ThanhDat
Intern Writer
Sụp mi bẩm sinh là tình trạng mi mắt trên sa xuống so với vị trí bình thường ngay từ khi trẻ sinh ra hoặc thấy rõ trong vài tháng đầu sau sinh. Tình trạng này có thể xuất hiện ở một hoặc hai mắt. Nếu không được điều trị, trẻ có nguy cơ mắc các chứng rối loạn thị giác, nhược thị. Trẻ nên được phẫu thuật trước độ tuổi đi học nhằm tránh các biến chứng về thị lực và cột sống cổ do sụp mi gây ra. Khoa Phẫu thuật Tạo hình và Vi phẫu, Bệnh viện TWQĐ 108 là đơn vị thường xuyên tiếp nhận và điều trị treo mi cho nhiều trẻ bị sụp mi bẩm sinh mức độ nặng.
Công tác theo dõi và chăm sóc sau mổ của điều dưỡng tại khoa đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần điều trị thành công cho các ca bệnh. Dưới đây là các giai đoạn chính trong quá trình phục hồi và chăm sóc cần lưu ý:
1–3 ngày đầu sau phẫu thuật:
Thời điểm ngay sau mổ, mi mắt thường sưng nề, kèm theo các triệu chứng đau tại vết mổ và khô mắt do hở mi nhiều – mắt nhắm không kín.
Toàn thân: Trẻ cần được dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm nề và giảm đau, tính liều theo cân nặng.
Tại chỗ: Vệ sinh vết mổ bằng tăm bông và nước muối sinh lý, lau nhẹ qua mép vết mổ để loại bỏ máu khô hoặc vảy tiết. Rửa sạch toàn bộ vùng mắt bằng nước muối sinh lý, sau đó lau khô bằng khăn sạch. Do trong những tuần đầu mắt trẻ không thể nhắm kín, cần nhỏ nước mắt nhân tạo và tra mỡ mắt hằng ngày để tránh khô giác mạc.
Ban ngày: Nhỏ nước mắt nhân tạo vào bên mắt phẫu thuật, theo chỉ dẫn về số lượng và tần suất của nhà sản xuất phù hợp với độ tuổi.
Ban đêm: Tra mỡ kháng sinh chuyên dụng vào kết mạc trước khi ngủ. Người lớn dùng ngón tay đè da mi dưới để lộn kết mạc mi dưới của trẻ, sau đó tra mỡ trực tiếp, mỡ sẽ tự động dàn đều vào vùng kết mạc.
Chườm lạnh: Có thể thực hiện trong 2 ngày đầu để giảm sưng, chườm vùng mi trên và cung mày thông qua gạc hoặc khăn lót, tránh để nước chảy vào vết mổ.
Sinh hoạt: Trẻ cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và môi trường bụi bẩn.
Ngày thứ 4–7 sau mổ:
Mi mắt bắt đầu giảm sưng, không còn đau nhưng vẫn còn hở mi nhiều. Tiếp tục nhỏ nước mắt nhân tạo và tra mỡ như giai đoạn đầu. Nếu mắt có bầm tím, có thể chườm ấm để nhanh tan. Nên đeo kính râm khi ra ngoài và tránh dụi tay vào mắt.
Với các trường hợp được khâu kín cò mi hoặc băng cò mi: cần tái khám để rút chỉ hoặc bóc băng đúng thời điểm.
Sau mổ 1 tuần:
Mắt giảm sưng nề, vết mổ liền tốt, mức độ hở mi giảm dần. Tiến hành tái khám và cắt chỉ tại cơ sở y tế đã phẫu thuật.
Giai đoạn sau mổ 1–3 tháng:
Mắt hết sưng, có thể nhắm kín một phần. Trẻ nên được tái khám theo các mốc: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm sau mổ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu tái phát sụp mi hoặc co rút – cần điều chỉnh sớm nhằm tránh biến chứng.
