Bỉ Ngạn Hoa
Writer
Những người tiêu dùng quan tâm đến thuế quan đang tích trữ hàng hóa, linh kiện máy tính và vội vã nâng cấp xe hơi, đồ gia dụng cũ để đón đầu khả năng tăng giá.
Gerard Szarek đã tiến hành tích trữ hàng hóa vì ông cho rằng giá cả có khả năng sẽ tăng do mức thuế mới mà ông Donald Trump hứa sẽ áp dụng.
Một phần tư người Mỹ được khảo sát cho biết bây giờ là thời điểm tốt để mua sắm lớn vì họ dự đoán giá sẽ tăng vào năm tới, theo khảo sát người tiêu dùng hàng tháng của Đại học Michigan. Và một phần ba trong số 2.000 người được CreditCards.com khảo sát gần đây cho biết họ mua nhiều hơn vì họ sợ thuế quan sắp tới sẽ tăng.
Theo tờ WSJ, một số nhà kinh tế cảnh báo rằng bằng cách chi tiêu như thể lạm phát sắp xảy ra, mọi người có thể đã đẩy lạm phát lên cao hơn. Theo Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng của hàng hóa và dịch vụ đã tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 11, cao hơn một chút so với tháng trước. Sự thúc đẩy này một phần là do sự gia tăng trong việc mua hàng hóa bền mà một số người mua sắm cho biết có liên quan đến mối đe dọa áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia bao gồm Canada, Mexico và Trung Quốc của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Robert Barbera, giám đốc Trung tâm Kinh tế Tài chính tại Đại học Johns Hopkins cho biết: "Mọi người có thể đưa ra phán đoán rằng, 'Tôi nghĩ mình sẽ mua một chiếc TV trong 12 tháng tới. Có lẽ tôi nên mua nó trong 12 tuần tới'".
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã đề xuất mức thuế từ 10% đến 20% đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu và 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, một nỗ lực nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và giảm thâm hụt thương mại. Sau cuộc bầu cử, ông cho biết sẽ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, đồng thời đe dọa áp thuế 100% đối với các nước Brics gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng thuế quan, ngay cả khi chúng thúc đẩy sản xuất, có khả năng dẫn đến giá cả tăng.
Szarek đang có kế hoạch thực hiện các chuyến đi thường xuyên đến cửa hàng bán buôn BJ ở Hyannis, Massachuset để mua các sản phẩm giấy cũng như các hàng hóa khác.
Để đi trước giá cả tăng, một số người tiêu dùng đang chi tiêu ngay bây giờ. Gerard Szarek đang dự trữ trong tầng hầm rộng 250 m2 của mình nhiều túi cà phê, chai dầu ô liu và các gói khăn giấy lớn để chuẩn bị cho lễ nhậm chức của Trump.
"Tôi tin lời ông ấy", Szarek, 66 tuổi đến từ Cape Cod, Massachuset nói về ông Trump và các kế hoạch thuế quan của ông. Ông cho biết ông cũng lo ngại rằng kế hoạch trục xuất người di cư của ông Trump có thể làm tăng chi phí lao động và dẫn đến giá hàng hóa trong nước tăng cao.
Szarek, một kỹ sư cơ khí, đang lên kế hoạch đến cửa hàng bán buôn BJ's vào mỗi cuối tuần để lấp đầy xe đẩy những hộp cà phê rang đậm Peet's mà vợ ông yêu thích và những thùng đậu navy. Gần đây, ông cho biết mình đã trả 44.000 USD cho một chiếc xe hybrid Toyota RAV4 2023 để thay thế chiếc Toyota Highlander 2010 mà ông dự định lái "cho đến khi bánh xe rơi ra". Ông cũng đã chi 2.300 USD để mua một máy giặt và máy sấy mới để nâng cấp cho những sản phẩm cũ đã hàng chục năm tuổi mà ông lo ngại sẽ hỏng trong bốn năm tới.
"Tôi đã từng là một hướng đạo sinh nên luôn chủ chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống", ông nói.
Nhưng bằng cách mua hàng trước hàng loạt vì lo ngại lạm phát, những người mua sắm bao gồm cả Szarek có thể vô tình đẩy giá lên cao.
