NhatDuy
Intern Writer
Khi đèn báo động tại Sở giao dịch chứng khoán Tokyo nhấp nháy, Trung Quốc bất ngờ bán tháo 80 tỷ USD (gần 2 triệu tỷ VNĐ) trái phiếu Mỹ, trong khi Ngân hàng Nhật Bản cũng vội vàng thanh lý khẩn cấp 20,6 tỷ USD (khoảng 520 nghìn tỷ VNĐ). Tình trạng này khiến thế giới dường như đang chứng kiến một “cuộc tháo chạy” khỏi nợ công Hoa Kỳ. Dù vậy, mỗi ngày, Hoa Kỳ vẫn đang bổ sung thêm 5,5 tỷ USD (hơn 139 nghìn tỷ VNĐ) vào khoản nợ của mình. Thế nhưng, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen lại cho rằng đó “không phải là vấn đề lớn”.
Vì sao Mỹ có thể ung dung như vậy giữa cơn khủng hoảng nợ? Lý do nằm ở quyền bá chủ của đồng đô la. Hiện 59% dự trữ ngoại hối toàn cầu và 40% giao dịch thương mại quốc tế được thanh toán bằng đô la Mỹ, cho phép Hoa Kỳ sử dụng tiền do chính mình in ra để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ từ khắp nơi trên thế giới. Hơn nữa, Mỹ còn kiểm soát hệ thống tài chính toàn cầu từ xa. Năm 2023, lãi suất LIBOR được thay thế bởi SOFR do chính Mỹ điều chỉnh, ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn tỷ USD khoản vay toàn cầu.
Việc ai đó bán nợ Mỹ không khiến Washington lo lắng, vì điều đó chỉ khiến chi phí vay vốn toàn cầu tăng mạnh. Kết quả, các quốc gia khác buộc phải tiếp tục mua vào, để giữ ổn định cho thị trường, dù là trong cay đắng.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thậm chí sử dụng chiến thuật “thu hoạch toàn cầu”: khi hạ lãi suất, dòng tiền USD đổ ra nước ngoài để đầu tư vào bất động sản, chứng khoán. Khi tăng lãi suất, tiền lại chảy về Mỹ mua trái phiếu, khiến các đồng tiền khác mất giá. Năm 2022, sau khi Fed tăng lãi suất, các đồng tiền khác mất giá trung bình 12%, nhưng lượng tiền đổ vào mua nợ Mỹ lại tăng 7%. Hoa Kỳ thực sự đang dùng tiền của cả thế giới để chi trả lãi cho chính mình.
Cách mà Mỹ “vỡ nợ hợp pháp” là phá giá đồng đô la. Từ năm 2023 đến 2025, chỉ số đô la Mỹ giảm từ 105 xuống 85, tương đương mất khoảng 40% sức mua. Trung Quốc, với 1 nghìn tỷ USD nợ Mỹ, đã mất hàng trăm tỷ chỉ vì tỷ giá. Cùng lúc đó, Mỹ cũng buộc Ả Rập Xê Út tăng sản lượng và giảm giá dầu xuống còn 70 USD (gần 1,77 triệu VNĐ/thùng), nhưng giá năng lượng nội địa vẫn tăng 12%. Các nhà kinh tế học từng đoạt Nobel gọi đây là “vụ cướp tài chính tinh vi nhất thế kỷ 21”.
Tuy nhiên, chi phí vay của Mỹ cũng đang trở thành gánh nặng. Năm 2024, lãi suất phải trả cho nợ công đạt 881 tỷ USD (khoảng 22,2 triệu tỷ VNĐ), cao hơn cả ngân sách quốc phòng. Dự kiến đến năm 2035, con số này sẽ vượt 1.800 tỷ USD. Tháng 6 năm 2025, riêng khoản nợ đáo hạn hàng tháng đã lên tới 6.500 tỷ USD (gần 164 triệu tỷ VNĐ), cao hơn GDP cả năm của hầu hết các quốc gia.
Cùng lúc, xu hướng phi đô la hóa đang lan rộng. 35% dân số các quốc gia BRICS giao dịch bằng nội tệ, Saudi Arabia chấp nhận Nhân dân tệ kỹ thuật số trong giao dịch dầu thô, và hơn 60% giao dịch dầu mỏ của Nga không còn dùng đô la. Các ngân hàng trung ương đẩy mạnh mua vàng, với hơn 1.000 tấn được gom vào mỗi năm trong ba năm liên tiếp.
Ngay cả cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers cũng phải thốt lên: “Đây là bản xem trước sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods!”
Sau tất cả, hệ thống tài chính toàn cầu đang bị thao túng bằng “thuật giả kim” mang tên bá quyền đô la. Mỹ vay, cả thế giới gồng mình trả. Dù chính phủ Mỹ tuyên bố “mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát”, nhưng thực tế cho thấy ánh đèn đỏ của sàn giao dịch Tokyo đang báo động cho sự kết thúc của một kỷ nguyên. Nếu năm 1933, sự phá giá đồng đô la khởi nguồn cho chiến tranh tiền tệ toàn cầu, thì năm 2025 có thể còn nghiêm trọng hơn.

