Hoàng Đức
Writer
Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông. Cầu được xây dựng với kết cấu dàn thép, có chiều dài gần 380m, đưa vào sử dụng từ năm 1995.
Sáng nay 9/9/2024, vào khoảng 10 giờ, hai nhịp cầu của cầu Phong Châu đã bị sập và rơi hoàn toàn xuống lòng sông. Theo báo cáo sơ bộ, có khoảng 5 ô tô, 2 xe máy với khoảng trên 10 người bị rơi xuống sông. Trong đó có 3 người đã được vớt. 2 người đang cấp cứu, 1 người đã về nhà.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã có mặt tại hiện trường trực tiếp chỉ đạo việc cứu hộ, cứu nạn, triển khai ngay công tác khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu.
Và một công việc cực kỳ quan trọng sau đó, tôi tin rằng nhiều người dân muốn biết, đó là xác định nguyên nhân và trách nhiệm liên quan đến vụ sập cầu này. Cây cầu được xây dựng được cách đây gần 30 năm, việc xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến sập cầu không hề đơn giản. Nhưng cũng không phải là bất khả thi.
Theo ý kiến cá nhân tôi, thay vì đổ lỗi cho một cá nhân cụ thể, trọng trách sẽ thuộc về cả một hệ thống quản lý liên tục. Bao gồm:
Công tác kiểm tra và bảo trì định kỳ: Một trong những trách nhiệm chính của cơ quan quản lý giao thông hoặc xây dựng là tiến hành kiểm tra, bảo trì cầu định kỳ. Sau khoảng thời gian dài, trách nhiệm về bảo trì và nâng cấp cầu thường được chuyển sang cơ quan quản lý cầu (thường là các cơ quan quản lý giao thông địa phương). Nếu cây cầu không được bảo trì hoặc gia cố kịp thời, trọng trách sẽ thuộc về cơ quan quản lý hiện tại hơn là đơn vị thi công và nhà đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, nếu trong quá trình bảo trì phát hiện ra lỗi thi công ban đầu mà không được sửa chữa, trách nhiệm có thể vẫn liên quan đến nhà thầu xây dựng cũ.
Nếu không thực hiện đúng các quy định về kiểm tra an toàn hoặc lơ là trong việc phát hiện và sửa chữa các vấn đề hư hỏng, cơ quan quản lý cầu có thể phải chịu trách nhiệm.
Cảnh báo thiên tai: Khi cầu xuống cấp, trước các tác động của thiên tai (mưa bão, lũ lụt), cơ quan chức năng liên quan cần dự đoán và đưa ra các biện pháp phòng ngừa trước. Nếu đã có cảnh báo thiên tai nhưng không kịp thời có biện pháp ứng phó như cảnh báo người dân, cấm lưu thông, hoặc gia cố cầu, thì họ có thể phải chịu trách nhiệm về sự chủ quan.
Tuổi thọ của cầu: Cầu thường được xây dựng với một thời hạn sử dụng cụ thể, ví dụ 50 hoặc 70 năm, tùy theo chất lượng công trình và vật liệu. Nếu cây cầu sập trước thời hạn mà không có lý do chính đáng như thiên tai lớn hoặc sự kiện bất khả kháng, đơn vị thi công và nhà đầu tư vẫn có thể bị xem xét trách nhiệm. Họ cần phải đảm bảo chất lượng xây dựng ban đầu đáp ứng được các tiêu chuẩn về tuổi thọ của cầu.
Khi một cây cầu đã tồn tại gần 30 năm như trường hợp của cầu Phong Châu bị sập, việc quy trách nhiệm cho ai, cơ quan nào sẽ trở nên phức tạp hơn, đặc biệt khi cầu đã qua nhiều lần bảo trì. Tuy nhiên, trước một sự việc gây thiệt hại về người nghiêm trọng như vậy, việc xác định nguyên nhân và trách nhiệm là cần thiết để tránh xảy ra các sự cố bất ngờ đối với cầu giao thông cũng như các công trình cơ sở hạ tầng khác như hồ đập, đê điều... #SậpcầuPhongChâu
Bạn có ý kiến nào khác không?
