Thảo Nông
Writer
Giám đốc điều hành Jassy hiện đang cố gắng đảo ngược tính toán sai lầm mà gã khổng lồ công nghệ đã thực hiện dưới thời Jeff Bezos.
Năm 2014, Amazon ra mắt thiết bị nhà thông minh Echo có khả năng điều khiển các thiết bị khác thông qua trợ lý giọng nói Alexa với hy vọng kiếm tiền mãnh liệt. Không may, một thập kỷ sau, lợi nhuận vẫn chưa về. Ý tưởng rằng mọi người sẽ chi số tiền đáng kể mua hàng trên Amazon thông qua trợ lý giọng nói mang tính biểu tượng đã không thành hiện thực.
Thực tế, khách hàng chỉ sử dụng Echo chủ yếu cho các ứng dụng miễn phí như đặt báo thức và kiểm tra thời tiết. Amazon đã lỗ hàng chục tỷ USD trong hoạt động kinh doanh thiết bị, bao gồm cả Echo và một số sản phẩm khác như Kindles, Fire TV Sticks.
Theo tài liệu, từ năm 2017 đến năm 2021, Amazon lỗ hơn 25 tỷ USD từ hoạt động kinh doanh thiết bị. Số liệu các năm trước và sau hiện không thể xác định.
Giám đốc điều hành Jassy hiện đang cố gắng đảo ngược tính toán sai lầm mà gã khổng lồ công nghệ đã thực hiện dưới thời người sáng lập Jeff Bezos. Theo tính toán, Amazon sẽ tung dịch vụ Alexa trả phí ngay trong tháng này - động thái mà ngay cả một số kỹ sư trong dự án đang quan ngại là không hiệu quả. Đáp lại, một phát ngôn viên nói: “Hàng trăm triệu thiết bị Amazon đã được khách hàng trên khắp thế giới sử dụng và đối với chúng tôi, không có thước đo thành công nào lớn hơn”.
Trước đó, hoạt động vận hành các thiết bị của Amazon là dự án thú vị của Bezos. Một cựu giám đốc điều hành thiết bị lâu năm cho biết: “Khi ra mắt sản phẩm vào thời điểm đó, chúng tôi không đặt ra mốc thời gian cho lợi nhuận. Chúng tôi đưa hệ thống đến tận nhà khách hàng và chúng tôi sẽ giành chiến thắng. Hãy đổi mới và sau đó tìm cách kiếm tiền”.
Để làm được điều này, sản phẩm phải duy trì mức giá thấp. Amazon đôi khi còn tặng các phiên bản loa thông minh như một phần của chương trình khuyến mãi nhằm thu hút lượng người dùng lớn hơn.
Cựu phó chủ tịch cấp cao về thiết bị của Amazon, Dave Limp, nói với The Wall Street Journal vào năm 2019: “Chúng tôi kiếm tiền khi mọi người thực sự sử dụng thiết bị”.
Amazon đã phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ các đối thủ khổng lồ, bao gồm Google, trong phân khúc dòng loa thông minh giá thấp. Cả hai đều cố gắng giành lấy càng nhiều khách hàng càng tốt.
“Chúng tôi liên tục kiểm tra giá của họ”, một cựu thành viên nhóm Echo cho biết.
Theo WSJ, Bezos đã kiên quyết bảo vệ nhóm thiết bị ngay cả khi thua lỗ ngày càng gia tăng. Ông vẫn tiếp tục đầu tư và mở rộng nhân sự.
Năm 2018, các thiết bị thiệt hại hơn 5 tỷ USD. Astro, thiết bị có thể hoạt động như một quản gia thông minh ra mắt vào năm 2021, không tạo ra dòng lợi nhuận ổn định. Với mức giá 1.600 USD, công nghệ này đã tiêu tốn hơn 1 tỷ USD của Amazon nhằm nghiên cứu và phát triển. Trong tháng này, tập đoàn đã khai tử sản phẩm Astro for Business của mình.
Bất chấp câu ‘thần chú’ nổi tiếng của Bezos là chấp nhận rủi ro và “thất bại nhanh chóng”, khoản lỗ vẫn tiếp tục tăng lên trong nhiều năm. Khách hàng không mua sắm trên thiết bị và những nỗ lực bán các dịch vụ như bảo mật thông qua Alexa cũng gặp khó. Việc thúc đẩy quảng cáo qua loa thông minh đã khiến người dùng khó chịu.
