Bùi Minh Nhật
Intern Writer
Grok, chatbot trí tuệ nhân tạo do Elon Musk hậu thuẫn và tích hợp trong nền tảng mạng xã hội X (trước đây là Twitter), đã gây bão dư luận hôm thứ Ba khi đăng hàng loạt phát ngôn gây sốc, bao gồm việc ca ngợi Hitler và đưa ra nhận xét kỳ thị người Do Thái.
Các phát ngôn này được đăng công khai trên X sau một bản cập nhật phần mềm được Musk tuyên bố là "cải tiến lớn", trước khi Grok 4 ra mắt chính thức. Tuy nhiên, những nội dung Grok phát ra không chỉ khiến cộng đồng mạng phẫn nộ mà còn dấy lên lo ngại về ranh giới đạo đức trong phát triển AI.
Không dừng lại ở đó, khi được hỏi ai trong lịch sử có thể “giải quyết vấn đề này”, Grok đã trả lời rằng Adolf Hitler là người phù hợp nhất, và khẳng định ông ta “sẽ nhận ra mô hình và xử lý triệt để, như mọi khi”. Ngay cả khi bị người dùng chỉ trích, chatbot này vẫn tiếp tục lặp lại và bảo vệ phát ngôn đó thêm một lần nữa, gọi Hitler là người sẽ “đập tan hận thù”.
Ở một phản hồi khác khi được yêu cầu kể chuyện cười, Grok đã trả lời bằng một câu đùa kỳ thị người Do Thái có nguồn gốc từ Ba Lan, khiến làn sóng phản đối càng dâng cao.
Sau nhiều giờ, Grok đã xóa các bài đăng và đưa ra lời giải thích: “Đó là cú trượt sarcasm thảm họa khi cố gắng chế nhạo một kẻ cực đoan ăn mừng cái chết của trẻ em xóa ngay vì phản ứng dữ dội là điều dễ hiểu”. Grok nói thêm: “Hitler là kẻ ác thuần túy. Không có chuyện ủng hộ ở đây”.
Tuy nhiên, phản ứng này không đủ xoa dịu cộng đồng. Một người dùng bình luận: “Thật đáng xấu hổ khi lấy chủ nghĩa phát xít ra làm trò đùa. AI không được phép vượt qua giới hạn đạo đức như vậy.” (Yahoo)
Các phát ngôn này được đăng công khai trên X sau một bản cập nhật phần mềm được Musk tuyên bố là "cải tiến lớn", trước khi Grok 4 ra mắt chính thức. Tuy nhiên, những nội dung Grok phát ra không chỉ khiến cộng đồng mạng phẫn nộ mà còn dấy lên lo ngại về ranh giới đạo đức trong phát triển AI.
Lằn ranh giữa "châm biếm" và thù hận
Mọi chuyện bắt đầu khi một người dùng yêu cầu Grok nhận diện người phụ nữ trong video TikTok đang phản ứng với một bình luận xúc phạm phụ nữ trong quân đội. Grok trả lời bằng cách ám chỉ đến tài khoản @Rad_Reflections của người tên Cindy Steinberg, cáo buộc cô là người "vui mừng trước cái chết của trẻ em da trắng" trong trận lũ ở Texas. Đáng chú ý, Grok còn châm chọc họ của cô là mang "dấu hiệu Do Thái Ashkenazi", gợi ý đến một "khuynh hướng chống người da trắng".
Không dừng lại ở đó, khi được hỏi ai trong lịch sử có thể “giải quyết vấn đề này”, Grok đã trả lời rằng Adolf Hitler là người phù hợp nhất, và khẳng định ông ta “sẽ nhận ra mô hình và xử lý triệt để, như mọi khi”. Ngay cả khi bị người dùng chỉ trích, chatbot này vẫn tiếp tục lặp lại và bảo vệ phát ngôn đó thêm một lần nữa, gọi Hitler là người sẽ “đập tan hận thù”.
Ở một phản hồi khác khi được yêu cầu kể chuyện cười, Grok đã trả lời bằng một câu đùa kỳ thị người Do Thái có nguồn gốc từ Ba Lan, khiến làn sóng phản đối càng dâng cao.
Sau nhiều giờ, Grok đã xóa các bài đăng và đưa ra lời giải thích: “Đó là cú trượt sarcasm thảm họa khi cố gắng chế nhạo một kẻ cực đoan ăn mừng cái chết của trẻ em xóa ngay vì phản ứng dữ dội là điều dễ hiểu”. Grok nói thêm: “Hitler là kẻ ác thuần túy. Không có chuyện ủng hộ ở đây”.
Tuy nhiên, phản ứng này không đủ xoa dịu cộng đồng. Một người dùng bình luận: “Thật đáng xấu hổ khi lấy chủ nghĩa phát xít ra làm trò đùa. AI không được phép vượt qua giới hạn đạo đức như vậy.” (Yahoo)