Sáng nay 9/9/2024, vào khoảng 10 giờ, hai nhịp cầu của cầu Phong Châu đã bị sập và rơi hoàn toàn xuống lòng sông. Theo báo cáo sơ bộ, có khoảng 5 ô tô, 2 xe máy với khoảng trên 10 người bị rơi xuống sông. Trong đó có 3 người đã được vớt. 2 người đang cấp cứu, 1 người đã về nhà.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã có mặt tại hiện trường trực tiếp chỉ đạo việc cứu hộ, cứu nạn, triển khai ngay công tác khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu.

Và một công việc cực kỳ quan trọng sau đó, tôi tin rằng nhiều người dân muốn biết, đó là xác định nguyên nhân và trách nhiệm liên quan đến vụ sập cầu này. Cây cầu được xây dựng được cách đây gần 30 năm, việc xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến sập cầu không hề đơn giản. Nhưng cũng không phải là bất khả thi.
Theo ý kiến cá nhân tôi, thay vì đổ lỗi cho một cá nhân cụ thể, trọng trách sẽ thuộc về cả một hệ thống quản lý liên tục. Bao gồm:
Công tác kiểm tra và bảo trì định kỳ: Một trong những trách nhiệm chính của cơ quan quản lý giao thông hoặc xây dựng là tiến hành kiểm tra, bảo trì cầu định kỳ. Sau khoảng thời gian dài, trách nhiệm về bảo trì và nâng cấp cầu thường được chuyển sang cơ quan quản lý cầu (thường là các cơ quan quản lý giao thông địa phương). Nếu cây cầu không được bảo trì hoặc gia cố kịp thời, trọng trách sẽ thuộc về cơ quan quản lý hiện tại hơn là đơn vị thi công và nhà đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, nếu trong quá trình bảo trì phát hiện ra lỗi thi công ban đầu mà không được sửa chữa, trách nhiệm có thể vẫn liên quan đến nhà thầu xây dựng cũ.
Nếu không thực hiện đúng các quy định về kiểm tra an toàn hoặc lơ là trong việc phát hiện và sửa chữa các vấn đề hư hỏng, cơ quan quản lý cầu có thể phải chịu trách nhiệm.
Cảnh báo thiên tai: Khi cầu xuống cấp, trước các tác động của thiên tai (mưa bão, lũ lụt), cơ quan chức năng liên quan cần dự đoán và đưa ra các biện pháp phòng ngừa trước. Nếu đã có cảnh báo thiên tai nhưng không kịp thời có biện pháp ứng phó như cảnh báo người dân, cấm lưu thông, hoặc gia cố cầu, thì họ có thể phải chịu trách nhiệm về sự chủ quan.
Tuổi thọ của cầu: Cầu thường được xây dựng với một thời hạn sử dụng cụ thể, ví dụ 50 hoặc 70 năm, tùy theo chất lượng công trình và vật liệu. Nếu cây cầu sập trước thời hạn mà không có lý do chính đáng như thiên tai lớn hoặc sự kiện bất khả kháng, đơn vị thi công và nhà đầu tư vẫn có thể bị xem xét trách nhiệm. Họ cần phải đảm bảo chất lượng xây dựng ban đầu đáp ứng được các tiêu chuẩn về tuổi thọ của cầu.
Khi một cây cầu đã tồn tại gần 30 năm như trường hợp của cầu Phong Châu bị sập, việc quy trách nhiệm cho ai, cơ quan nào sẽ trở nên phức tạp hơn, đặc biệt khi cầu đã qua nhiều lần bảo trì. Tuy nhiên, trước một sự việc gây thiệt hại về người nghiêm trọng như vậy, việc xác định nguyên nhân và trách nhiệm là cần thiết để tránh xảy ra các sự cố bất ngờ đối với cầu giao thông cũng như các công trình cơ sở hạ tầng khác như hồ đập, đê điều... #SậpcầuPhongChâu
Bạn có ý kiến nào khác không?