Bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng nên sử dụng chế độ dinh dưỡng như nào để cải thiện sức khỏe?

Mr Bens
Mr Bens
Phản hồi: 0

Mr Bens

Intern Writer
Viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hoá.
Theo đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý là một vấn đề rất quan trọng. Thách thức đặt ra với người bệnh là dinh dưỡng phải làm sao đảm bảo bổ sung dưỡng chất, chữa lành và giúp phục hồi nhanh chóng.
Loại bệnh này có thể gây rối loạn tiêu hoá, rối loạn hấp thu nặng hoặc có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ảnh hưởng đến bốn triệu người trên thế giới hàng năm và ước tính tỷ lệ mắc bệnh trong suốt cuộc đời là 5-10% trong dân số nói chung. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm hút thuốc lá, uống rượu bia, thói quen/chế độ ăn không hợp lý, căng thẳng, vi khuẩn, virus,…
Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ăn uống kém với các dấu hiệu và triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, buồn nôn, chán ăn, sợ ăn do đau, đầy bụng, khó tiêu dẫn đến sụt cân không mong muốn.
Vì vậy việc điều chỉnh, thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống làm giảm các triệu chứng và nâng cao hiệu quả điều trị. Chế độ dinh dưỡng cần cung cấp đầy đủ năng lượng và cân đối các chất dinh dưỡng, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: B12, axit folic, vitamin A, D, K, canxi, Fe, Zn, Mg.
1752822385765.png

1. Nguyên tắc dinh dưỡng
- Ngăn ngừa tăng tiết axit dạ dày để giảm đau và tránh loét niêm mạc dạ dày và tá tràng.
- Thúc đẩy quá trình chữa lành các mô bị tổn thương.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đúng và cung cấp sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng là điều cần thiết để giúp người bệnh nhanh phục hồi.
* Nguyên tắc:
Năng lượng: Đủ để duy trì hoặc phục hồi tình trạng dinh dưỡng
< 25 kcal/kg: khi BMI ≥25 kg/m2
25-30 kcal/kg: khi BMI từ 18,5 đến 22,9 kg/m2
30-35 kcal/kg: khi BMI < 18,5 kg/m2
Protein:
Giai đoạn cấp: 1,1-1,2 g/kg/ngày
Giai đoạn hồi phục: 1,3-1,5 g/kg/ngày
Carbohydrate: 50-60% tổng năng lượng, hạn chế disaccharides (đường đôi), để tránh lên men.
Lipid: Dưới 30% tổng năng lượng, ưu tiên chất béo không bão hòa, có ít chất béo bão hòa (< 7% nhu cầu năng lượng).
Vi chất dinh dưỡng cần bổ sung: vitamin A, C, B12, folate, sắt, kẽm, selen...
Chế độ ăn giàu chất xơ cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng được khuyến khích vì chất xơ hoạt động như chất đệm, làm giảm nồng độ axit mật trong dạ dày và thời gian vận chuyển ruột, dẫn đến giảm chướng bụng, do đó giảm khó chịu và đau ở đường tiêu hóa.
Bảng 1. Tóm tắt nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Thành phần dinh dưỡng
(đơn vị tính/ngày)
Khuyến nghị theo giai đoạn bệnh
Giai đoạn cấp tínhGiai đoạn hồi phục
Protein (g/kg/ngày)1,1 – 1,21,3 – 1,5
Carbohydrate (%)50-6050-60
Lipid (%)<30<30
Kẽm (mg)1140
Selenium (μg)55400
Vitamin A (μg)9003000
Vitamin C (mg)75500
Vitamin B12 (μg)2,42,4
Axit folic (μg)400400
Sắt (mg)4545
Chất xơ (g)20-3020-30
Probiotics (UFC/ngày)10⁹ – 10¹¹ Lactobacillus10⁹ – 10¹¹ Lactobacillus
2. Các thực phẩm NÊN dùng:
Nhóm tinh bột: Các loại thức ăn có chứa tinh bột ít mùi vị và dễ tiêu như cơm, bánh mì, hoặc là các loại cháo, khoai củ nấu, hoặc luộc chín kỹ.
Nhóm chất đạm: thịt lợn nạc, cá nạc, đặc biệt nên dùng dưới dạng chế biến như luộc, hấp, kho để dễ hấp thu.
Nhóm rau củ quả: ăn đa dạng, đặc biệt chọn các loại rau củ non, ưu tiên họ cải (cải bắp, củ cải, hoặc rau cải) vì chứa nhiều vitamin cho việc nhanh chóng liền các vết thương của đường tiêu hóa.
Nhóm chất béo: Các loại dầu thực vật được chế biến từ các loại hạt như là dầu từ hạt hướng dương, dầu vừng, hoặc dầu hạt cải, hoặc dầu đậu nành...
3. Các thực phẩm HẠN CHẾ dùng:
Các loại thịt nguội đã chế biến sẵn như dăm bông, lạp xưởng, xúc xích.
Các loại thức ăn cứng, dai như thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ (rau già, rau cần...) quả xanh sống...
Gia vị, giấm tỏi, tiêu ớt, hoặc các loại dưa cà muối, hành muối.
Các loại quả chua mạnh ( tránh hoàn toàn khi đang loét tiến triển): Me, sấu, cóc, khế, mận; các loại quả chưa chín (xanh), chát như xoài xanh, ổi xanh, chuối xanh.
Các loại quả dầm, muối chua như: Cóc dầm, me ngâm, ô mai, dưa muối
Các loại nước có gas, chè, cà phê đậm đặc.
4. Các thực phẩm KHÔNG NÊN dùng:
Ngừng các loại nước uống có cồn như bia, rượu.
Thuốc lá.
5. Lưu ý:
Thực phẩm nên chế biến dạng mềm, nhừ dễ tiêu hóa, hấp thu.
Người bệnh nên ăn ngay sau khi chế biến và nhiệt độ món ăn nên ở 40-50 độ C nhiệt độ thích hợp để thức ăn dễ tiêu hoá và hấp thu, hạn chế kích thích dạ dày.
Chia 4-6 bữa/ngày, không nên ăn quá no hoặc quá đói.
Duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát căng thẳng, ăn uống sinh hoạt điều độ, vận động thể lực hợp lý.
Một số thực đơn mẫu
THỰC ĐƠN MẪU KHI ĂN CƠM
Cho người bệnh 60 kg, giai đoạn hồi phục
( Năng lượng: 1800Kcal/ ngày)