"Nếu lượng hàng đủ lớn và tình trạng thiếu hụt đủ lớn", các nhà bán lẻ sẽ phải tăng giá, Harrison Hong, giáo sư kinh tế tại Đại học Columbia cho biết.
Biên lai của Szarek từ chuyến đi gần đây đến cửa hàng bán buôn BJ.
Harrison Hong gợi lại lệnh cấm xuất khẩu gạo nonbasmati từ Ấn Độ vào năm 2007. Khi đó, nhiều người Mỹ tích trữ gạo, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt và khiến giá gạo tăng mạnh sau vài tháng.
Hơn nữa, kỳ vọng lạm phát có ý nghĩa đối với lạm phát trong tương lai. Vì vậy, có khả năng các nhà bán lẻ và nhà sản xuất ở Mỹ đang chuẩn bị cho mức thuế quan cao hơn bằng cách tăng giá ngay bây giờ, với kỳ vọng giá nhập khẩu sẽ cao hơn, Paul Ashworth, chuyên gia kinh tế trưởng Bắc Mỹ tại Capital Economics cho biết.
"Quan niệm cho rằng giá cả đang đi theo một quỹ đạo cụ thể đóng vai trò cơ bản trong quyết định của bạn về cách tăng giá hoặc nhu cầu về tiền lương của bạn là gì", Barbera của Johns Hopkins cho biết.
Các hộ gia đình Mỹ có rất nhiều hàng hóa nhập khẩu và chúng không chỉ là những mặt hàng đắt tiền. Theo thống kê, Mỹ đã nhập khẩu 5,77 tỷ USD sản phẩm làm đẹp vào năm 2022.
Trong chuyến đi gần đây đến Milan, Tia Hrubala đã chất đầy vali của mình với các sản phẩm chăm sóc da của châu Âu từ các thương hiệu như Caudalie, La Roche-Posay và Bioderma mà cô cho rằng sẽ trở nên đắt đỏ hơn dưới thời lãnh đạo của ông Trump.
Nhà thiết kế 25 tuổi đến từ New York này cũng đã chi 293 USD gần đây để thay ắc quy ô tô vì cô lo ngại giá sẽ tăng nếu cô chờ thêm một tháng nữa. "Tôi không muốn mạo hiểm như vậy", Tia Hrubala nói.
Trong chuyến đi gần đây tới Ý, Tia Hrubala đã mua các sản phẩm chăm sóc da mà bà cho rằng sẽ đắt hơn khi Trump trở lại Nhà Trắng.
Các doanh nghiệp tại Mỹ, nơi đã nhập khẩu khoảng 3,2 nghìn tỷ USD hàng hóa vào năm 2022, đang lập kế hoạch cho tình huống xấu nhất. Một số đang tích trữ hàng nhập khẩu để phòng giá thuế tăng. Những doanh nghiệp khác đang thúc giục người mua sắm mua ngay trước khi giá tăng.
Tổng giám đốc điều hành Best Buy Corie Barry cho biết trong cuộc họp báo vào tháng 11 rằng "phần lớn mức thuế quan đó có thể sẽ được chuyển cho người tiêu dùng dưới dạng tăng giá". Các giám đốc điều hành tại Walmart, Lowe's và AutoZone cũng đã nói về khả năng tăng giá hàng hóa ở Mỹ do thuế quan.
Lần gần nhất Mỹ áp thuế đối với tất cả các quốc gia khác là vào năm 2018, khi ông Trump áp thuế từ 20% đến 50% đối với tất cả các máy giặt nhập khẩu để đáp lại đơn kiến nghị của Whirlpool, theo Felix Tintelnot, một nhà kinh tế tại Đại học Duke.
Theo một nghiên cứu của Felix Tintelnot và những người khác, hành động này đã khiến giá máy giặt và máy sấy tăng 10% trên diện rộng. Ông cho biết vẫn còn quá sớm để nói liệu người tiêu dùng có thấy giá tăng lần này hay không vì điều đó sẽ phụ thuộc vào quy mô, phạm vi và thời hạn áp thuế.
"Các chi tiết rất quan trọng", Tintelnot cho biết.
