Linh Pham
Intern Writer
Vào ngày 4/7 theo giờ địa phương, phóng viên đưa tin Không quân Hoa Kỳ đã tạm dừng kế hoạch thử nghiệm vận chuyển hàng hóa bằng tên lửa siêu thanh của công ty SpaceX tại một đảo san hô ở Thái Bình Dương. Người phát ngôn Không quân Mỹ cho biết họ đang tìm kiếm các địa điểm khác để triển khai dự án này.
Dự án nhằm thử nghiệm một loại tàu bay tên lửa có thể tái sử dụng, với khả năng vận chuyển tới 100 tấn hàng hóa đến bất kỳ nơi nào trên Trái Đất chỉ trong khoảng 90 phút.
Trước đó, một số nhà sinh vật học và chuyên gia đã cảnh báo rằng dự án có thể gây nguy hiểm đến các loài chim biển đang làm tổ trong khu bảo tồn động vật hoang dã tại đảo Johnston. Không quân Mỹ từng hứa sẽ tiến hành đánh giá tác động môi trường cho dự án, nhưng do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các tổ chức bảo vệ môi trường, bản dự thảo đánh giá đã bị hoãn công bố. Mexico tuyên bố điều tra và có thể kiện SpaceX.
Tổng thống Mexico – bà Claudia Sheinbaum, vào ngày 25/6 trong cuộc họp báo tại Phủ Tổng thống, cho biết chính phủ Mexico đang điều tra vụ việc mảnh vỡ tên lửa Starship của SpaceX rơi xuống lãnh thổ nước này, và đang xem xét khởi kiện theo luật pháp quốc tế.
Bà Sheinbaum khẳng định: các hoạt động phóng tên lửa tại biên giới Mỹ - Mexico ảnh hưởng đến an ninh và môi trường Mexico. Chính phủ đang đánh giá cụ thể mức độ ảnh hưởng và xem xét liệu hành động của Mỹ có vi phạm luật quốc tế hay không.
Trước đó vào tháng 5, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã cho phép SpaceX tăng số lần thử nghiệm phóng tên lửa Starship từ bang Texas (gần biên giới Mexico) lên 25 lần mỗi năm (tăng mạnh từ 5 lần trước đó), đồng thời khẳng định không gây tác động xấu đến môi trường.
Tuy nhiên, vào tối 18/6, một tên lửa Starship đã phát nổ dữ dội trong lúc thử nghiệm đốt động cơ tại chỗ. Truyền thông Mexico đưa tin một phần mảnh vỡ rơi xuống khu vực ven biển bang Tamaulipas (phía đông bắc Mexico), mang theo các chất gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái địa phương.
Nếu Mexico chính thức đệ đơn kiện, đây sẽ là vụ kiện tiếp theo mà chính phủ nước này nhắm vào các tập đoàn lớn của Mỹ. Trước đó, vào tháng 5, chính phủ Mexico cũng đã kiện Google vì cho rằng hãng này đã đổi tên “Vịnh Mexico” thành “Vịnh Hoa Kỳ” trên bản đồ cung cấp cho người dùng Mỹ.

Dự án nhằm thử nghiệm một loại tàu bay tên lửa có thể tái sử dụng, với khả năng vận chuyển tới 100 tấn hàng hóa đến bất kỳ nơi nào trên Trái Đất chỉ trong khoảng 90 phút.
Trước đó, một số nhà sinh vật học và chuyên gia đã cảnh báo rằng dự án có thể gây nguy hiểm đến các loài chim biển đang làm tổ trong khu bảo tồn động vật hoang dã tại đảo Johnston. Không quân Mỹ từng hứa sẽ tiến hành đánh giá tác động môi trường cho dự án, nhưng do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các tổ chức bảo vệ môi trường, bản dự thảo đánh giá đã bị hoãn công bố. Mexico tuyên bố điều tra và có thể kiện SpaceX.
Tổng thống Mexico – bà Claudia Sheinbaum, vào ngày 25/6 trong cuộc họp báo tại Phủ Tổng thống, cho biết chính phủ Mexico đang điều tra vụ việc mảnh vỡ tên lửa Starship của SpaceX rơi xuống lãnh thổ nước này, và đang xem xét khởi kiện theo luật pháp quốc tế.
Bà Sheinbaum khẳng định: các hoạt động phóng tên lửa tại biên giới Mỹ - Mexico ảnh hưởng đến an ninh và môi trường Mexico. Chính phủ đang đánh giá cụ thể mức độ ảnh hưởng và xem xét liệu hành động của Mỹ có vi phạm luật quốc tế hay không.
Trước đó vào tháng 5, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã cho phép SpaceX tăng số lần thử nghiệm phóng tên lửa Starship từ bang Texas (gần biên giới Mexico) lên 25 lần mỗi năm (tăng mạnh từ 5 lần trước đó), đồng thời khẳng định không gây tác động xấu đến môi trường.
Tuy nhiên, vào tối 18/6, một tên lửa Starship đã phát nổ dữ dội trong lúc thử nghiệm đốt động cơ tại chỗ. Truyền thông Mexico đưa tin một phần mảnh vỡ rơi xuống khu vực ven biển bang Tamaulipas (phía đông bắc Mexico), mang theo các chất gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái địa phương.

Nếu Mexico chính thức đệ đơn kiện, đây sẽ là vụ kiện tiếp theo mà chính phủ nước này nhắm vào các tập đoàn lớn của Mỹ. Trước đó, vào tháng 5, chính phủ Mexico cũng đã kiện Google vì cho rằng hãng này đã đổi tên “Vịnh Mexico” thành “Vịnh Hoa Kỳ” trên bản đồ cung cấp cho người dùng Mỹ.