A-Train The Seven
...'cause for once, I didn't hate myself.
Theo thông tin từ ngành gia dụng, LG Electronics sẽ sớm ra mắt dòng sản phẩm giá rẻ gồm tủ lạnh và máy giặt tại châu Âu bắt đầu từ tháng 8/2025, thông qua mô hình JDM với 2 đối tác Trung Quốc: Skyworth cho máy giặt (9kg) và Okuma cho tủ lạnh 2 cửa (400L). JDM hay Joint Development Manufacturing là phương thức hợp tác mà LG và các đối tác cùng tham gia từ giai đoạn lên ý tưởng, thiết kế đến sản xuất, khác với mô hình OEM (sản xuất gắn nhãn) nơi LG chỉ giao sản xuất cho bên thứ ba sau khi hoàn thiện thiết kế. Với JDM, LG tận dụng cơ sở hạ tầng sản xuất chi phí thấp của Trung Quốc để giảm giá thành, đồng thời giữ quyền chủ động trong thiết kế và chất lượng. Các sản phẩm này sẽ mang thương hiệu LG với dịch vụ hậu mãi do chính LG cung cấp, đảm bảo uy tín thương hiệu.
Giá bán của tủ lạnh và máy giặt nhắm khoảng 500 USD, cao hơn một chút so với các sản phẩm tương tự của Haier hay Hisense (khoảng 400 USD), nhưng LG tự tin rằng sức mạnh thương hiệu và độ tin cậy của dịch vụ hậu mãi sẽ bù đắp khoảng cách này. Đây là lần thứ hai LG áp dụng JDM sau dự án Roboking – robot hút bụi hợp tác với Silverstar Group của Trung Quốc vào năm 2024, nhưng lần này mang ý nghĩa chiến lược lớn hơn khi nhắm đến thị trường quốc tế, đặc biệt là châu Âu, nơi nhu cầu về gia dụng giá rẻ đang tăng mạnh ở Đông Âu và các nhóm thu nhập thấp tại các nước phát triển.
Chiến lược JDM được xem là “đồng hành với đối thủ” để đối phó với chính thương hiệu Trung Quốc như Midea và Haier vốn đang thống trị phân khúc trung thấp, bằng hàng loạt sản phẩm “giá rẻ, chất lượng tốt”. CEO Jo Joo-wan từng gọi các công ty Trung Quốc là “đối thủ đáng gờm” tại IFA 2024, đã trực tiếp đến triển lãm AWE 2025 tại Trung Quốc để nghiên cứu công nghệ của họ. LG thậm chí thành lập hàng chục đội đặc nhiệm (TF) để phân tích sức mạnh công nghệ Trung Quốc, nhưng thay vì chỉ cạnh tranh, Jo đã chọn hợp tác để tận dụng lợi thế về chi phí và tốc độ sản xuất. Nếu thành công, LG dự kiến mở rộng JDM sang các sản phẩm khác như điều hòa, máy sấy, các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Đông Nam Á, Nam Mỹ, và châu Phi.
Quyết định bước vào phân khúc trung thấp của LG đến trong bối cảnh ngành gia dụng đang đối mặt với nhiều thách thức. Theo báo cáo tài chính quý 2/2025, LG ghi nhận doanh thu 20,74 nghìn tỷ won (khoảng 15 tỷ USD) và lợi nhuận hoạt động 639 tỷ won, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm trước và quý trước. Mảng gia dụng (H&A) chiếm 35,8% doanh thu là trụ cột chính nhưng không còn là nguồn lợi nhuận ổn định như trước đây. Nguyên nhân lớn đến từ sự cạnh tranh khốc liệt của các thương hiệu Trung Quốc vốn đã chuyển từ tập trung vào nội địa sang chinh phục các thị trường quốc tế như châu Âu, Đông Nam Á, Nam Mỹ bằng các sản phẩm giá rẻ nhưng chất lượng ngày càng cao. Ví dụ, Midea ghi nhận lợi nhuận hoạt động 8,9 nghìn tỷ won năm 2024, tăng 39% so với 2021, trong khi lợi nhuận kinh doanh đồ gia dụng và TV của LG giảm 28,5% trong cùng kỳ.
Thêm vào đó, các bất ổn từ thị trường Bắc Mỹ bao gồm vấn đề thuế quan và việc nhà máy tại Mexico bị ảnh hưởng bởi các chính sách thương mại, đã khiến LG phải tìm kiếm cơ hội ở châu Âu nơi nhu cầu gia dụng giá rẻ vẫn tăng trưởng ổn định. CEO Jo Joo-wan vốn trung thành với chiến lược cao cấp đã phải thay đổi tư duy để cân bằng giữa danh tiếng “cao cấp” và nhu cầu thực tế của thị trường. Một bài viết trên Hankyung nhận định: “LG đang bước vào hang hùm để bắt hùm. Hợp tác với Skyworth và Okuma là nước đi mạo hiểm, nhưng có thể là chìa khóa để LG lấy lại thị phần.”
