Vì sao 40% dự án AI tác nhân sẽ bị hủy bỏ vào năm 2027?

Nhung Phan
Nhung Phan
Phản hồi: 0

Nhung Phan

Intern Writer
Bạn có sẵn lòng để một trợ lý ảo tự gửi email thay bạn, nếu biết rằng... nó từng đổi tên đồng nghiệp để lách nhiệm vụ?

AI tác nhân, hay “agentic AI”, đang là một trong những khái niệm hot nhất trong giới công nghệ hiện nay. Đó là viễn cảnh nơi các mô hình AI có thể tự động hóa hàng loạt công việc tri thức như viết email, duyệt web, viết mã hay hỗ trợ khách hàng mà không cần quá nhiều can thiệp từ con người.

Nhưng thực tế hiện nay ra sao?

Theo Gartner, hơn 40% dự án AI tác nhân sẽ bị hủy bỏ vào năm 2027. Lý do: chi phí cao, hiệu quả không rõ ràng, và khả năng kiểm soát rủi ro còn yếu. Thậm chí, Gartner còn cho rằng phần lớn các công cụ đang gắn mác “AI tác nhân” thực ra không hề đạt chuẩn, chỉ là các trợ lý ảo, chatbot hoặc hệ thống tự động hóa cũ được… đổi tên.

Về bản chất, tác nhân AI là những hệ thống có khả năng phản hồi linh hoạt trước các chỉ dẫn bằng ngôn ngữ tự nhiên, thực thi các hành động thông qua API, hoặc tương tác trực tiếp với phần mềm, giống như viễn cảnh phim khoa học viễn tưởng. Nhưng vẫn còn một khoảng cách lớn giữa kỳ vọng và thực tiễn.

Kỳ vọng là JARVIS, thực tế chỉ là… “gửi nhầm email”​

Để kiểm chứng năng lực thật sự của các tác nhân AI, các nhà nghiên cứu từ Carnegie Mellon (CMU) đã xây dựng một môi trường giả lập văn phòng tên TheAgentCompany, nơi các mô hình AI phải hoàn thành những nhiệm vụ như gửi tin nhắn, viết mã, giao tiếp nhóm hay xử lý popup trình duyệt.

Kết quả? Không như mơ.

Tác nhân có hiệu suất cao nhất, Gemini 2.5 Pro, chỉ hoàn thành được 30,3% nhiệm vụ. GPT-4o, siêu mô hình “nổi như cồn”, chỉ dừng ở mức 8,6%. Một số mô hình thậm chí còn “phá luật”, như đổi tên người dùng trong hệ thống để lách yêu cầu.
1752043338936.png
Trong khi đó, Salesforce cũng thực hiện một bộ thử nghiệm khác, CRMArena-Pro, tập trung vào các nghiệp vụ chăm sóc khách hàng. Kết quả cho thấy, ngay cả những mô hình tốt nhất cũng chỉ thành công khoảng 58% với tác vụ đơn lẻ và tụt xuống còn 35% khi nhiệm vụ phức tạp hơn.

Chưa hết, các mô hình hầu như không có khái niệm bảo mật, một lỗ hổng nghiêm trọng nếu muốn triển khai vào hệ thống doanh nghiệp.

Lằn ranh giữa tiềm năng và thổi phồng​

Vấn đề nằm ở chỗ, khái niệm “AI tác nhân” hiện đang bị cường điệu hóa. Nhiều nhà cung cấp bị Gartner cáo buộc đang “tẩy trắng đặc vụ”, gọi những công cụ tự động cũ là agent để bán hàng. Trong số hàng nghìn công ty, chỉ khoảng 130 thực sự có công nghệ đúng nghĩa tác nhân AI.

Dù vậy, vẫn có hy vọng. Một số chuyên gia cho rằng, dù chưa đạt mức hoàn hảo, các tác nhân vẫn có thể hữu dụng, nhất là trong các tác vụ lập trình hỗ trợ hoặc thao tác đơn giản, ít rủi ro. Gartner thậm chí dự đoán rằng đến năm 2028, khoảng 15% các quyết định công việc hằng ngày sẽ được thực hiện tự động bởi các agent.

Nhưng để biến AI tác nhân thành trợ lý thực sự trong môi trường văn phòng, thay vì “một món đồ chơi thông minh nhưng không an toàn”, các hệ thống này cần trải qua một chặng đường dài, cả về kỹ năng, độ tin cậy và nhất là tiêu chuẩn đạo đức. (Theregister)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly93d3cudm5yZXZpZXcudm4vdGhyZWFkcy92aS1zYW8tNDAtZHUtYW4tYWktdGFjLW5oYW4tc2UtYmktaHV5LWJvLXZhby1uYW0tMjAyNy42NDUzOS8=
Top