Bùi Minh Nhật
Intern Writer
Khi Jefrin Bayona một học sinh 15 tuổi ở vùng nông thôn đông bắc Colombia bước vào bếp trong cơn buồn ngủ, cậu đã kiệt sức. “Tôi hầu như không ngủ đêm qua,” Jefrin nói, tay ôm cốc sô cô la nóng, mặt đầy mệt mỏi. Trong phòng khách, “con trai” của cậu một robot em bé tên Estiven đang nằm yên trong địu trẻ em sau một đêm liên tục “khóc” và “đòi bú”.
Thật ra, Estiven không phải em bé thật. Đây là một phần trong chương trình giáo dục giới tính kéo dài một tuần có tên “¿Bebé? ¡Piénsalo Bien!” (tạm dịch: Em bé à? Hãy suy nghĩ kỹ!), được thiết kế để giúp học sinh hiểu rõ trách nhiệm làm cha mẹ và từ đó giảm tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên.
Jefrin đã hoàn thành 48 giờ đầu tiên và trao lại “em bé” cho bạn học của mình Alexandra Guerrero, 15 tuổi người sẽ tiếp tục chăm sóc trong 2 ngày tiếp theo. Alexandra chia sẻ: “Tôi muốn có con nhưng không phải bây giờ. Tôi không đủ khả năng chăm sóc con. Có lẽ khi tôi 25 hoặc 26 tuổi, sau khi học xong.”
Bên cạnh bài học thực hành, học sinh còn được tham gia 30 giờ học lý thuyết về giáo dục giới tính, cách sử dụng bao cao su, các khuôn mẫu giới, ngân sách gia đình, và phòng tránh bạo lực. Cuối chương trình, các em phải làm bài kiểm tra cuối kỳ và nộp bài luận hoặc video kể lại trải nghiệm làm cha mẹ.
Vì vậy, chương trình mô phỏng này được đánh giá là bước đi thiết thực. Một nghiên cứu tại Colombia cho thấy: tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên đã giảm 40% trong số học sinh tham gia chương trình. Dù chi phí mỗi robot em bé và người hướng dẫn khá cao (khoảng 100 USD/học sinh), hiệu quả đã được chứng minh.
Camila Guzmán giám đốc chương trình tại Colombia nhấn mạnh: “Chúng tôi không muốn học sinh sợ hãi chuyện sinh con, mà muốn các em nhận thức rằng: sinh con là điều bình thường nhưng chỉ khi bạn sẵn sàng.” (nationalgeographic)

Thật ra, Estiven không phải em bé thật. Đây là một phần trong chương trình giáo dục giới tính kéo dài một tuần có tên “¿Bebé? ¡Piénsalo Bien!” (tạm dịch: Em bé à? Hãy suy nghĩ kỹ!), được thiết kế để giúp học sinh hiểu rõ trách nhiệm làm cha mẹ và từ đó giảm tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên.
Một bài học nhập vai thay đổi nhận thức
Trong chương trình này, học sinh được ghép cặp và thay phiên nhau chăm sóc robot em bé trong ca trực kéo dài 48 tiếng. Các em bé robot được lập trình để “khóc”, “đòi bú”, “thay tã” bất kể ngày đêm mô phỏng chân thực những gì mà một đứa trẻ sơ sinh cần. Mỗi hành động phản ứng của học sinh được ghi lại, và nếu em bé bị “bỏ rơi” quá lâu, máy sẽ ngừng hoạt động và học sinh sẽ bị trừ điểm.Jefrin đã hoàn thành 48 giờ đầu tiên và trao lại “em bé” cho bạn học của mình Alexandra Guerrero, 15 tuổi người sẽ tiếp tục chăm sóc trong 2 ngày tiếp theo. Alexandra chia sẻ: “Tôi muốn có con nhưng không phải bây giờ. Tôi không đủ khả năng chăm sóc con. Có lẽ khi tôi 25 hoặc 26 tuổi, sau khi học xong.”
Bên cạnh bài học thực hành, học sinh còn được tham gia 30 giờ học lý thuyết về giáo dục giới tính, cách sử dụng bao cao su, các khuôn mẫu giới, ngân sách gia đình, và phòng tránh bạo lực. Cuối chương trình, các em phải làm bài kiểm tra cuối kỳ và nộp bài luận hoặc video kể lại trải nghiệm làm cha mẹ.
Giảm tới 40% mang thai tuổi teen nhờ mô hình mới
Tại Colombia, cứ 5 bà mẹ thì có 1 người ở độ tuổi từ 15 đến 19 tỷ lệ thuộc hàng cao nhất ở Mỹ Latinh. Những thanh thiếu niên nghèo sống ở vùng nông thôn là nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất. Mặc dù tỷ lệ mang thai tuổi teen toàn cầu đang giảm, tốc độ này ở khu vực Mỹ Latinh vẫn rất chậm.Vì vậy, chương trình mô phỏng này được đánh giá là bước đi thiết thực. Một nghiên cứu tại Colombia cho thấy: tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên đã giảm 40% trong số học sinh tham gia chương trình. Dù chi phí mỗi robot em bé và người hướng dẫn khá cao (khoảng 100 USD/học sinh), hiệu quả đã được chứng minh.
Camila Guzmán giám đốc chương trình tại Colombia nhấn mạnh: “Chúng tôi không muốn học sinh sợ hãi chuyện sinh con, mà muốn các em nhận thức rằng: sinh con là điều bình thường nhưng chỉ khi bạn sẵn sàng.” (nationalgeographic)