Giờ ănMón ăn
Bữa sángCháo thịt bò 500 ml
Gạo tẻ 40g;
Thịt bò 50g;
Bí đỏ 40g;
Dầu ăn 5ml;
Bữa phụ sángQuả chín cắt lát ăn kèm sữa
Quả bơ chín cắt lát hoặc nghiền nhuyễn 100g;
Sữa năng lượng chuẩn 100ml.
Bữa trưaCơm gạo tẻ, cá xốt cà chua, đậu luộc, cải xanh luộc
Gạo tẻ 120g;
Cá trắm 100g;
Đậu phụ 65g;
Dầu ăn 7ml;
Cải xanh 170g;
Cà chua 65g
Bữa tốiCơm gạo tẻ, thịt luộc, sườn hầm khoai sọ, su su luộc
Gạo tẻ 120g;
Khoai sọ 70g;
Sườn 60g;
Thịt nạc 40g;
Dầu ăn 5ml;
Su su 200g


THỰC ĐƠN MẪU KHI ĂN MỀM
(Cho người bệnh 50kg, giai đoạn cấp
(Năng lượng: 1500 Kcal/ ngày)

Giờ ănMón ăn
Bữa sángCháo thịt gà bí đỏ 500 ml, quả chín
Gạo tẻ: 40g
Thịt gà : 50g
Bí đỏ nhuyễn: 40g
Dầu ăn: 5ml
Thanh long: 150g
Bữa phụ sáng200ml sữa năng lượng chuẩn
Bữa trưaSúp thịt bò 500 ml
Khoai tây: 100g
Khoai lang: 50g
Cà rốt: 30g
Thịt bò: 50g
Đậu xanh: 10g
Dầu ăn: 5ml
Bữa phụ chiềuBánh mì ruốc 60g
Bữa tốiCháo thịt nạc 500 ml, quả chín
Gạo tẻ: 40g
Thịt nạc băm: 50g
Rau cải xanh thái nhỏ: 30g
Dầu ăn: 5ml
Na chín 150g
Bữa phụ tối200ml sữa năng lượng chuẩn
Thực phẩm thay thế tương đương
a, Nhóm đạm : 100g thịt lợn nạc tương đương với: 100g thịt bò; 100g thịt gà; 120g tôm, cá nạc, 2 quả trứng vịt; 3 quả trứng gà; 8 quả trứng chim cút, 200g đậu phụ.
b. Nhóm chất bột: 100g gạo tương đương 2 nửa bát cơm; 100g miến; 100g bột mỳ; 100g bánh quy; 100g phở khô; 100g bún khô; 170g bánh mỳ; 250g bánh phở tươi; 300g bún tươi; 400g khoai củ các loại.
c. Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương 8g lạc hạt, 8g vừng.
d. Muối: 1g muối ăn tương đương với 5ml nước mắm, 7ml xì dầu.

Thạc sĩ DD.BS. Cấn Thị Thu Hằng

Đọc chi tiết tại đây: https://bachmai.gov.vn/bai-viet/che...trang?id=c80d68d2-6975-419d-a1d0-8072b406c3d0
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly93d3cudm5yZXZpZXcudm4vdGhyZWFkcy9iZW5oLW5oYW4tdmllbS1sb2V0LWRhLWRheS10YS10cmFuZy1uZW4tc3UtZHVuZy1jaGUtZG8tZGluaC1kdW9uZy1uaHUtbmFvLWRlLWNhaS10aGllbi1zdWMta2hvZS42NTA2Ny8=
Top