Vì sao Mỹ có thể ung dung như vậy giữa cơn khủng hoảng nợ? Lý do nằm ở quyền bá chủ của đồng đô la. Hiện 59% dự trữ ngoại hối toàn cầu và 40% giao dịch thương mại quốc tế được thanh toán bằng đô la Mỹ, cho phép Hoa Kỳ sử dụng tiền do chính mình in ra để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ từ khắp nơi trên thế giới. Hơn nữa, Mỹ còn kiểm soát hệ thống tài chính toàn cầu từ xa. Năm 2023, lãi suất LIBOR được thay thế bởi SOFR do chính Mỹ điều chỉnh, ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn tỷ USD khoản vay toàn cầu.
Việc ai đó bán nợ Mỹ không khiến Washington lo lắng, vì điều đó chỉ khiến chi phí vay vốn toàn cầu tăng mạnh. Kết quả, các quốc gia khác buộc phải tiếp tục mua vào, để giữ ổn định cho thị trường, dù là trong cay đắng.
Trò chơi tài chính toàn cầu: Mỹ vay, thế giới trả
Dù Trung Quốc, Nhật Bản hay Anh đang bán tháo trái phiếu Mỹ, Mỹ vẫn bình thản. Thị trường nợ công của nước này giao dịch hơn 600 tỷ USD mỗi ngày (khoảng 15 triệu tỷ VNĐ), gấp 10 lần so với thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn: càng nhiều người mua thì nợ Mỹ lại càng được coi là an toàn.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thậm chí sử dụng chiến thuật “thu hoạch toàn cầu”: khi hạ lãi suất, dòng tiền USD đổ ra nước ngoài để đầu tư vào bất động sản, chứng khoán. Khi tăng lãi suất, tiền lại chảy về Mỹ mua trái phiếu, khiến các đồng tiền khác mất giá. Năm 2022, sau khi Fed tăng lãi suất, các đồng tiền khác mất giá trung bình 12%, nhưng lượng tiền đổ vào mua nợ Mỹ lại tăng 7%. Hoa Kỳ thực sự đang dùng tiền của cả thế giới để chi trả lãi cho chính mình.
Cách mà Mỹ “vỡ nợ hợp pháp” là phá giá đồng đô la. Từ năm 2023 đến 2025, chỉ số đô la Mỹ giảm từ 105 xuống 85, tương đương mất khoảng 40% sức mua. Trung Quốc, với 1 nghìn tỷ USD nợ Mỹ, đã mất hàng trăm tỷ chỉ vì tỷ giá. Cùng lúc đó, Mỹ cũng buộc Ả Rập Xê Út tăng sản lượng và giảm giá dầu xuống còn 70 USD (gần 1,77 triệu VNĐ/thùng), nhưng giá năng lượng nội địa vẫn tăng 12%. Các nhà kinh tế học từng đoạt Nobel gọi đây là “vụ cướp tài chính tinh vi nhất thế kỷ 21”.
Tuy nhiên, chi phí vay của Mỹ cũng đang trở thành gánh nặng. Năm 2024, lãi suất phải trả cho nợ công đạt 881 tỷ USD (khoảng 22,2 triệu tỷ VNĐ), cao hơn cả ngân sách quốc phòng. Dự kiến đến năm 2035, con số này sẽ vượt 1.800 tỷ USD. Tháng 6 năm 2025, riêng khoản nợ đáo hạn hàng tháng đã lên tới 6.500 tỷ USD (gần 164 triệu tỷ VNĐ), cao hơn GDP cả năm của hầu hết các quốc gia.
Cùng lúc, xu hướng phi đô la hóa đang lan rộng. 35% dân số các quốc gia BRICS giao dịch bằng nội tệ, Saudi Arabia chấp nhận Nhân dân tệ kỹ thuật số trong giao dịch dầu thô, và hơn 60% giao dịch dầu mỏ của Nga không còn dùng đô la. Các ngân hàng trung ương đẩy mạnh mua vàng, với hơn 1.000 tấn được gom vào mỗi năm trong ba năm liên tiếp.
Ngay cả cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers cũng phải thốt lên: “Đây là bản xem trước sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods!”
Sau tất cả, hệ thống tài chính toàn cầu đang bị thao túng bằng “thuật giả kim” mang tên bá quyền đô la. Mỹ vay, cả thế giới gồng mình trả. Dù chính phủ Mỹ tuyên bố “mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát”, nhưng thực tế cho thấy ánh đèn đỏ của sàn giao dịch Tokyo đang báo động cho sự kết thúc của một kỷ nguyên. Nếu năm 1933, sự phá giá đồng đô la khởi nguồn cho chiến tranh tiền tệ toàn cầu, thì năm 2025 có thể còn nghiêm trọng hơn.