Bùi Minh Nhật
Intern Writer
Một trong những hệ thống tuần hoàn quan trọng nhất của đại dương Hoàn lưu lật ngược kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC) đang đứng trước nguy cơ sụp đổ sớm hơn nhiều so với những gì các nhà khoa học từng nghĩ. Nếu điều này xảy ra, Bắc bán cầu có thể đối mặt với mức giảm nhiệt độ lên tới hơn 40 độ F (~ 4-6°C), kéo theo hàng loạt hậu quả thảm khốc về khí hậu, nông nghiệp và đời sống con người.
Cỗ máy tuần hoàn của đại dương đang "ốm nặng"
AMOC là phần quan trọng nhất trong “băng tải nhiệt toàn cầu” một hệ thống vận chuyển nước biển khổng lồ nối liền các đại dương trên Trái Đất. Tại Bắc Đại Tây Dương, đặc biệt quanh khu vực Greenland, nước biển lạnh và mặn có xu hướng chìm xuống đáy, kéo nước ấm từ vùng xích đạo tràn lên thay thế. Cơ chế này giúp điều hòa khí hậu, làm ấm châu Âu và duy trì sự ổn định thời tiết toàn cầu.
Nhưng biến đổi khí hậu đang làm suy yếu cỗ máy này. Băng tan từ Greenland đổ vào đại dương lượng nước ngọt khổng lồ, làm giảm độ mặn và cản trở sự chìm xuống của dòng nước lạnh. Khi dòng chảy yếu đi, hệ thống lưu thông toàn cầu cũng chậm lại giống như “trái tim” của đại dương đập yếu dần.
Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), khả năng AMOC sụp đổ hoàn toàn trong thế kỷ này là thấp. Nhưng một nghiên cứu gây chú ý do hai anh em nhà khoa học người Đan Mạch Susanne và Peter Ditlevsen công bố lại cho thấy điều ngược lại. Họ cảnh báo AMOC có thể sụp đổ sớm nhất là vào năm 2025, hoặc vào giữa thế kỷ 21 với xác suất cao hơn.
Mô hình đơn giản nhưng cảnh báo mạnh mẽ
Khác với các mô hình khí hậu phức tạp có tới hàng trăm biến số, nhóm Ditlevsen lựa chọn một hướng tiếp cận đơn giản hơn. Họ tập trung vào một nguyên lý toán học quen thuộc gọi là “điểm tới hạn” (tipping point) nơi một hệ thống có thể đột ngột thay đổi chỉ vì một tác động nhỏ. Thay vì dựa vào giả định phức tạp, họ phân tích dữ liệu thực tế trong lõi băng Greenland nơi lưu giữ dấu vết khí hậu suốt hàng chục nghìn năm.
Các lõi băng cổ đại hé lộ rằng AMOC từng sụp đổ nhiều lần trong thời kỳ Băng hà, kéo theo biến đổi khí hậu nghiêm trọng. Nhóm Ditlevsen nhận thấy những dấu hiệu tương tự đang dần hình thành một “độ dốc” trong dữ liệu cho thấy chúng ta đang tiến đến điểm không thể quay đầu.
Susanne Ditlevsen giải thích rằng hệ thống khí hậu cũng giống như nước đá tan chảy ban đầu có thể chậm, nhưng khi đạt ngưỡng, quá trình sẽ diễn ra đột ngột. Và điều đáng lo là: nếu AMOC sụp đổ, hậu quả sẽ rất lớn.
Hệ quả toàn cầu nếu AMOC dừng hoạt động
Sự sụp đổ của AMOC không chỉ khiến Bắc Âu trở nên lạnh giá hơn. Nó còn có thể gây ra:
Hành động sớm hay là quá muộn?
Mặc dù nghiên cứu của nhóm Ditlevsen còn gây tranh cãi và không phải tất cả các nhà khoa học đều đồng tình với dự báo “năm 2025”, nhưng thông điệp của họ rất rõ ràng: chúng ta không nên đặt cược vào sự chậm trễ.
“Chúng tôi hy vọng mình sai,” Susanne Ditlevsen nói, “nhưng dữ liệu và mô hình khiến chúng tôi ngày càng tin rằng mình đúng. Và nếu đúng, hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng.”
