NhatDuy
Intern Writer
Sa mạc Kubuqi nằm ở thành phố Ordos, khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc. Đây là sa mạc lớn thứ bảy của nước này và là sa mạc gần thủ đô Bắc Kinh nhất. Sa mạc này dài khoảng 400 km, rộng từ 15 đến 50 km, với diện tích khoảng 18.630 km².
Trải qua hơn 30 năm nỗ lực kiểm soát cát, hơn một phần ba diện tích Kubuqi đã biến thành ốc đảo. Chiều cao cồn cát giảm một nửa, lượng cát đổ vào sông Hoàng Hà mỗi năm đã giảm hàng trăm triệu tấn. Hệ sinh thái được phục hồi, đa dạng sinh học tăng mạnh và hơn 100.000 người dân nơi đây đã thoát khỏi đói nghèo.
Việc kiểm soát sa mạc là một quá trình toàn diện, không phụ thuộc vào một công nghệ duy nhất mà là một chiến lược đa hướng. Một trong những sáng kiến đặc biệt là sử dụng lợn đen để chống sa mạc hóa, bắt đầu từ ý tưởng có từ năm 2013.
Loại lợn được đưa vào là lợn rừng đỏ sa mạc, không giống lợn nuôi thông thường. Chúng có thể di chuyển trên diện tích rộng 50 mét, thậm chí nhảy qua rào cao tới 1,4 mét. Từ năm 2018, khoảng 800 con lợn đen đã được thả vào khu vực sa mạc Kubuqi.
Một con lợn có thể làm tơi 5 m² cát cứng mỗi ngày. Cỏ được trộn vào thức ăn của lợn, khi thải ra, hạt giống cỏ được vùi vào đất, cùng với phân và nước tiểu giúp cung cấp độ ẩm và chất dinh dưỡng. Sự kết hợp tự nhiên giữa “đào đất - gieo hạt - bón phân” đã tạo điều kiện để cỏ mọc trên cát.
Hiệu quả sinh thái và kinh tế từ giải pháp "nuôi lợn phủ xanh sa mạc"
Theo dữ liệu từ Đại học Nông nghiệp Nội Mông, chỉ sau ba năm, tỷ lệ phủ xanh khu vực thử nghiệm đã tăng từ dưới 5% lên 96%. Tỷ lệ sống của cây chịu hạn như Haloxylon ammodendron đạt 85%. Khoảng 1.800 mẫu Anh cồn cát di động đã được biến thành đất màu mỡ. Mực nước ngầm tăng 1,2 mét trong vòng năm năm và khả năng thấm nước mưa tăng gấp ba lần.
Tổng cộng đã có 100.000 con lợn được đưa vào phục vụ cho dự án kiểm soát cát tại Kubuqi. Không chỉ mang lại hiệu quả sinh thái, lợn nuôi ở sa mạc còn có chất lượng thịt vượt trội, hàm lượng axit inosinic cao gấp 6 lần so với lợn thông thường. Thịt thơm ngon, giá cao, giúp mỗi hộ nuôi lợn tăng thu nhập trung bình 30.000 nhân dân tệ (khoảng 100 triệu VNĐ) mỗi năm.
Từ năm 2022, dự án áp dụng công nghệ máy bay không người lái để giám sát sa mạc. Hệ thống này tạo bản đồ độ ẩm đất và thảm thực vật, từ đó xác định vị trí nên cho lợn đào và nơi gieo hạt cỏ. Kết quả là hiệu quả kiểm soát tăng 20%, chi phí giảm 15%.
Ngoài ra, các tấm pin năng lượng mặt trời không chỉ tạo bóng râm cho lợn mà còn cung cấp điện cho thiết bị phục vụ công tác quản lý.
Giáo sư Li từ Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc nhận định: “Mô hình này kết hợp hoàn hảo giữa phục hồi sinh thái và tạo ra của cải, là hình mẫu cho kiểm soát sa mạc hóa toàn cầu”. Còn các chuyên gia từ Công ước Liên Hợp Quốc về chống sa mạc hóa đã phải thốt lên: “Trung Quốc đã viết lại hoàn toàn quy tắc bảo vệ môi trường toàn cầu!”.
Tuy nhiên, sử dụng lợn chỉ là một phần trong chiến lược tổng thể kiểm soát sa mạc ở Trung Quốc. Hiện nay, ngày càng nhiều vùng đất khô cằn đang dần chuyển mình thành những khu vực màu xanh. (Sohu)