Christopher Foote cho biết khả năng áp thuế đã thúc đẩy ông "dốc toàn lực" cho các mặt hàng mà ông để mắt tới. Chuyên gia tư vấn phần mềm 35 tuổi cho biết anh đã chi hơn 12.000 USD cho các thiết bị mới kể từ ngày bầu cử ở Mỹ, bao gồm một hệ thống sưởi bơm nhiệt Samsung trị giá 8.087 USD, một chiếc tivi LG trị giá 3.214 USD, một bộ thu âm thanh Denon trị giá 1.081 USD và một máy hút bụi Miele trị giá 509 USD.
Christopher Foote cho biết anh nhớ giá ô tô tại các đại lý địa phương của mình đã tăng trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, mặc dù sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch có thể đã đóng một vai trò. Anh dự kiến sự trở lại Nhà Trắng của Trump sẽ có tác động sâu rộng hơn nữa đến giá hàng hóa.
"Tôi hy vọng mình đã sai", Christopher Foote, sống tại Vacaville, California, cho biết. "Nếu tôi sai, ít nhất cũng có chính sách đổi trả tốt".
Christopher Foote đã mua một chiếc máy hút bụi mới cùng nhiều thứ khác để ứng phó với tình trạng giá cả tăng trước dự kiến.
Christina Liu, một nhà sáng tạo nội dung ở Los Angeles, tự dựng máy tính cá nhân để chơi game và chia sẻ hướng dẫn với những người theo dõi cô trên mạng xã hội. Các chip GPU và CPU có kích thước bằng móng tay cung cấp năng lượng cho máy tính của cô đã là trọng tâm của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong nhiều năm.
Trong nỗ lực thúc đẩy sản xuất trong nước các thiết bị cung cấp năng lượng cho trí tuệ nhân tạo, chính quyền Biden cho biết sẽ tăng gấp đôi thuế suất đối với chất bán dẫn của Trung Quốc vào năm 2025, từ 25% lên 50%. Với việc Biden sắp tăng thuế và khả năng Trump sẽ tăng thuế, Liu quyết định đây là thời điểm tốt để tích trữ. Gần đây, cô đã chi hơn 1.600 USD cho các chip mới và các thiết bị máy tính khác.
Christina Liu đã tích trữ nhiều chip máy tính mới.
Cô cho biết tin tốt là một trong những chip này thường dùng được cho các game thủ ít nhất là vài năm.
"Nếu bạn lắp một chiếc PC mới ngay bây giờ, nó sẽ dùng được cho đến chu kỳ bầu cử tiếp theo", Christina Liu cho biết.

Gerard Szarek đã tiến hành tích trữ hàng hóa vì ông cho rằng giá cả có khả năng sẽ tăng do mức thuế mới mà ông Donald Trump hứa sẽ áp dụng.
Một phần tư người Mỹ được khảo sát cho biết bây giờ là thời điểm tốt để mua sắm lớn vì họ dự đoán giá sẽ tăng vào năm tới, theo khảo sát người tiêu dùng hàng tháng của Đại học Michigan. Và một phần ba trong số 2.000 người được CreditCards.com khảo sát gần đây cho biết họ mua nhiều hơn vì họ sợ thuế quan sắp tới sẽ tăng.
Theo tờ WSJ, một số nhà kinh tế cảnh báo rằng bằng cách chi tiêu như thể lạm phát sắp xảy ra, mọi người có thể đã đẩy lạm phát lên cao hơn. Theo Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng của hàng hóa và dịch vụ đã tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 11, cao hơn một chút so với tháng trước. Sự thúc đẩy này một phần là do sự gia tăng trong việc mua hàng hóa bền mà một số người mua sắm cho biết có liên quan đến mối đe dọa áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia bao gồm Canada, Mexico và Trung Quốc của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Robert Barbera, giám đốc Trung tâm Kinh tế Tài chính tại Đại học Johns Hopkins cho biết: "Mọi người có thể đưa ra phán đoán rằng, 'Tôi nghĩ mình sẽ mua một chiếc TV trong 12 tháng tới. Có lẽ tôi nên mua nó trong 12 tuần tới'".
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã đề xuất mức thuế từ 10% đến 20% đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu và 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, một nỗ lực nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và giảm thâm hụt thương mại. Sau cuộc bầu cử, ông cho biết sẽ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, đồng thời đe dọa áp thuế 100% đối với các nước Brics gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng thuế quan, ngay cả khi chúng thúc đẩy sản xuất, có khả năng dẫn đến giá cả tăng.