Phục hồi sau phẫu thuật sụp mi là quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn chăm sóc. Với sự chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục và chức năng mi mắt trở lại bình thường, tránh được các biến chứng không mong muốn. Hãy luôn ghi nhớ rằng: sức khỏe đôi mắt không chỉ phụ thuộc vào một ca phẫu thuật thành công mà còn nhờ sự chăm sóc kỹ lưỡng sau đó. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình phục hồi, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Điều dưỡng Lê Hải Yến, Khoa Phẫu thuật Tạo hình và Vi phẫu, Bệnh viện TWQĐ 108
Đọc chi tiết tại đây: https://www.benhvien108.vn/y-hoc-th...mo-treo-mi-do-sup-mi-bam-sinh-muc-do-nang.htm

Công tác theo dõi và chăm sóc sau mổ của điều dưỡng tại khoa đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần điều trị thành công cho các ca bệnh. Dưới đây là các giai đoạn chính trong quá trình phục hồi và chăm sóc cần lưu ý:
1–3 ngày đầu sau phẫu thuật:
Thời điểm ngay sau mổ, mi mắt thường sưng nề, kèm theo các triệu chứng đau tại vết mổ và khô mắt do hở mi nhiều – mắt nhắm không kín.
Toàn thân: Trẻ cần được dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm nề và giảm đau, tính liều theo cân nặng.
Tại chỗ: Vệ sinh vết mổ bằng tăm bông và nước muối sinh lý, lau nhẹ qua mép vết mổ để loại bỏ máu khô hoặc vảy tiết. Rửa sạch toàn bộ vùng mắt bằng nước muối sinh lý, sau đó lau khô bằng khăn sạch. Do trong những tuần đầu mắt trẻ không thể nhắm kín, cần nhỏ nước mắt nhân tạo và tra mỡ mắt hằng ngày để tránh khô giác mạc.
Ban ngày: Nhỏ nước mắt nhân tạo vào bên mắt phẫu thuật, theo chỉ dẫn về số lượng và tần suất của nhà sản xuất phù hợp với độ tuổi.
Ban đêm: Tra mỡ kháng sinh chuyên dụng vào kết mạc trước khi ngủ. Người lớn dùng ngón tay đè da mi dưới để lộn kết mạc mi dưới của trẻ, sau đó tra mỡ trực tiếp, mỡ sẽ tự động dàn đều vào vùng kết mạc.
Chườm lạnh: Có thể thực hiện trong 2 ngày đầu để giảm sưng, chườm vùng mi trên và cung mày thông qua gạc hoặc khăn lót, tránh để nước chảy vào vết mổ.
Sinh hoạt: Trẻ cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và môi trường bụi bẩn.
Ngày thứ 4–7 sau mổ:
Mi mắt bắt đầu giảm sưng, không còn đau nhưng vẫn còn hở mi nhiều. Tiếp tục nhỏ nước mắt nhân tạo và tra mỡ như giai đoạn đầu. Nếu mắt có bầm tím, có thể chườm ấm để nhanh tan. Nên đeo kính râm khi ra ngoài và tránh dụi tay vào mắt.
Với các trường hợp được khâu kín cò mi hoặc băng cò mi: cần tái khám để rút chỉ hoặc bóc băng đúng thời điểm.
Sau mổ 1 tuần:
Mắt giảm sưng nề, vết mổ liền tốt, mức độ hở mi giảm dần. Tiến hành tái khám và cắt chỉ tại cơ sở y tế đã phẫu thuật.
Giai đoạn sau mổ 1–3 tháng:
Mắt hết sưng, có thể nhắm kín một phần. Trẻ nên được tái khám theo các mốc: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm sau mổ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu tái phát sụp mi hoặc co rút – cần điều chỉnh sớm nhằm tránh biến chứng.
Phục hồi sau phẫu thuật sụp mi là quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn chăm sóc. Với sự chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục và chức năng mi mắt trở lại bình thường, tránh được các biến chứng không mong muốn. Hãy luôn ghi nhớ rằng: sức khỏe đôi mắt không chỉ phụ thuộc vào một ca phẫu thuật thành công mà còn nhờ sự chăm sóc kỹ lưỡng sau đó. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình phục hồi, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Điều dưỡng Lê Hải Yến, Khoa Phẫu thuật Tạo hình và Vi phẫu, Bệnh viện TWQĐ 108
Đọc chi tiết tại đây: https://www.benhvien108.vn/y-hoc-th...mo-treo-mi-do-sup-mi-bam-sinh-muc-do-nang.htm