Sasha
Writer
Mình vừa có chuyến thăm nhiều cơ sở của LG ở Hàn Quốc từ trụ sở chính, các cửa hàng trưng bày sản phẩm, trung tâm nghiên cứu và cả nhà máy sản xuất cực kỳ hiện đại của hãng. Bên cạnh nhiều sản phẩm gia dụng ấn tượng, trong đó có nhiều thứ chưa bán ở Việt Nam và mô hình nhà thông minh Smart Cottage thú vị thì mình còn thấy LG bán cả sản phẩm không thể ngờ tới: nhà máy thông minh.
LG là nhà sản xuất nhiều đồ gia dụng như TV, tủ lạnh và điều hòa đầu tiên của Hàn Quốc
Trong gần bảy thập kỷ phát triển, LG đã sản xuất nhiều loại sản phẩm gia dụng. Hãng này đã sản xuất TV, tủ lạnh và máy điều hòa đầu tiên của Hàn Quốc vào những năm 1960. Ngoài ra, LG đã sản xuất máy giặt hơi nước đầu tiên trên thế giới, tủ lạnh đầu tiên có máy làm đá và máy lọc nước, và máy giặt lồng đôi (TwinWash) đầu tiên.
Ban đầu được thành lập với tên gọi Goldstar Electronics vào năm 1958 và được đổi tên thành LG Electronics vào năm 1995, LG hiện đã mở rộng quy mô lên hơn 60 nhà máy trải dài trên khắp thế giới. Trong quá trình mở rộng quy mô, hãng này đã tạo ra ngày càng nhiều công cụ giúp các hoạt động đa quốc gia của mình vận hành hiệu quả hơn.
“Đóng gói” kinh nghiệm sản xuất để bán
Sau khi tích lũy được hơn 1.000 bằng sáng chế cho các giải pháp sản xuất, thậm chí còn tự phát triển robot riêng để tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định các vấn đề vận hành ngay cả trước khi chúng xảy ra, LG đã xây dựng thành công mô hình "nhà máy thông minh", trong đó một số địa điểm như nhà máy LG Smart Park ở Changwon, Hàn Quốc đã được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công nhận là “Nhà máy Hải Đăng” vào năm 2022.
Nhà máy LG Smart Park ở Changwon, Hàn Quốc
“Nhà máy Hải đăng” được coi là trung tâm sản xuất kiểu mẫu, ứng dụng nhiều công nghệ thông minh như Internet vạn vật (IoT), dữ liệu đám mây, trí tuệ nhân tạo, robot và các công nghệ của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (4IR) vào hoạt động sản xuất. WEF bắt đầu công bố danh sách các “Nhà máy Hải đăng” đầu tiên vào năm 2018 và lựa chọn thêm các nhà máy mới để bổ sung vào mạng lưới toàn cầu hai lần mỗi năm. LG Smart Park tại Changwon, Hàn Quốc và LG Tennessee tại Mỹ là hai nhà máy của LG được vinh danh là các “Nhà máy Hải Đăng” vào năm 2022 và 2023
Gần đây, LG nhận ra rằng họ đang ngồi trong một kho báu tài sản vô hình chỉ chờ được kiếm tiền. Sẽ thế nào nếu họ có thể tạo ra một doanh nghiệp hoàn toàn mới từ chuyên môn và bí quyết phong phú này trong việc xây dựng và vận hành các nhà máy tự động thông minh? Sẽ thế nào nếu thay vì chỉ sản xuất tivi, tủ lạnh, máy tính và các thiết bị gia dụng khác, họ có thể cho phép các doanh nghiệp khác cũng xây dựng các nhà máy thông minh của riêng mình?
Là một nhà sản xuất, LG hiểu toàn bộ hành trình từ lập kế hoạch chiến lược, thiết kế, triển khai và thậm chí là cấu trúc chuỗi cung ứng đáng tin cậy. Hãng này đã nhận thấy họ có thể tạo ra một nguồn doanh thu mới bằng cách thương mại hóa toàn bộ công nghệ xây dựng nhà máy thông minh và các giải pháp vận hành của mình.