Szarek đang có kế hoạch thực hiện các chuyến đi thường xuyên đến cửa hàng bán buôn BJ ở Hyannis, Massachuset để mua các sản phẩm giấy cũng như các hàng hóa khác.
Để đi trước giá cả tăng, một số người tiêu dùng đang chi tiêu ngay bây giờ. Gerard Szarek đang dự trữ trong tầng hầm rộng 250 m2 của mình nhiều túi cà phê, chai dầu ô liu và các gói khăn giấy lớn để chuẩn bị cho lễ nhậm chức của Trump.
"Tôi tin lời ông ấy", Szarek, 66 tuổi đến từ Cape Cod, Massachuset nói về ông Trump và các kế hoạch thuế quan của ông. Ông cho biết ông cũng lo ngại rằng kế hoạch trục xuất người di cư của ông Trump có thể làm tăng chi phí lao động và dẫn đến giá hàng hóa trong nước tăng cao.
Szarek, một kỹ sư cơ khí, đang lên kế hoạch đến cửa hàng bán buôn BJ's vào mỗi cuối tuần để lấp đầy xe đẩy những hộp cà phê rang đậm Peet's mà vợ ông yêu thích và những thùng đậu navy. Gần đây, ông cho biết mình đã trả 44.000 USD cho một chiếc xe hybrid Toyota RAV4 2023 để thay thế chiếc Toyota Highlander 2010 mà ông dự định lái "cho đến khi bánh xe rơi ra". Ông cũng đã chi 2.300 USD để mua một máy giặt và máy sấy mới để nâng cấp cho những sản phẩm cũ đã hàng chục năm tuổi mà ông lo ngại sẽ hỏng trong bốn năm tới.
"Tôi đã từng là một hướng đạo sinh nên luôn chủ chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống", ông nói.
Nhưng bằng cách mua hàng trước hàng loạt vì lo ngại lạm phát, những người mua sắm bao gồm cả Szarek có thể vô tình đẩy giá lên cao.
"Nếu lượng hàng đủ lớn và tình trạng thiếu hụt đủ lớn", các nhà bán lẻ sẽ phải tăng giá, Harrison Hong, giáo sư kinh tế tại Đại học Columbia cho biết.

Biên lai của Szarek từ chuyến đi gần đây đến cửa hàng bán buôn BJ.
Harrison Hong gợi lại lệnh cấm xuất khẩu gạo nonbasmati từ Ấn Độ vào năm 2007. Khi đó, nhiều người Mỹ tích trữ gạo, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt và khiến giá gạo tăng mạnh sau vài tháng.
Hơn nữa, kỳ vọng lạm phát có ý nghĩa đối với lạm phát trong tương lai. Vì vậy, có khả năng các nhà bán lẻ và nhà sản xuất ở Mỹ đang chuẩn bị cho mức thuế quan cao hơn bằng cách tăng giá ngay bây giờ, với kỳ vọng giá nhập khẩu sẽ cao hơn, Paul Ashworth, chuyên gia kinh tế trưởng Bắc Mỹ tại Capital Economics cho biết.
"Quan niệm cho rằng giá cả đang đi theo một quỹ đạo cụ thể đóng vai trò cơ bản trong quyết định của bạn về cách tăng giá hoặc nhu cầu về tiền lương của bạn là gì", Barbera của Johns Hopkins cho biết.
Các hộ gia đình Mỹ có rất nhiều hàng hóa nhập khẩu và chúng không chỉ là những mặt hàng đắt tiền. Theo thống kê, Mỹ đã nhập khẩu 5,77 tỷ USD sản phẩm làm đẹp vào năm 2022.
Trong chuyến đi gần đây đến Milan, Tia Hrubala đã chất đầy vali của mình với các sản phẩm chăm sóc da của châu Âu từ các thương hiệu như Caudalie, La Roche-Posay và Bioderma mà cô cho rằng sẽ trở nên đắt đỏ hơn dưới thời lãnh đạo của ông Trump.
Nhà thiết kế 25 tuổi đến từ New York này cũng đã chi 293 USD gần đây để thay ắc quy ô tô vì cô lo ngại giá sẽ tăng nếu cô chờ thêm một tháng nữa. "Tôi không muốn mạo hiểm như vậy", Tia Hrubala nói.

Trong chuyến đi gần đây tới Ý, Tia Hrubala đã mua các sản phẩm chăm sóc da mà bà cho rằng sẽ đắt hơn khi Trump trở lại Nhà Trắng.
