hùng văn vượt lên một thời”, thì cũng đã là quá đủ để chứng minh về tài năng xuất chúng của ông.
Và đã là giai thoại thì ắt rằng không ai có thể biết chắc trong đó có bao nhiêu phần trăm là sự thật. Tuy nhiên, có điều mà ai cũng biết, cũng hiểu rằng, chuyện là bịa nhưng bịa có thật. Và điều này không phải đến bây giờ người đời mới biết, mà dân gian đã thừa nhận từ lâu rằng “Có bột mới gột nên hồ”. Tuy nhiên, vấn đề mà tiền nhân ngày trước lưu lại những giai thoại trên không phải là để cho hậu thế mua vui lúc trà dư tửu hậu mà là lời nhắn nhủ với hậu thế rằng, phàm việc gì cần làm, cần nói thì hãy làm, hãy nói và phải làm cho đến cùng, nói cho rõ ngọn nguồn, cho đến nơi đến chốn. Vâng, có như vậy mới là người hiểu, biết đời và mới là bậc chính nhân quân tử.