LG đã làm như vậy vào cuối năm ngoái bằng cách thành lập bộ phận kinh doanh nhà máy thông minh trong Viện nghiên cứu kỹ thuật sản xuất (PRI) và bắt đầu thương mại hóa công nghệ xây dựng nhà máy thông minh và các giải pháp vận hành.
LG không chỉ cung cấp các giải pháp tự động hóa sản xuất mà còn tích hợp quy hoạch sản xuất, vận hành và giải pháp "Digital Twin" (song sinh kỹ thuật số) dựa trên AI. Công ty đặt mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh sản xuất của khách hàng bằng cách cung cấp các giải pháp tối ưu trong tất cả các giai đoạn, từ quy hoạch và thiết kế nhà máy đến xây dựng và vận hành, đồng thời cung cấp các dịch vụ tư vấn cải tiến liên tục để nâng cấp nhà máy.
Bên trong nhà máy thông minh
Vào ngày 23/4 vừa qua, mình cùng với nhóm phóng viên từ Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Singapore đã có cơ hội đến thăm LG Smart Park, trung tâm sản xuất thiết bị gia dụng hiện đại bậc nhất của LG tại thành phố cảng Changwon, Hàn Quốc. Đây là nơi hoạt động sản xuất hầu như được tự động hóa từ mọi khâu.
Một trong những thứ quan trọng của LG Smart Park được LG gọi là công nghệ “Digital Twin” . Cụ thể, công nghệ “Digital Twin” tái tạo nên một môi trường sản xuất ảo, cho phép mô phỏng các tình huống khác nhau theo thời gian thực và giúp nhân viên nhà máy giải quyết các vấn đề một cách chủ động.
Digital Twin liên tục phân tích dữ liệu 30 giây một lần, và dự đoán chính xác cũng như thông báo cho công nhân về những vấn đề tiềm ẩn như thiếu hụt nguyên liệu trên dây chuyền sản xuất có thể xảy ra trong vòng 10 phút tới. Từ đó, đảm bảo nguồn cung ứng phụ tùng chính xác và kịp thời. Theo số liệu của LG, việc triển khai Digital Twin đã giảm 70% số lượng sản phẩm lỗi bị trả lại từ năm 2020 đến năm 2021 đồng thời tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng tổng thể và hiệu quả sản xuất.
Về hậu cần, LG Smart Park vận hành hệ thống băng tải trên cao để vận chuyển nhanh chóng các linh kiện tủ lạnh đến các dây chuyền sản xuất. Các kho hàng thông minh trong nhà máy giám sát tồn kho theo thời gian thực, tự động hóa và sắp xếp hợp lý việc quản lý linh kiện và vật tư. Đồng thời, các Xe vận chuyển tự động (AGV) với kết nối mạng 5G ổn định sẽ vận chuyển vật liệu hiệu quả đến mọi nơi cần thiết trong nhà máy. Các AGV có thể xử lý hàng hóa với tải trọng lên tới 600kg trong khi băng chuyền trên cao có thể tải các thùng linh kiện/phụ tùng nặng tới 30kg.
Theo LG, cơ sở LG Smart Park đang thu thập khoảng 500GB dữ liệu mỗi ngày. LG đã lắp đặt các cảm biến khắp nhà máy để thu thập dữ liệu trong quá trình sản xuất. Lượng dữ liệu thu thập được trên dây chuyền sản xuất tủ lạnh mỗi ngày hiện nay khoảng 10.000 lần so với mức trung bình 50MB mỗi ngày trước đây.
Các lỗi sản phẩm và sự cố thiết bị tại LG Smart Park đã được ngăn chặn thông qua phân tích thời gian thực của lượng lớn dữ liệu được thu thập tại chỗ. Trong quá khứ, nhân viên phải kiểm tra thủ công các sản phẩm để tìm ra những bất thường, xác định thiết bị nào gây ra vấn đề và sau đó tìm cách sửa chữa nó. Với hệ thống thông minh của LG Smart Park, thời gian cần thiết để xác định nguyên nhân lỗi sản phẩm đã giảm 50% và tỷ lệ lỗi sản phẩm đã giảm khoảng 30%.
