Khi Disney Plus ra mắt tại Hàn Quốc vào ngày 12/11, nhiều người dùng xứ kim chi đã rất kỳ vọng vào chất lượng dịch vụ của nhà Chuột. Tuy nhiên, chỉ sau vài tuần sử dụng, thứ duy nhất họ nhận được là chất lượng phụ đề hết sức tệ. Các bài đăng phàn nàn phụ đề Hàn tràn ngập trên Twitter và Naver: Trong bộ phim Gia đình Simpson, "GOAT" là từ viết tắt của "greatest of all time” (vĩ đại nhất hành tinh) thì lại được dịch là “dê”. Toy Story 3 cũng là nạn nhân của bộ phận dịch thuật, phần Buzz Lightyear nói bằng tiếng Tây Ban Nha không được dịch sang tiếng Hàn mà chỉ là tiếng Anh phiên âm bằng tiếng Hàn. Trong Olaf's Frozen Adventure, câu “Bạn được hoan nghênh tham gia tại lâu đài chúng tôi” lại được dịch sang tiếng Hàn thành “Cùng nhau với đũng quần”. Rõ ràng chẳng ăn khớp gì với ý nghĩa gốc.
Một nhân viên văn phòng 30 tuổi, đăng ký Disney Plus, cho biết cô đã chết lặng trước chất lượng phụ đề mà Disney Plus cung cấp. “Khi xem những phân đoạn cao trào, phụ đề là thứ khiến tôi tụt cảm xúc, nó thật sự vô lý. Tuy nhiên, tôi may mắn vì còn hiểu được phụ đề tiếng Anh nhưng với những người chỉ biết tiếng Hàn, đó thực sự là trải nghiệm xem phim tồi tệ”. “Mọi người đến với nền tảng chiếu phim này vì danh tiếng của Disney nhưng thứ họ nhận được chỉ là những câu chữ vụng về, vô lý”, cô nói. Một bài đăng khác trên Twitter thắc mắc: "Tại sao Disney mất quá nhiều thời gian ra mắt Disney Plus ở đây, nếu họ định cung cấp phim ảnh mà không thèm kiểm tra phụ đề?”.
Tuy nhiên, dường như những nền tảng chiếu phim lớn đang quá tập trung vào sản xuất phim mà quên đầu tư vào phụ đề - vốn là yếu tố rất quan trọng trong thị trường phim đa quốc gia. Khi được hỏi về những tranh cãi xung quanh phụ đề, người phát ngôn của Netflix cho biết: “Nói chung, chúng tôi nghĩ rằng phụ đề và lồng tiếng của chúng tôi tốt nhưng chưa phải là tuyệt vời. Vì vậy, Netflix đang cố gắng không ngừng để cải thiện điều đó”.
Squid Game vẫn thành công nhưng đổi lại, phụ đề vô lý làm giảm chất lượng truyền tải nội dung đồng thời gây hiểu nhầm về văn hóa Hàn Quốc cho khán giả song ngữ. Khi mang Squid Game so sánh với một tác phẩm nổi tiếng khác của Hàn Quốc, Parasite, ta thấy rõ việc đầu tư chỉnh chu có tác dụng như thế nào. Darcy Paquet, nhà phê bình phim, giảng viên đồng thời là diễn viên làm việc ở Seoul, Hàn Quốc, ông là người chịu trách nhiệm làm phụ đề cho siêu phẩm trên, đã nói: “Trước khi bắt đầu công việc, tôi được thảo luận trực tiếp với đạo diễn Bong Joon Ho. Anh ấy hiểu rõ tầm quan trọng của việc dịch phụ đề, vì vậy tôi được anh hướng dẫn rất chi tiết về những đoạn hội thoại cần nhấn mạnh”. Mặc dù vậy, việc được đạo diễn trực tiếp hướng dẫn như ông Darcey là một điều khá hiếm, đặc biệt trong thị trường chiếu phim đa quốc gia vốn cạnh tranh rất khốc liệt. “Những ông lớn như Netflix chú ý nhiều đến các tác phẩm có khả năng hái ra tiền lớn, trong một kho tàng phim khổng lồ, họ không thể đầu tư đều về chất lượng phụ đề. Điều này thể hiện rõ khi chất lượng phụ đề của phần 2 “Vương triều xác sống” đã được cải thiện đáng kể sau thành công của phần 1”, một người làm phụ đề Hàn - Anh lâu năm cho biết.
“Tại sao Netflix, một tập đoàn trị giá hàng tỷ đô la, lại thuê ngoài thay vì có một nhóm chuyên trách nội bộ để đảm bảo chất lượng cho mảng này?”, câu hỏi từ một người làm phụ đề kiêm dịch thuật cho nội dung từ Netflix. Được biết, vào năm 2018, Netflix đã đóng cửa nền tảng Hermes của mình. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất phụ đề cho kho tàng phim khổng lồ của Netflix đồng thời đào tạo ra những thế hệ làm nghề đầy hướng hẹn.
Alfonso Cuarón’s Roma, bộ phim mang về tượng vàng Oscar đầu tiên cho Netflix, đã bị hủy hoại bởi phụ đề bằng tiếng Pháp. Theo khán giả nước Pháp, bộ phim trở thành một “trò hề pha trộn với bi kịch” nhờ vào chuỗi câu thiếu động từ hoặc mạo từ, hội thoại nhân vật chuyển đổi ngẫu nhiên giữa tiếng lóng đương đại và tiếng Pháp thế kỷ 19. ATAA đang vận động cơ quan điện ảnh nhà nước Pháp, CNC, tập hợp các dịch giả, người làm phụ đề tạo ra bộ tiêu chuẩn phụ đề cho toàn ngành. Miller cho biết Netflix cùng các ông lớn khác sẽ không tốn nhiều tiền cho mảng sản xuất phụ đề. Theo cô, nó ít hơn 10.000 euro (11.585 USD) cho kịch bản lồng tiếng và phụ đề được dịch chuyên nghiệp. “Đó là một mức giá rất khiêm tốn. Nếu không đầu tư như vậy thì có đáng để làm ra một bộ phim không?”, cô nhấn mạnh. Nguồn: The Korea Times, The Hollywood Reporter.
Trên tay Samsung Galaxy S25 Edge tại Việt Nam: hướng đến "Chị Đẹp" hơn là các "Anh Trai", không giấu tham vọng trở thành phụ kiện thời trang