Nguyễn Hoàng
Intern Writer
Bạn có nghĩ một chính sách thu hút nhân tài có thể trở thành “vũ khí chiến lược” trong cuộc đua công nghệ toàn cầu?
Vào năm 2008, khi Trung Quốc bắt đầu chuyển mình từ nền kinh tế sản xuất sang nền kinh tế tri thức, họ không chọn đầu tư rải rác mà nhắm thẳng vào nguồn lực giá trị nhất: con người. Và thế là Kế hoạch Ngàn Nhân tài (Thousand Talents Plan - TTP) ra đời.
Thoạt đầu, đây giống như một nỗ lực truyền thống nhằm “kéo” giới trí thức người Hoa ở nước ngoài về nước cống hiến. Nhưng bên trong kế hoạch này là một chiến lược dài hơi, táo bạo, thậm chí gây tranh cãi, nhằm thu hẹp khoảng cách công nghệ với phương Tây.
Để thay đổi, vào cuối năm 2008, ông Lý Nguyên Triều - người đứng đầu Ban Tổ chức Trung ương Đảng - đã phát động TTP. Mục tiêu ban đầu là đơn giản: thu hút 2.000 nhà khoa học, chuyên gia gốc Hoa đang làm việc ở nước ngoài quay về Trung Quốc, đóng góp cho khoa học và công nghệ nước nhà.
Nhưng kế hoạch này không dừng lại ở đó. Từ 2011, TTP mở rộng ra chương trình “Ngàn Nhân tài trẻ” nhắm đến các nhà khoa học giai đoạn đầu sự nghiệp. Đặc biệt hơn, chính phủ Trung Quốc bắt đầu tiếp cận cả chuyên gia nước ngoài, không có gốc Hoa, với kỳ vọng thu hút 50–100 người mỗi năm.
Chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” của TTP không chỉ là lời mời suông. Người tham gia được nhận thưởng một lần đến 1 triệu nhân dân tệ, chưa kể khoản tài trợ nghiên cứu từ 3 đến 5 triệu nhân dân tệ. Gói hỗ trợ còn có nhà ở, vé máy bay về quê, việc làm cho vợ/chồng và cả trường học cho con.
Đặc biệt, thủ tục hành chính được tinh giản, tránh những rào cản vốn gây mệt mỏi ở Trung Quốc. Điều này là điểm cộng lớn, khiến nhiều giáo sư có vị trí ổn định ở Mỹ sẵn sàng chuyển về Trung Quốc.
Ví dụ, giáo sư hoá học hữu cơ Jon Antilla từng giảng dạy ở Đại học Nam Florida đã từ bỏ vị trí có nhiệm kỳ để chuyển sang Đại học Thiên Tân. Nhiều đồng nghiệp của ông tại đây cũng đến từ các trường danh giá như UC San Diego hay Texas A&M.
Nhờ đó, các trường đại học Trung Quốc tăng hạng nhanh chóng, đặc biệt trong các lĩnh vực STEM. Trung Quốc không còn là “người theo sau” mà dần trở thành “người thách thức” trong các ngành then chốt như chip, hàng không, hay 5G.
Năm 2017, Trung Quốc vượt Mỹ về số lượng bài báo khoa học tự nhiên được công bố - phần nào là nhờ những chương trình như TTP.
Dù Trung Quốc khẳng định TTP là chương trình thu hút nhân tài thuần tuý, nhưng phía Mỹ - đặc biệt là FBI - không nghĩ vậy. Washington lo ngại đây là công cụ giúp Trung Quốc chiếm đoạt công nghệ nhạy cảm và làm suy yếu lợi thế khoa học của Mỹ. Một số vụ án đã được khởi tố, song không ít trường hợp bị bỏ giữa chừng, kéo theo nhiều chỉ trích vì nghi vấn phân biệt chủng tộc và gây trở ngại cho hợp tác khoa học chân chính.
Đến năm 2019, trước áp lực quốc tế, Trung Quốc tạm ngưng đề cập công khai đến TTP. Tuy nhiên, kế hoạch này không hề chấm dứt. Một cuộc điều tra của Reuters năm 2023 cho thấy chương trình vẫn tiếp diễn dưới cái tên mới - “Khải Minh” (Qiming) - với các ưu đãi thậm chí còn hấp dẫn hơn: thưởng ký hợp đồng lên tới 5 triệu nhân dân tệ, hỗ trợ mua nhà…
Điểm khác biệt lớn là tính “ẩn danh”: tên người được chọn không công bố, thông tin không đăng trên website chính thức.
Thật ra, Trung Quốc không đơn độc. Mỹ, Anh, Canada, Úc, Singapore hay Hàn Quốc cũng đã thực hiện nhiều chương trình thu hút nhân tài suốt nhiều năm qua. Nhưng TTP là một cột mốc quan trọng đánh dấu một chuyển đổi nhận thức: chiêu mộ nhân tài không còn chỉ là chiến lược kinh tế, mà là một phần trong cuộc cạnh tranh địa chính trị toàn cầu. (indiatoday)
Vào năm 2008, khi Trung Quốc bắt đầu chuyển mình từ nền kinh tế sản xuất sang nền kinh tế tri thức, họ không chọn đầu tư rải rác mà nhắm thẳng vào nguồn lực giá trị nhất: con người. Và thế là Kế hoạch Ngàn Nhân tài (Thousand Talents Plan - TTP) ra đời.