Theo tài liệu nội bộ, vào năm 2019, tổn thất đã tăng lên hơn 6 tỷ USD. Nhóm sau đó đã giới thiệu các sản phẩm mới, chẳng hạn như dịch vụ phát trực tuyến trò chơi Luna với thiết bị theo dõi thể dục Halo.
Cuối năm 2019, Amazon đóng băng việc tuyển dụng đối với bộ phận Alexa. Tinh thần làm việc của nhân viên trong nhóm cũng bắt đầu sa sút khi dự án từng rất tiềm năng đang mất dần động lực.
Jassy, người từng đứng đầu mảng kinh doanh điện toán đám mây sinh lời của Amazon, nổi tiếng thích tập trung vào lợi nhuận. Ngay sau khi tiếp quản Bezos, người đàn ông này đã đánh giá khả năng sinh lời đa lĩnh vực, từ bán lẻ, hậu cần đến quảng cáo. Lĩnh vực kinh doanh thiết bị thua lỗ cũng được vị CEO này chú trọng.
Một số nhóm không có lộ trình rõ ràng về lợi nhuận đã bị giải tán. Theo những người quen thuộc với các cuộc thảo luận, Jassy thường yêu cầu phía lãnh đạo chứng minh lợi nhuận nếu muốn tiếp tục duy trì. Vào tháng 10 năm 2022, Amazon đã khai tử tiện ích gọi video thua lỗ Amazon Glow.
Tại Microsoft, Giám đốc điều hành Satya Nadella cũng ngầm thừa nhận rằng các trợ lý giọng nói, trong đó có Cortana, không hề phát triển đúng như những gì nó được kỳ vọng. “Tất cả trợ lý ảo đều ‘câm như đá’. Cho dù đó là Cortana, Alexa, Google Assistant hay Siri, tất cả đều không hoạt động”.
Trong khi đó, Adam Cheyer, đồng tác giả của Siri, trợ lý giọng nói được Apple mua lại vào năm 2010, cho biết khả năng của ChatGPT khiến các trợ lý giọng nói hiện nay trông tương đối “ngu ngốc”. “Những thứ trước đây quá khó xử lý. Không ai biết mình có thể làm gì hoặc không thể làm gì. Nỗ lực giúp Alexa thốt ra thông tin “bạn có biết” cũng chỉ càng khiến người dùng thêm thất vọng”.
Đến cuối năm 2022, đội ngũ cấp cao của Amazon lên kế hoạch sa thải nhân viên nhằm tăng lợi nhuận. Mảng thiết bị là trọng tâm của động thái cắt giảm.
Nhóm của Jassy cũng tập trung vào Alexa và Echo. Một nhóm đã được thành lập dưới sự chỉ đạo của phó chủ tịch Amazon Heather Zorn nhằm tạo ra cách tính phí Alexa cho khách hàng. “Remarkable Alexa”, được xây dựng trên nền tảng công nghệ hoàn toàn mới với nhiều khả năng hơn phiên bản Alexa hiện tại, đã ra đời.
Công nghệ mới cho phép người dùng điều khiển các chức năng như thiết bị nhà thông minh bằng giọng nói liền mạch thay vì mở ứng dụng. “Alexa sắp trở nên thông minh hơn rất nhiều”, Bezos nói về phiên bản mới của Alexa trong một cuộc phỏng vấn podcast vào tháng 12.
Nhà phân tích công nghệ độc lập Benedict Evans lưu ý rằng đối với nhiều người dùng, Alexa chỉ được xem như một “********* đáng được tôn vinh”. Dẫu vậy, Amazon vẫn “lạc quan hơn bao giờ hết” về công nghệ trợ lý này.
“Thực tế là Alexa tiếp tục phát triển. Mức độ tương tác đã tăng hơn 30% trên toàn cầu vào năm 2022”, Amazon cho biết.
Xét trên nhiều phương diện, có thể coi Alexa là một thành công phi thường của Amazon. Theo Insider Intelligence, đây hiện là công cụ dẫn đầu ở Mỹ với khoảng 66% thị phần hỗ trợ giọng nói, tính đến năm 2023.
Nhiều người kỳ vọng trợ lý giọng nói sẽ hồi sinh nhờ AI tổng quát - thứ có thể giúp chúng thông minh hơn nhiều so với hiện nay. “AI đang nhận được nhiều sự quan tâm”, một nhân viên hiện tại của Amazon nói về các công cụ như ChatGPT. “Đã có lãnh đạo yêu cầu chúng tôi nghĩ xem Alexa sẽ ra sao nếu được tích hợp AI”.