Dây chuyền lắp ráp được thực hiện bằng robot
Trên dây chuyền sản xuất, cánh tay robot có thể nâng và gắn các cánh cửa tủ lạnh với trọng lượng lên đến 20kg vào phần thân của các mẫu tủ lạnh LG khác nhau. LG đang sử dụng cánh tay robot cho những tác vụ nặng và lặp đi lặp lại như như hàn và vặn vít. Sử dụng công nghệ nhận dạng thị giác 3D, robot có thể thực hiện những nhiệm vụ đòi hỏi độ chính xác cao như quy trình gắn cửa tủ lạnh.
Nhờ khả năng đa nhiệm của robot, công nhân tại LG Smart Park có thể tập trung nhiều hơn vào hoàn thiện sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm, tập trung giám sát và kiểm soát dây chuyền sản xuất hay hoạt động của robot.
Khởi đầu tốt đẹp
Chia sẻ với truyền thông thông, đại diện LG cho biết mặc dù mảng kinh doanh nhà máy thông minh mới chỉ bắt đầu trong thời gian ngắn gần đây nhưng số lượng khách hàng ngày càng tăng.
Cho đến nay, các đơn hàng mua giải pháp nhà máy thông minh của LG chủ yếu đến từ những công ty sản xuất pin, phụ tùng ô tô và các sản phẩm điện/điện tử. Không chỉ có vậy, đại diện LG cho biết mảng kinh doanh này có rất nhiều cơ hội trong lĩnh vực bán dẫn, thực phẩm và đồ uống và sản xuất hóa sinh.
Một lợi thế của LG là hai nhà máy của công ty: LG Smart Park tại Changwon, Hàn Quốc và nhà máy LG Tennessee tại Mỹ đã được Diễn đàn Kinh tế Thế giới vinh danh là “Nhà máy Hải đăng”. Điều này có nghĩa là các cơ sở này nằm trong số những địa điểm được chọn trên toàn thế giới minh họa cho việc sử dụng Internet vạn vật, dữ liệu lớn, AI, robot và các công nghệ khác của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Theo chia sẻ của đại diện LG, giải pháp nhà máy thông minh của hãng này yêu cầu khoản đầu tư từ 10 triệu đến 100 triệu USD cho mỗi nhà máy. Ngoài việc hỗ trợ các dự án mới hoặc các nhà máy được xây dựng từ đầu, hãng còn hướng đến mục tiêu cung cấp dịch vụ tư vấn cải tiến liên tục để nâng cấp nhà máy.

LG là nhà sản xuất nhiều đồ gia dụng như TV, tủ lạnh và điều hòa đầu tiên của Hàn Quốc
Trong gần bảy thập kỷ phát triển, LG đã sản xuất nhiều loại sản phẩm gia dụng. Hãng này đã sản xuất TV, tủ lạnh và máy điều hòa đầu tiên của Hàn Quốc vào những năm 1960. Ngoài ra, LG đã sản xuất máy giặt hơi nước đầu tiên trên thế giới, tủ lạnh đầu tiên có máy làm đá và máy lọc nước, và máy giặt lồng đôi (TwinWash) đầu tiên.
Ban đầu được thành lập với tên gọi Goldstar Electronics vào năm 1958 và được đổi tên thành LG Electronics vào năm 1995, LG hiện đã mở rộng quy mô lên hơn 60 nhà máy trải dài trên khắp thế giới. Trong quá trình mở rộng quy mô, hãng này đã tạo ra ngày càng nhiều công cụ giúp các hoạt động đa quốc gia của mình vận hành hiệu quả hơn.
“Đóng gói” kinh nghiệm sản xuất để bán
Sau khi tích lũy được hơn 1.000 bằng sáng chế cho các giải pháp sản xuất, thậm chí còn tự phát triển robot riêng để tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định các vấn đề vận hành ngay cả trước khi chúng xảy ra, LG đã xây dựng thành công mô hình "nhà máy thông minh", trong đó một số địa điểm như nhà máy LG Smart Park ở Changwon, Hàn Quốc đã được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công nhận là “Nhà máy Hải Đăng” vào năm 2022.

