Thảo Nông
Writer
Trung Quốc đang triển khai một dự án phát triển hệ thống tàu đệm từ qua ống chân không với tốc độ đáng kinh ngạc. Hệ thống này còn được gọi là “tàu siêu tốc đi như bay”, với khả năng di chuyển tối đa đạt 1.000 km/h, nhanh hơn cả máy bay (890 đến 945km/h). Thử nghiệm cho thấy hệ thống tàu siêu tốc này đã đạt đủ các điều kiện để được phê duyệt.
Đại diện của dự án cho biết thử nghiệm này đã cải thiện mức độ hoàn thiện tổng thể của hệ thống, từ đó đặt nền tảng kỹ thuật vững chắc cho thử nghiệm tiếp theo.
Cuộc thử nghiệm được thực hiện trong một ống chân không ngắn, có chiều dài 2 km và cũng là giai đoạn đầu tiên của dự án. Hiệu suất và kết quả thử nghiệm đúng với các số liệu được xác định từ trước, bao gồm hành trình và phanh của hệ thống treo từ tính, tốc độ di chuyển tối đa và chiều cao của hệ thống treo.
“Tàu siêu tốc đi như bay” của Trung Quốc có thể được triển khai trên các tuyến đường di chuyển ở những cụm siêu thành phố tại nước này. Báo cáo thử nghiệm cho biết, hệ thống mới có thể rút ngắn thời gian di chuyển giữa Bắc Kinh và Thượng Hải vốn có có khoảng cách khoảng 1.200 Km (tương đương từ Hà Nội đến Nha Trang), xuống chỉ còn 90 phút, nhanh còn hơn cả máy bay, vốn phải mất tới 2 tiếng.
Hệ thống thử nghiệm sử dụng công nghệ treo lướt từ trường siêu dẫn mới nhất, tách tàu khỏi mặt đất nhằm loại bỏ lực cản ma sát, đồng thời sử dụng các đường ống chân không để tối đa lực cản không khí.
Sun Zhang, chuyên gia ngành đường sắt tại Đại học Đồng Tế Thượng Hải, chia sẻ với Global Times, cuộc thử nghiệm thành công mở ra tiến trình cụ thể trong kế hoạch phát triển tàu siêu tốc của Trung Quốc. Ông cho biết, việc xác minh về độ an toàn trong dài hạn cần được hoàn thành trước khi hệ thống tàu này được sử dụng phổ biến.
Tuyến đường sắt thử nghiệm với kích thước hoàn chỉnh được hợp tác xây dựng bởi chính quyền tỉnh Sơn Tây và Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, được đặt tại Đại Đồng (tỉnh Sơn Tây). Việc xây dựng được khởi công từ tháng 4/2022 và hoàn thành vào tháng 11/2023. Dự án được kết hợp công nghệ vũ trụ và công nghệ vận tải đường sắt mặt đất, nhằm tạo ra những đoàn tàu có tốc độ tối đa 1.000 km/h.
Ý tưởng về hệ thống vận chuyển trong ống áp suất thấp được đề xuất từ năm 2012 bởi tỷ phú Elon Musk. Ông đặt tên cho hệ thống này là Hyperloop. Tuy nhiên, công ty phát triển hệ thống này là Hyperloop One đã đóng cửa vào cuối năm ngoái. Trong khi đó, Virgin Hyperloop có trụ sở tại Anh đã thử nghiệm thành công hệ thống chở khách đầu tiên vào năm 2020.
Các nhà phân tích nhận định rằng rất khó để dự đoán quốc gia nào sẽ là quốc gia đầu tiên vận hành tàu đệm từ siêu tốc, song sẽ thực tế hơn nếu những hệ thống như vậy mang lại lợi nhuận ở Trung Quốc, nơi đông dân số và có nền tảng vận tài đường sắt quy mô lớn.
Dữ liệu chính thức cho thấy, tính đến cuối năm 2023, tổng chiều dài hệ thống đường sắt của Trung Quốc đạt 159.000 km, trong đó hơn 45.000 km là đường cho tàu siêu tốc.
Đại diện của dự án cho biết thử nghiệm này đã cải thiện mức độ hoàn thiện tổng thể của hệ thống, từ đó đặt nền tảng kỹ thuật vững chắc cho thử nghiệm tiếp theo.
Cuộc thử nghiệm được thực hiện trong một ống chân không ngắn, có chiều dài 2 km và cũng là giai đoạn đầu tiên của dự án. Hiệu suất và kết quả thử nghiệm đúng với các số liệu được xác định từ trước, bao gồm hành trình và phanh của hệ thống treo từ tính, tốc độ di chuyển tối đa và chiều cao của hệ thống treo.
“Tàu siêu tốc đi như bay” của Trung Quốc có thể được triển khai trên các tuyến đường di chuyển ở những cụm siêu thành phố tại nước này. Báo cáo thử nghiệm cho biết, hệ thống mới có thể rút ngắn thời gian di chuyển giữa Bắc Kinh và Thượng Hải vốn có có khoảng cách khoảng 1.200 Km (tương đương từ Hà Nội đến Nha Trang), xuống chỉ còn 90 phút, nhanh còn hơn cả máy bay, vốn phải mất tới 2 tiếng.
Hệ thống thử nghiệm sử dụng công nghệ treo lướt từ trường siêu dẫn mới nhất, tách tàu khỏi mặt đất nhằm loại bỏ lực cản ma sát, đồng thời sử dụng các đường ống chân không để tối đa lực cản không khí.
Sun Zhang, chuyên gia ngành đường sắt tại Đại học Đồng Tế Thượng Hải, chia sẻ với Global Times, cuộc thử nghiệm thành công mở ra tiến trình cụ thể trong kế hoạch phát triển tàu siêu tốc của Trung Quốc. Ông cho biết, việc xác minh về độ an toàn trong dài hạn cần được hoàn thành trước khi hệ thống tàu này được sử dụng phổ biến.
Tuyến đường sắt thử nghiệm với kích thước hoàn chỉnh được hợp tác xây dựng bởi chính quyền tỉnh Sơn Tây và Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, được đặt tại Đại Đồng (tỉnh Sơn Tây). Việc xây dựng được khởi công từ tháng 4/2022 và hoàn thành vào tháng 11/2023. Dự án được kết hợp công nghệ vũ trụ và công nghệ vận tải đường sắt mặt đất, nhằm tạo ra những đoàn tàu có tốc độ tối đa 1.000 km/h.
Ý tưởng về hệ thống vận chuyển trong ống áp suất thấp được đề xuất từ năm 2012 bởi tỷ phú Elon Musk. Ông đặt tên cho hệ thống này là Hyperloop. Tuy nhiên, công ty phát triển hệ thống này là Hyperloop One đã đóng cửa vào cuối năm ngoái. Trong khi đó, Virgin Hyperloop có trụ sở tại Anh đã thử nghiệm thành công hệ thống chở khách đầu tiên vào năm 2020.
Các nhà phân tích nhận định rằng rất khó để dự đoán quốc gia nào sẽ là quốc gia đầu tiên vận hành tàu đệm từ siêu tốc, song sẽ thực tế hơn nếu những hệ thống như vậy mang lại lợi nhuận ở Trung Quốc, nơi đông dân số và có nền tảng vận tài đường sắt quy mô lớn.
Dữ liệu chính thức cho thấy, tính đến cuối năm 2023, tổng chiều dài hệ thống đường sắt của Trung Quốc đạt 159.000 km, trong đó hơn 45.000 km là đường cho tàu siêu tốc.