Bùi Minh Nhật
Intern Writer
Nhật Bản đang lên kế hoạch thực hiện một dự án tiên phong: khai thác đất hiếm từ bùn biển sâu ngoài khơi đảo Minamitori, cách Tokyo khoảng 1.900 km về phía đông nam. Đây là một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài và tăng cường an ninh quốc gia.
Theo Reuters, chương trình này do Văn phòng Nội các phụ trách phát triển đại dương sáng tạo dẫn đầu và sẽ bắt đầu thử nghiệm vào đầu năm 2026. Nếu thành công, Nhật Bản sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới khai thác bùn đáy biển để chiết xuất các nguyên tố đất hiếm.
Việc khai thác sẽ do Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển-Trái đất Nhật Bản (JAMSTEC) thực hiện, sử dụng các tàu thăm dò biển sâu được trang bị hệ thống hút bùn. Bùn sẽ được đưa lên tàu, sau đó vận chuyển về đất liền để phân tích hàm lượng đất hiếm. Nếu giai đoạn thử nghiệm thành công, Nhật Bản có thể vận hành một hệ thống khai thác với công suất 350 tấn bùn mỗi ngày từ tháng 1 năm 2027.
Giám đốc chương trình, ông Shoichi Ishii, nhấn mạnh rằng mục tiêu không phải là lợi nhuận tư nhân, mà là đảm bảo nguồn cung chiến lược phục vụ nhu cầu trong nước và củng cố vị thế an ninh tài nguyên.
Hiện tại, các chi tiết như tổng vốn đầu tư và trữ lượng chính xác vẫn chưa được công bố, song dự án là một phần quan trọng trong kế hoạch dài hạn của Nhật Bản nhằm phát triển nguồn đất hiếm nội địa tương tự các bước đi gần đây của Hoa Kỳ trong lĩnh vực khai thác khoáng sản ngoài khơi. (yahoo)
Theo Reuters, chương trình này do Văn phòng Nội các phụ trách phát triển đại dương sáng tạo dẫn đầu và sẽ bắt đầu thử nghiệm vào đầu năm 2026. Nếu thành công, Nhật Bản sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới khai thác bùn đáy biển để chiết xuất các nguyên tố đất hiếm.
Bước tiến chiến lược giữa lòng đại dương
Các cuộc khảo sát đã xác nhận sự hiện diện của một lượng lớn bùn giàu đất hiếm ở độ sâu từ 5 đến 6 km trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản. Loại bùn này chứa nhiều nguyên tố thiết yếu cho công nghệ hiện đại như dysprosi, neodymi (dùng trong nam châm cho động cơ xe điện), gadolinium và terbi (dùng trong thiết bị y tế, radar và công nghệ cao).
Việc khai thác sẽ do Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển-Trái đất Nhật Bản (JAMSTEC) thực hiện, sử dụng các tàu thăm dò biển sâu được trang bị hệ thống hút bùn. Bùn sẽ được đưa lên tàu, sau đó vận chuyển về đất liền để phân tích hàm lượng đất hiếm. Nếu giai đoạn thử nghiệm thành công, Nhật Bản có thể vận hành một hệ thống khai thác với công suất 350 tấn bùn mỗi ngày từ tháng 1 năm 2027.
Giám đốc chương trình, ông Shoichi Ishii, nhấn mạnh rằng mục tiêu không phải là lợi nhuận tư nhân, mà là đảm bảo nguồn cung chiến lược phục vụ nhu cầu trong nước và củng cố vị thế an ninh tài nguyên.
Hiện tại, các chi tiết như tổng vốn đầu tư và trữ lượng chính xác vẫn chưa được công bố, song dự án là một phần quan trọng trong kế hoạch dài hạn của Nhật Bản nhằm phát triển nguồn đất hiếm nội địa tương tự các bước đi gần đây của Hoa Kỳ trong lĩnh vực khai thác khoáng sản ngoài khơi. (yahoo)