Theo: WSJ, Financial Times
Năm 2014, Amazon ra mắt thiết bị nhà thông minh Echo có khả năng điều khiển các thiết bị khác thông qua trợ lý giọng nói Alexa với hy vọng kiếm tiền mãnh liệt. Không may, một thập kỷ sau, lợi nhuận vẫn chưa về. Ý tưởng rằng mọi người sẽ chi số tiền đáng kể mua hàng trên Amazon thông qua trợ lý giọng nói mang tính biểu tượng đã không thành hiện thực.
Thực tế, khách hàng chỉ sử dụng Echo chủ yếu cho các ứng dụng miễn phí như đặt báo thức và kiểm tra thời tiết. Amazon đã lỗ hàng chục tỷ USD trong hoạt động kinh doanh thiết bị, bao gồm cả Echo và một số sản phẩm khác như Kindles, Fire TV Sticks.
Theo tài liệu, từ năm 2017 đến năm 2021, Amazon lỗ hơn 25 tỷ USD từ hoạt động kinh doanh thiết bị. Số liệu các năm trước và sau hiện không thể xác định.
Giám đốc điều hành Jassy hiện đang cố gắng đảo ngược tính toán sai lầm mà gã khổng lồ công nghệ đã thực hiện dưới thời người sáng lập Jeff Bezos. Theo tính toán, Amazon sẽ tung dịch vụ Alexa trả phí ngay trong tháng này - động thái mà ngay cả một số kỹ sư trong dự án đang quan ngại là không hiệu quả. Đáp lại, một phát ngôn viên nói: “Hàng trăm triệu thiết bị Amazon đã được khách hàng trên khắp thế giới sử dụng và đối với chúng tôi, không có thước đo thành công nào lớn hơn”.
Trước đó, hoạt động vận hành các thiết bị của Amazon là dự án thú vị của Bezos. Một cựu giám đốc điều hành thiết bị lâu năm cho biết: “Khi ra mắt sản phẩm vào thời điểm đó, chúng tôi không đặt ra mốc thời gian cho lợi nhuận. Chúng tôi đưa hệ thống đến tận nhà khách hàng và chúng tôi sẽ giành chiến thắng. Hãy đổi mới và sau đó tìm cách kiếm tiền”.
Để làm được điều này, sản phẩm phải duy trì mức giá thấp. Amazon đôi khi còn tặng các phiên bản loa thông minh như một phần của chương trình khuyến mãi nhằm thu hút lượng người dùng lớn hơn.
Cựu phó chủ tịch cấp cao về thiết bị của Amazon, Dave Limp, nói với The Wall Street Journal vào năm 2019: “Chúng tôi kiếm tiền khi mọi người thực sự sử dụng thiết bị”.
Amazon đã phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ các đối thủ khổng lồ, bao gồm Google, trong phân khúc dòng loa thông minh giá thấp. Cả hai đều cố gắng giành lấy càng nhiều khách hàng càng tốt.
“Chúng tôi liên tục kiểm tra giá của họ”, một cựu thành viên nhóm Echo cho biết.
Theo WSJ, Bezos đã kiên quyết bảo vệ nhóm thiết bị ngay cả khi thua lỗ ngày càng gia tăng. Ông vẫn tiếp tục đầu tư và mở rộng nhân sự.
Năm 2018, các thiết bị thiệt hại hơn 5 tỷ USD. Astro, thiết bị có thể hoạt động như một quản gia thông minh ra mắt vào năm 2021, không tạo ra dòng lợi nhuận ổn định. Với mức giá 1.600 USD, công nghệ này đã tiêu tốn hơn 1 tỷ USD của Amazon nhằm nghiên cứu và phát triển. Trong tháng này, tập đoàn đã khai tử sản phẩm Astro for Business của mình.
Bất chấp câu ‘thần chú’ nổi tiếng của Bezos là chấp nhận rủi ro và “thất bại nhanh chóng”, khoản lỗ vẫn tiếp tục tăng lên trong nhiều năm. Khách hàng không mua sắm trên thiết bị và những nỗ lực bán các dịch vụ như bảo mật thông qua Alexa cũng gặp khó. Việc thúc đẩy quảng cáo qua loa thông minh đã khiến người dùng khó chịu.
