Tại sao nhiều người đi xe điện lại bị say hơn? Khoa học nói gì?

Nguyễn Tiến Đạt
Nguyễn Tiến Đạt
Phản hồi: 0
Say xe trên EV: vấn đề không nằm ở tốc độ hay công nghệ cao áp.

Tăng tốc trên xe điện là một trải nghiệm rất khác biệt so với xe chạy xăng. Một số người cảm thấy hứng thú vì lực kéo cực đại đến tức thì, nhưng không ít người lại cho biết họ dễ bị say khi ngồi trên xe điện – dù họ hoàn toàn ổn khi ngồi lâu trên xe động cơ đốt trong.

Lý do gây ra tình trạng này không phải vì trường điện từ từ pin hoặc hệ thống điện cao áp - những thứ mà nhiều người vẫn nghi ngờ. Dù mức độ bức xạ từ EV cao hơn xe truyền thống, nhưng vẫn quá thấp để gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ngay cả khi tiếp xúc trong thời gian dài.
Theo tờ The Guardian, William Emond, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Belfort-Montbéliard (Pháp), cho rằng nguyên nhân có thể nằm ở việc thiếu kinh nghiệm trước đó của não bộ khi xử lý chuyển động trong môi trường mới.

Ông giải thích: “Chúng ta đã quen với việc cảm nhận chuyển động qua các tín hiệu như độ rung động cơ, tiếng vòng tua, âm thanh máy - những tín hiệu đặc trưng của xe chạy xăng. Nhưng xe điện lại gần như không có những dấu hiệu đó. Khi chuyển động xảy ra một cách đột ngột và im lặng, bộ não chưa kịp ‘dịch’ điều gì đang diễn ra, gây ra cảm giác mệt, choáng, buồn nôn."
1753350075496.png

Phanh tái tạo cũng có thể là một phần nguyên nhân. Đây là chế độ khi người lái nhả chân ga, xe tự động giảm tốc bằng động cơ điện, không cần đạp phanh – giúp lái xe chỉ cần dùng một chân. Trong một nghiên cứu năm 2024 với 16 người dễ bị say xe, các nhà khoa học ghi nhận mức độ buồn nôn tỷ lệ thuận với cường độ phanh tái tạo. Phanh càng mạnh, người ngồi trong xe càng dễ khó chịu.

Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng: tín hiệu chuyển động bị thiếu hoặc bị làm mờ là nguyên nhân chính khiến người ngồi trên EV dễ bị say hơn. Đó cũng là lý do vì sao các chuyên gia đề xuất giải pháp sử dụng các tín hiệu nhân tạo – như âm thanh, hình ảnh hoặc rung nhẹ - để cảnh báo chuyển động sắp tới, giúp não bộ bắt nhịp và thích nghi tốt hơn.

Mô phỏng âm thanh động cơ có thể giúp chống say?

Một ví dụ đáng chú ý là chiếc Mercedes-AMG EV mới, với ba động cơ điện và hơn 1.300 mã lực. Dù là xe điện, mẫu xe này vẫn mô phỏng âm thanh và độ rung của động cơ V8, bao gồm cả hiệu ứng "gầm rú" đặc trưng.

Ý tưởng ở đây là: nếu người ngồi có thể nghe thấy hoặc cảm nhận chuyển động, họ sẽ ít bị bất ngờ hơn và có thể giảm cảm giác buồn nôn. Đây có thể là hướng phát triển quan trọng cho tương lai xe điện, đặc biệt với những người dễ bị say.

Người viết bài cũng chia sẻ trải nghiệm cá nhân: bị say bất ngờ khi lái chiếc BMW i4 M50 trên đoạn đường núi quen thuộc. Đây là chiếc EV có khả năng tăng tốc rất mạnh và gần như không có âm thanh động cơ. Dù đã lái nhiều loại xe trên cùng một tuyến đường, chỉ có i4 mới khiến người viết cảm thấy buồn nôn – điều chưa từng xảy ra trước đó. (Insideevs)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly93d3cudm5yZXZpZXcudm4vdGhyZWFkcy90YWktc2FvLW5oaWV1LW5ndW9pLWRpLXhlLWRpZW4tbGFpLWJpLXNheS1ob24ta2hvYS1ob2Mtbm9pLWdpLjY1NzI5Lw==
Top