Trải qua hơn 30 năm nỗ lực kiểm soát cát, hơn một phần ba diện tích Kubuqi đã biến thành ốc đảo. Chiều cao cồn cát giảm một nửa, lượng cát đổ vào sông Hoàng Hà mỗi năm đã giảm hàng trăm triệu tấn. Hệ sinh thái được phục hồi, đa dạng sinh học tăng mạnh và hơn 100.000 người dân nơi đây đã thoát khỏi đói nghèo.
Việc kiểm soát sa mạc là một quá trình toàn diện, không phụ thuộc vào một công nghệ duy nhất mà là một chiến lược đa hướng. Một trong những sáng kiến đặc biệt là sử dụng lợn đen để chống sa mạc hóa, bắt đầu từ ý tưởng có từ năm 2013.

Loại lợn được đưa vào là lợn rừng đỏ sa mạc, không giống lợn nuôi thông thường. Chúng có thể di chuyển trên diện tích rộng 50 mét, thậm chí nhảy qua rào cao tới 1,4 mét. Từ năm 2018, khoảng 800 con lợn đen đã được thả vào khu vực sa mạc Kubuqi.

Một con lợn có thể làm tơi 5 m² cát cứng mỗi ngày. Cỏ được trộn vào thức ăn của lợn, khi thải ra, hạt giống cỏ được vùi vào đất, cùng với phân và nước tiểu giúp cung cấp độ ẩm và chất dinh dưỡng. Sự kết hợp tự nhiên giữa “đào đất - gieo hạt - bón phân” đã tạo điều kiện để cỏ mọc trên cát.
Hiệu quả sinh thái và kinh tế từ giải pháp "nuôi lợn phủ xanh sa mạc"
Theo dữ liệu từ Đại học Nông nghiệp Nội Mông, chỉ sau ba năm, tỷ lệ phủ xanh khu vực thử nghiệm đã tăng từ dưới 5% lên 96%. Tỷ lệ sống của cây chịu hạn như Haloxylon ammodendron đạt 85%. Khoảng 1.800 mẫu Anh cồn cát di động đã được biến thành đất màu mỡ. Mực nước ngầm tăng 1,2 mét trong vòng năm năm và khả năng thấm nước mưa tăng gấp ba lần.

Tổng cộng đã có 100.000 con lợn được đưa vào phục vụ cho dự án kiểm soát cát tại Kubuqi. Không chỉ mang lại hiệu quả sinh thái, lợn nuôi ở sa mạc còn có chất lượng thịt vượt trội, hàm lượng axit inosinic cao gấp 6 lần so với lợn thông thường. Thịt thơm ngon, giá cao, giúp mỗi hộ nuôi lợn tăng thu nhập trung bình 30.000 nhân dân tệ (khoảng 100 triệu VNĐ) mỗi năm.
Từ năm 2022, dự án áp dụng công nghệ máy bay không người lái để giám sát sa mạc. Hệ thống này tạo bản đồ độ ẩm đất và thảm thực vật, từ đó xác định vị trí nên cho lợn đào và nơi gieo hạt cỏ. Kết quả là hiệu quả kiểm soát tăng 20%, chi phí giảm 15%.
Ngoài ra, các tấm pin năng lượng mặt trời không chỉ tạo bóng râm cho lợn mà còn cung cấp điện cho thiết bị phục vụ công tác quản lý.
Giáo sư Li từ Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc nhận định: “Mô hình này kết hợp hoàn hảo giữa phục hồi sinh thái và tạo ra của cải, là hình mẫu cho kiểm soát sa mạc hóa toàn cầu”. Còn các chuyên gia từ Công ước Liên Hợp Quốc về chống sa mạc hóa đã phải thốt lên: “Trung Quốc đã viết lại hoàn toàn quy tắc bảo vệ môi trường toàn cầu!”.
Tuy nhiên, sử dụng lợn chỉ là một phần trong chiến lược tổng thể kiểm soát sa mạc ở Trung Quốc. Hiện nay, ngày càng nhiều vùng đất khô cằn đang dần chuyển mình thành những khu vực màu xanh. (Sohu)