Các doanh nghiệp tại Mỹ, nơi đã nhập khẩu khoảng 3,2 nghìn tỷ USD hàng hóa vào năm 2022, đang lập kế hoạch cho tình huống xấu nhất. Một số đang tích trữ hàng nhập khẩu để phòng giá thuế tăng. Những doanh nghiệp khác đang thúc giục người mua sắm mua ngay trước khi giá tăng.
Tổng giám đốc điều hành Best Buy Corie Barry cho biết trong cuộc họp báo vào tháng 11 rằng "phần lớn mức thuế quan đó có thể sẽ được chuyển cho người tiêu dùng dưới dạng tăng giá". Các giám đốc điều hành tại Walmart, Lowe's và AutoZone cũng đã nói về khả năng tăng giá hàng hóa ở Mỹ do thuế quan.
Lần gần nhất Mỹ áp thuế đối với tất cả các quốc gia khác là vào năm 2018, khi ông Trump áp thuế từ 20% đến 50% đối với tất cả các máy giặt nhập khẩu để đáp lại đơn kiến nghị của Whirlpool, theo Felix Tintelnot, một nhà kinh tế tại Đại học Duke.
Theo một nghiên cứu của Felix Tintelnot và những người khác, hành động này đã khiến giá máy giặt và máy sấy tăng 10% trên diện rộng. Ông cho biết vẫn còn quá sớm để nói liệu người tiêu dùng có thấy giá tăng lần này hay không vì điều đó sẽ phụ thuộc vào quy mô, phạm vi và thời hạn áp thuế.
"Các chi tiết rất quan trọng", Tintelnot cho biết.
Christopher Foote cho biết khả năng áp thuế đã thúc đẩy ông "dốc toàn lực" cho các mặt hàng mà ông để mắt tới. Chuyên gia tư vấn phần mềm 35 tuổi cho biết anh đã chi hơn 12.000 USD cho các thiết bị mới kể từ ngày bầu cử ở Mỹ, bao gồm một hệ thống sưởi bơm nhiệt Samsung trị giá 8.087 USD, một chiếc tivi LG trị giá 3.214 USD, một bộ thu âm thanh Denon trị giá 1.081 USD và một máy hút bụi Miele trị giá 509 USD.
Christopher Foote cho biết anh nhớ giá ô tô tại các đại lý địa phương của mình đã tăng trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, mặc dù sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch có thể đã đóng một vai trò. Anh dự kiến sự trở lại Nhà Trắng của Trump sẽ có tác động sâu rộng hơn nữa đến giá hàng hóa.
"Tôi hy vọng mình đã sai", Christopher Foote, sống tại Vacaville, California, cho biết. "Nếu tôi sai, ít nhất cũng có chính sách đổi trả tốt".

Christopher Foote đã mua một chiếc máy hút bụi mới cùng nhiều thứ khác để ứng phó với tình trạng giá cả tăng trước dự kiến.
Christina Liu, một nhà sáng tạo nội dung ở Los Angeles, tự dựng máy tính cá nhân để chơi game và chia sẻ hướng dẫn với những người theo dõi cô trên mạng xã hội. Các chip GPU và CPU có kích thước bằng móng tay cung cấp năng lượng cho máy tính của cô đã là trọng tâm của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong nhiều năm.
Trong nỗ lực thúc đẩy sản xuất trong nước các thiết bị cung cấp năng lượng cho trí tuệ nhân tạo, chính quyền Biden cho biết sẽ tăng gấp đôi thuế suất đối với chất bán dẫn của Trung Quốc vào năm 2025, từ 25% lên 50%. Với việc Biden sắp tăng thuế và khả năng Trump sẽ tăng thuế, Liu quyết định đây là thời điểm tốt để tích trữ. Gần đây, cô đã chi hơn 1.600 USD cho các chip mới và các thiết bị máy tính khác.

Christina Liu đã tích trữ nhiều chip máy tính mới.
Cô cho biết tin tốt là một trong những chip này thường dùng được cho các game thủ ít nhất là vài năm.
"Nếu bạn lắp một chiếc PC mới ngay bây giờ, nó sẽ dùng được cho đến chu kỳ bầu cử tiếp theo", Christina Liu cho biết.