Nhà máy LG Smart Park ở Changwon, Hàn Quốc
“Nhà máy Hải đăng” được coi là trung tâm sản xuất kiểu mẫu, ứng dụng nhiều công nghệ thông minh như Internet vạn vật (IoT), dữ liệu đám mây, trí tuệ nhân tạo, robot và các công nghệ của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (4IR) vào hoạt động sản xuất. WEF bắt đầu công bố danh sách các “Nhà máy Hải đăng” đầu tiên vào năm 2018 và lựa chọn thêm các nhà máy mới để bổ sung vào mạng lưới toàn cầu hai lần mỗi năm. LG Smart Park tại Changwon, Hàn Quốc và LG Tennessee tại Mỹ là hai nhà máy của LG được vinh danh là các “Nhà máy Hải Đăng” vào năm 2022 và 2023
Gần đây, LG nhận ra rằng họ đang ngồi trong một kho báu tài sản vô hình chỉ chờ được kiếm tiền. Sẽ thế nào nếu họ có thể tạo ra một doanh nghiệp hoàn toàn mới từ chuyên môn và bí quyết phong phú này trong việc xây dựng và vận hành các nhà máy tự động thông minh? Sẽ thế nào nếu thay vì chỉ sản xuất tivi, tủ lạnh, máy tính và các thiết bị gia dụng khác, họ có thể cho phép các doanh nghiệp khác cũng xây dựng các nhà máy thông minh của riêng mình?
Là một nhà sản xuất, LG hiểu toàn bộ hành trình từ lập kế hoạch chiến lược, thiết kế, triển khai và thậm chí là cấu trúc chuỗi cung ứng đáng tin cậy. Hãng này đã nhận thấy họ có thể tạo ra một nguồn doanh thu mới bằng cách thương mại hóa toàn bộ công nghệ xây dựng nhà máy thông minh và các giải pháp vận hành của mình.
LG đã làm như vậy vào cuối năm ngoái bằng cách thành lập bộ phận kinh doanh nhà máy thông minh trong Viện nghiên cứu kỹ thuật sản xuất (PRI) và bắt đầu thương mại hóa công nghệ xây dựng nhà máy thông minh và các giải pháp vận hành.
LG không chỉ cung cấp các giải pháp tự động hóa sản xuất mà còn tích hợp quy hoạch sản xuất, vận hành và giải pháp "Digital Twin" (song sinh kỹ thuật số) dựa trên AI. Công ty đặt mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh sản xuất của khách hàng bằng cách cung cấp các giải pháp tối ưu trong tất cả các giai đoạn, từ quy hoạch và thiết kế nhà máy đến xây dựng và vận hành, đồng thời cung cấp các dịch vụ tư vấn cải tiến liên tục để nâng cấp nhà máy.
Bên trong nhà máy thông minh
Vào ngày 23/4 vừa qua, mình cùng với nhóm phóng viên từ Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Singapore đã có cơ hội đến thăm LG Smart Park, trung tâm sản xuất thiết bị gia dụng hiện đại bậc nhất của LG tại thành phố cảng Changwon, Hàn Quốc. Đây là nơi hoạt động sản xuất hầu như được tự động hóa từ mọi khâu.
Một trong những thứ quan trọng của LG Smart Park được LG gọi là công nghệ “Digital Twin” . Cụ thể, công nghệ “Digital Twin” tái tạo nên một môi trường sản xuất ảo, cho phép mô phỏng các tình huống khác nhau theo thời gian thực và giúp nhân viên nhà máy giải quyết các vấn đề một cách chủ động.

Digital Twin liên tục phân tích dữ liệu 30 giây một lần, và dự đoán chính xác cũng như thông báo cho công nhân về những vấn đề tiềm ẩn như thiếu hụt nguyên liệu trên dây chuyền sản xuất có thể xảy ra trong vòng 10 phút tới. Từ đó, đảm bảo nguồn cung ứng phụ tùng chính xác và kịp thời. Theo số liệu của LG, việc triển khai Digital Twin đã giảm 70% số lượng sản phẩm lỗi bị trả lại từ năm 2020 đến năm 2021 đồng thời tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng tổng thể và hiệu quả sản xuất.