Dù AMOC sụp đổ năm 2025 hay 2075, việc giảm khí thải nhà kính và hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch cần được thực hiện ngay bây giờ. Bởi vì, giống như căn nhà bị mối mọt biết là chưa sụp, nhưng chờ đến khi nó sập mới sửa thì đã quá muộn. (popularmechanics)

Cỗ máy tuần hoàn của đại dương đang "ốm nặng"
AMOC là phần quan trọng nhất trong “băng tải nhiệt toàn cầu” một hệ thống vận chuyển nước biển khổng lồ nối liền các đại dương trên Trái Đất. Tại Bắc Đại Tây Dương, đặc biệt quanh khu vực Greenland, nước biển lạnh và mặn có xu hướng chìm xuống đáy, kéo nước ấm từ vùng xích đạo tràn lên thay thế. Cơ chế này giúp điều hòa khí hậu, làm ấm châu Âu và duy trì sự ổn định thời tiết toàn cầu.
Nhưng biến đổi khí hậu đang làm suy yếu cỗ máy này. Băng tan từ Greenland đổ vào đại dương lượng nước ngọt khổng lồ, làm giảm độ mặn và cản trở sự chìm xuống của dòng nước lạnh. Khi dòng chảy yếu đi, hệ thống lưu thông toàn cầu cũng chậm lại giống như “trái tim” của đại dương đập yếu dần.
Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), khả năng AMOC sụp đổ hoàn toàn trong thế kỷ này là thấp. Nhưng một nghiên cứu gây chú ý do hai anh em nhà khoa học người Đan Mạch Susanne và Peter Ditlevsen công bố lại cho thấy điều ngược lại. Họ cảnh báo AMOC có thể sụp đổ sớm nhất là vào năm 2025, hoặc vào giữa thế kỷ 21 với xác suất cao hơn.
Mô hình đơn giản nhưng cảnh báo mạnh mẽ
Khác với các mô hình khí hậu phức tạp có tới hàng trăm biến số, nhóm Ditlevsen lựa chọn một hướng tiếp cận đơn giản hơn. Họ tập trung vào một nguyên lý toán học quen thuộc gọi là “điểm tới hạn” (tipping point) nơi một hệ thống có thể đột ngột thay đổi chỉ vì một tác động nhỏ. Thay vì dựa vào giả định phức tạp, họ phân tích dữ liệu thực tế trong lõi băng Greenland nơi lưu giữ dấu vết khí hậu suốt hàng chục nghìn năm.
Các lõi băng cổ đại hé lộ rằng AMOC từng sụp đổ nhiều lần trong thời kỳ Băng hà, kéo theo biến đổi khí hậu nghiêm trọng. Nhóm Ditlevsen nhận thấy những dấu hiệu tương tự đang dần hình thành một “độ dốc” trong dữ liệu cho thấy chúng ta đang tiến đến điểm không thể quay đầu.

Susanne Ditlevsen giải thích rằng hệ thống khí hậu cũng giống như nước đá tan chảy ban đầu có thể chậm, nhưng khi đạt ngưỡng, quá trình sẽ diễn ra đột ngột. Và điều đáng lo là: nếu AMOC sụp đổ, hậu quả sẽ rất lớn.
Hệ quả toàn cầu nếu AMOC dừng hoạt động
Sự sụp đổ của AMOC không chỉ khiến Bắc Âu trở nên lạnh giá hơn. Nó còn có thể gây ra:
- Mực nước biển dâng lên ở vùng biển phía tây Đại Tây Dương (gồm cả bờ Đông Mỹ).
- Mất cân bằng lượng mưa: hạn hán ở châu Phi, mưa lũ ở Nam Mỹ.
- Biến động mạnh trong nông nghiệp toàn cầu do khí hậu đảo lộn.
- Gây ra các kiểu thời tiết cực đoan ngày càng nhiều và dữ dội hơn.
Hành động sớm hay là quá muộn?
Mặc dù nghiên cứu của nhóm Ditlevsen còn gây tranh cãi và không phải tất cả các nhà khoa học đều đồng tình với dự báo “năm 2025”, nhưng thông điệp của họ rất rõ ràng: chúng ta không nên đặt cược vào sự chậm trễ.
“Chúng tôi hy vọng mình sai,” Susanne Ditlevsen nói, “nhưng dữ liệu và mô hình khiến chúng tôi ngày càng tin rằng mình đúng. Và nếu đúng, hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng.”
Dù AMOC sụp đổ năm 2025 hay 2075, việc giảm khí thải nhà kính và hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch cần được thực hiện ngay bây giờ. Bởi vì, giống như căn nhà bị mối mọt biết là chưa sụp, nhưng chờ đến khi nó sập mới sửa thì đã quá muộn. (popularmechanics)