Theo tài liệu nội bộ, vào năm 2019, tổn thất đã tăng lên hơn 6 tỷ USD. Nhóm sau đó đã giới thiệu các sản phẩm mới, chẳng hạn như dịch vụ phát trực tuyến trò chơi Luna với thiết bị theo dõi thể dục Halo.
Cuối năm 2019, Amazon đóng băng việc tuyển dụng đối với bộ phận Alexa. Tinh thần làm việc của nhân viên trong nhóm cũng bắt đầu sa sút khi dự án từng rất tiềm năng đang mất dần động lực.
Jassy, người từng đứng đầu mảng kinh doanh điện toán đám mây sinh lời của Amazon, nổi tiếng thích tập trung vào lợi nhuận. Ngay sau khi tiếp quản Bezos, người đàn ông này đã đánh giá khả năng sinh lời đa lĩnh vực, từ bán lẻ, hậu cần đến quảng cáo. Lĩnh vực kinh doanh thiết bị thua lỗ cũng được vị CEO này chú trọng.
Một số nhóm không có lộ trình rõ ràng về lợi nhuận đã bị giải tán. Theo những người quen thuộc với các cuộc thảo luận, Jassy thường yêu cầu phía lãnh đạo chứng minh lợi nhuận nếu muốn tiếp tục duy trì. Vào tháng 10 năm 2022, Amazon đã khai tử tiện ích gọi video thua lỗ Amazon Glow.
Tại Microsoft, Giám đốc điều hành Satya Nadella cũng ngầm thừa nhận rằng các trợ lý giọng nói, trong đó có Cortana, không hề phát triển đúng như những gì nó được kỳ vọng. “Tất cả trợ lý ảo đều ‘câm như đá’. Cho dù đó là Cortana, Alexa, Google Assistant hay Siri, tất cả đều không hoạt động”.
Trong khi đó, Adam Cheyer, đồng tác giả của Siri, trợ lý giọng nói được Apple mua lại vào năm 2010, cho biết khả năng của ChatGPT khiến các trợ lý giọng nói hiện nay trông tương đối “ngu ngốc”. “Những thứ trước đây quá khó xử lý. Không ai biết mình có thể làm gì hoặc không thể làm gì. Nỗ lực giúp Alexa thốt ra thông tin “bạn có biết” cũng chỉ càng khiến người dùng thêm thất vọng”.
Đến cuối năm 2022, đội ngũ cấp cao của Amazon lên kế hoạch sa thải nhân viên nhằm tăng lợi nhuận. Mảng thiết bị là trọng tâm của động thái cắt giảm.
Nhóm của Jassy cũng tập trung vào Alexa và Echo. Một nhóm đã được thành lập dưới sự chỉ đạo của phó chủ tịch Amazon Heather Zorn nhằm tạo ra cách tính phí Alexa cho khách hàng. “Remarkable Alexa”, được xây dựng trên nền tảng công nghệ hoàn toàn mới với nhiều khả năng hơn phiên bản Alexa hiện tại, đã ra đời.
Công nghệ mới cho phép người dùng điều khiển các chức năng như thiết bị nhà thông minh bằng giọng nói liền mạch thay vì mở ứng dụng. “Alexa sắp trở nên thông minh hơn rất nhiều”, Bezos nói về phiên bản mới của Alexa trong một cuộc phỏng vấn podcast vào tháng 12.
Nhà phân tích công nghệ độc lập Benedict Evans lưu ý rằng đối với nhiều người dùng, Alexa chỉ được xem như một “********* đáng được tôn vinh”. Dẫu vậy, Amazon vẫn “lạc quan hơn bao giờ hết” về công nghệ trợ lý này.
“Thực tế là Alexa tiếp tục phát triển. Mức độ tương tác đã tăng hơn 30% trên toàn cầu vào năm 2022”, Amazon cho biết.
Xét trên nhiều phương diện, có thể coi Alexa là một thành công phi thường của Amazon. Theo Insider Intelligence, đây hiện là công cụ dẫn đầu ở Mỹ với khoảng 66% thị phần hỗ trợ giọng nói, tính đến năm 2023.
Nhiều người kỳ vọng trợ lý giọng nói sẽ hồi sinh nhờ AI tổng quát - thứ có thể giúp chúng thông minh hơn nhiều so với hiện nay. “AI đang nhận được nhiều sự quan tâm”, một nhân viên hiện tại của Amazon nói về các công cụ như ChatGPT. “Đã có lãnh đạo yêu cầu chúng tôi nghĩ xem Alexa sẽ ra sao nếu được tích hợp AI”.
Theo: WSJ, Financial Times