Về hậu cần, LG Smart Park vận hành hệ thống băng tải trên cao để vận chuyển nhanh chóng các linh kiện tủ lạnh đến các dây chuyền sản xuất. Các kho hàng thông minh trong nhà máy giám sát tồn kho theo thời gian thực, tự động hóa và sắp xếp hợp lý việc quản lý linh kiện và vật tư. Đồng thời, các Xe vận chuyển tự động (AGV) với kết nối mạng 5G ổn định sẽ vận chuyển vật liệu hiệu quả đến mọi nơi cần thiết trong nhà máy. Các AGV có thể xử lý hàng hóa với tải trọng lên tới 600kg trong khi băng chuyền trên cao có thể tải các thùng linh kiện/phụ tùng nặng tới 30kg.

Theo LG, cơ sở LG Smart Park đang thu thập khoảng 500GB dữ liệu mỗi ngày. LG đã lắp đặt các cảm biến khắp nhà máy để thu thập dữ liệu trong quá trình sản xuất. Lượng dữ liệu thu thập được trên dây chuyền sản xuất tủ lạnh mỗi ngày hiện nay khoảng 10.000 lần so với mức trung bình 50MB mỗi ngày trước đây.
Các lỗi sản phẩm và sự cố thiết bị tại LG Smart Park đã được ngăn chặn thông qua phân tích thời gian thực của lượng lớn dữ liệu được thu thập tại chỗ. Trong quá khứ, nhân viên phải kiểm tra thủ công các sản phẩm để tìm ra những bất thường, xác định thiết bị nào gây ra vấn đề và sau đó tìm cách sửa chữa nó. Với hệ thống thông minh của LG Smart Park, thời gian cần thiết để xác định nguyên nhân lỗi sản phẩm đã giảm 50% và tỷ lệ lỗi sản phẩm đã giảm khoảng 30%.

Dây chuyền lắp ráp được thực hiện bằng robot
Trên dây chuyền sản xuất, cánh tay robot có thể nâng và gắn các cánh cửa tủ lạnh với trọng lượng lên đến 20kg vào phần thân của các mẫu tủ lạnh LG khác nhau. LG đang sử dụng cánh tay robot cho những tác vụ nặng và lặp đi lặp lại như như hàn và vặn vít. Sử dụng công nghệ nhận dạng thị giác 3D, robot có thể thực hiện những nhiệm vụ đòi hỏi độ chính xác cao như quy trình gắn cửa tủ lạnh.
Nhờ khả năng đa nhiệm của robot, công nhân tại LG Smart Park có thể tập trung nhiều hơn vào hoàn thiện sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm, tập trung giám sát và kiểm soát dây chuyền sản xuất hay hoạt động của robot.
Khởi đầu tốt đẹp
Chia sẻ với truyền thông thông, đại diện LG cho biết mặc dù mảng kinh doanh nhà máy thông minh mới chỉ bắt đầu trong thời gian ngắn gần đây nhưng số lượng khách hàng ngày càng tăng.
Cho đến nay, các đơn hàng mua giải pháp nhà máy thông minh của LG chủ yếu đến từ những công ty sản xuất pin, phụ tùng ô tô và các sản phẩm điện/điện tử. Không chỉ có vậy, đại diện LG cho biết mảng kinh doanh này có rất nhiều cơ hội trong lĩnh vực bán dẫn, thực phẩm và đồ uống và sản xuất hóa sinh.
Một lợi thế của LG là hai nhà máy của công ty: LG Smart Park tại Changwon, Hàn Quốc và nhà máy LG Tennessee tại Mỹ đã được Diễn đàn Kinh tế Thế giới vinh danh là “Nhà máy Hải đăng”. Điều này có nghĩa là các cơ sở này nằm trong số những địa điểm được chọn trên toàn thế giới minh họa cho việc sử dụng Internet vạn vật, dữ liệu lớn, AI, robot và các công nghệ khác của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Theo chia sẻ của đại diện LG, giải pháp nhà máy thông minh của hãng này yêu cầu khoản đầu tư từ 10 triệu đến 100 triệu USD cho mỗi nhà máy. Ngoài việc hỗ trợ các dự án mới hoặc các nhà máy được xây dựng từ đầu, hãng còn hướng đến mục tiêu cung cấp dịch vụ tư vấn cải tiến liên tục để nâng cấp nhà máy.