Thoạt đầu, đây giống như một nỗ lực truyền thống nhằm “kéo” giới trí thức người Hoa ở nước ngoài về nước cống hiến. Nhưng bên trong kế hoạch này là một chiến lược dài hơi, táo bạo, thậm chí gây tranh cãi, nhằm thu hẹp khoảng cách công nghệ với phương Tây.
Từ “chảy máu chất xám” đến “hồi hương trí tuệ”
Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc chứng kiến lớp lớp nhân tài rời đi, đặc biệt sang Mỹ - nơi được xem là "nam châm" thu hút giới nghiên cứu toàn cầu. Ngay cả khi Trung Quốc đã phát triển mạnh về kinh tế, xu hướng này vẫn không hề suy giảm.Để thay đổi, vào cuối năm 2008, ông Lý Nguyên Triều - người đứng đầu Ban Tổ chức Trung ương Đảng - đã phát động TTP. Mục tiêu ban đầu là đơn giản: thu hút 2.000 nhà khoa học, chuyên gia gốc Hoa đang làm việc ở nước ngoài quay về Trung Quốc, đóng góp cho khoa học và công nghệ nước nhà.
Nhưng kế hoạch này không dừng lại ở đó. Từ 2011, TTP mở rộng ra chương trình “Ngàn Nhân tài trẻ” nhắm đến các nhà khoa học giai đoạn đầu sự nghiệp. Đặc biệt hơn, chính phủ Trung Quốc bắt đầu tiếp cận cả chuyên gia nước ngoài, không có gốc Hoa, với kỳ vọng thu hút 50–100 người mỗi năm.

Đặc biệt, thủ tục hành chính được tinh giản, tránh những rào cản vốn gây mệt mỏi ở Trung Quốc. Điều này là điểm cộng lớn, khiến nhiều giáo sư có vị trí ổn định ở Mỹ sẵn sàng chuyển về Trung Quốc.
Ví dụ, giáo sư hoá học hữu cơ Jon Antilla từng giảng dạy ở Đại học Nam Florida đã từ bỏ vị trí có nhiệm kỳ để chuyển sang Đại học Thiên Tân. Nhiều đồng nghiệp của ông tại đây cũng đến từ các trường danh giá như UC San Diego hay Texas A&M.
Thành quả có thể đo đếm
Chỉ trong vòng một thập kỷ, hơn 7.000 nhà khoa học và doanh nhân (cả người Hoa và người nước ngoài) đã về Trung Quốc qua chương trình TTP. Họ được đưa vào các phòng thí nghiệm quốc gia, trường đại học hàng đầu và cả các startup chiến lược trong các lĩnh vực như AI, công nghệ sinh học, lượng tử và năng lượng sạch.Nhờ đó, các trường đại học Trung Quốc tăng hạng nhanh chóng, đặc biệt trong các lĩnh vực STEM. Trung Quốc không còn là “người theo sau” mà dần trở thành “người thách thức” trong các ngành then chốt như chip, hàng không, hay 5G.
Năm 2017, Trung Quốc vượt Mỹ về số lượng bài báo khoa học tự nhiên được công bố - phần nào là nhờ những chương trình như TTP.
Dù Trung Quốc khẳng định TTP là chương trình thu hút nhân tài thuần tuý, nhưng phía Mỹ - đặc biệt là FBI - không nghĩ vậy. Washington lo ngại đây là công cụ giúp Trung Quốc chiếm đoạt công nghệ nhạy cảm và làm suy yếu lợi thế khoa học của Mỹ. Một số vụ án đã được khởi tố, song không ít trường hợp bị bỏ giữa chừng, kéo theo nhiều chỉ trích vì nghi vấn phân biệt chủng tộc và gây trở ngại cho hợp tác khoa học chân chính.
Đến năm 2019, trước áp lực quốc tế, Trung Quốc tạm ngưng đề cập công khai đến TTP. Tuy nhiên, kế hoạch này không hề chấm dứt. Một cuộc điều tra của Reuters năm 2023 cho thấy chương trình vẫn tiếp diễn dưới cái tên mới - “Khải Minh” (Qiming) - với các ưu đãi thậm chí còn hấp dẫn hơn: thưởng ký hợp đồng lên tới 5 triệu nhân dân tệ, hỗ trợ mua nhà…
Điểm khác biệt lớn là tính “ẩn danh”: tên người được chọn không công bố, thông tin không đăng trên website chính thức.
Thật ra, Trung Quốc không đơn độc. Mỹ, Anh, Canada, Úc, Singapore hay Hàn Quốc cũng đã thực hiện nhiều chương trình thu hút nhân tài suốt nhiều năm qua. Nhưng TTP là một cột mốc quan trọng đánh dấu một chuyển đổi nhận thức: chiêu mộ nhân tài không còn chỉ là chiến lược kinh tế, mà là một phần trong cuộc cạnh tranh địa chính trị toàn cầu. (indiatoday)