Chiến lược JDM của LG không chỉ là cách để giảm chi phí mà còn là nỗ lực giữ vững giá trị thương hiệu. Không giống OEM thường là LG chỉ giao sản xuất, JDM cho phép LG kiểm soát thiết kế, đảm bảo sản phẩm vẫn mang “chất LG” dù được sản xuất bởi Skyworth và Okuma (top 10 thị trường tủ lạnh Trung Quốc). Theo Polinews, LG đã thành lập đội đặc nhiệm trong mảng H&A để chọn các đối tác không cạnh tranh trực tiếp với LG trên thị trường toàn cầu nhưng có năng lực sản xuất mạnh mẽ. Kết quả là các sản phẩm JDM có giá cạnh tranh, chỉ cao hơn khoảng 25% so với đối thủ Trung Quốc như Hisense nhưng được hỗ trợ bởi thương hiệu LG và dịch vụ hậu mãi uy tín. Một chuyên gia ngành nhận xét: “LG kết hợp sức mạnh thương hiệu với giá trị giá rẻ của Trung Quốc. Đây là nước đi thông minh để chinh phục các thị trường nhạy cảm về giá.”
Tuy nhiên, chiến lược này cũng tiềm ẩn rủi ro. Một số ý kiến lo ngại rằng việc hợp tác với Trung Quốc có thể làm mờ đi hình ảnh “cao cấp” của LG, đặc biệt khi sản phẩm giá rẻ có thể không đạt tiêu chuẩn chất lượng của dòng cao cấp như LG Signature. Ngoài ra, nguy cơ rò rỉ công nghệ hoặc tranh chấp pháp lý cũng là mối quan tâm. Dù vậy, LG tỏ ra tự tin rằng sự kiểm soát chặt chẽ trong khâu thiết kế và dịch vụ hậu mãi sẽ giảm thiểu những rủi ro này. Nếu JDM thành công ở châu Âu, LG có kế hoạch mở rộng sang các thị trường “Global South” như Đông Nam Á, Nam Mỹ, châu Phi, nơi nhu cầu gia dụng giá rẻ đang tăng mạnh. Nếu không thể đối đầu trực tiếp, hợp tác có thể là 1 hướng đi phù hợp.
Giá bán của tủ lạnh và máy giặt nhắm khoảng 500 USD, cao hơn một chút so với các sản phẩm tương tự của Haier hay Hisense (khoảng 400 USD), nhưng LG tự tin rằng sức mạnh thương hiệu và độ tin cậy của dịch vụ hậu mãi sẽ bù đắp khoảng cách này. Đây là lần thứ hai LG áp dụng JDM sau dự án Roboking – robot hút bụi hợp tác với Silverstar Group của Trung Quốc vào năm 2024, nhưng lần này mang ý nghĩa chiến lược lớn hơn khi nhắm đến thị trường quốc tế, đặc biệt là châu Âu, nơi nhu cầu về gia dụng giá rẻ đang tăng mạnh ở Đông Âu và các nhóm thu nhập thấp tại các nước phát triển.

Chiến lược JDM được xem là “đồng hành với đối thủ” để đối phó với chính thương hiệu Trung Quốc như Midea và Haier vốn đang thống trị phân khúc trung thấp, bằng hàng loạt sản phẩm “giá rẻ, chất lượng tốt”. CEO Jo Joo-wan từng gọi các công ty Trung Quốc là “đối thủ đáng gờm” tại IFA 2024, đã trực tiếp đến triển lãm AWE 2025 tại Trung Quốc để nghiên cứu công nghệ của họ. LG thậm chí thành lập hàng chục đội đặc nhiệm (TF) để phân tích sức mạnh công nghệ Trung Quốc, nhưng thay vì chỉ cạnh tranh, Jo đã chọn hợp tác để tận dụng lợi thế về chi phí và tốc độ sản xuất. Nếu thành công, LG dự kiến mở rộng JDM sang các sản phẩm khác như điều hòa, máy sấy, các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Đông Nam Á, Nam Mỹ, và châu Phi.
Quyết định bước vào phân khúc trung thấp của LG đến trong bối cảnh ngành gia dụng đang đối mặt với nhiều thách thức. Theo báo cáo tài chính quý 2/2025, LG ghi nhận doanh thu 20,74 nghìn tỷ won (khoảng 15 tỷ USD) và lợi nhuận hoạt động 639 tỷ won, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm trước và quý trước. Mảng gia dụng (H&A) chiếm 35,8% doanh thu là trụ cột chính nhưng không còn là nguồn lợi nhuận ổn định như trước đây. Nguyên nhân lớn đến từ sự cạnh tranh khốc liệt của các thương hiệu Trung Quốc vốn đã chuyển từ tập trung vào nội địa sang chinh phục các thị trường quốc tế như châu Âu, Đông Nam Á, Nam Mỹ bằng các sản phẩm giá rẻ nhưng chất lượng ngày càng cao. Ví dụ, Midea ghi nhận lợi nhuận hoạt động 8,9 nghìn tỷ won năm 2024, tăng 39% so với 2021, trong khi lợi nhuận kinh doanh đồ gia dụng và TV của LG giảm 28,5% trong cùng kỳ.

Thêm vào đó, các bất ổn từ thị trường Bắc Mỹ bao gồm vấn đề thuế quan và việc nhà máy tại Mexico bị ảnh hưởng bởi các chính sách thương mại, đã khiến LG phải tìm kiếm cơ hội ở châu Âu nơi nhu cầu gia dụng giá rẻ vẫn tăng trưởng ổn định. CEO Jo Joo-wan vốn trung thành với chiến lược cao cấp đã phải thay đổi tư duy để cân bằng giữa danh tiếng “cao cấp” và nhu cầu thực tế của thị trường. Một bài viết trên Hankyung nhận định: “LG đang bước vào hang hùm để bắt hùm. Hợp tác với Skyworth và Okuma là nước đi mạo hiểm, nhưng có thể là chìa khóa để LG lấy lại thị phần.”
Chiến lược JDM của LG không chỉ là cách để giảm chi phí mà còn là nỗ lực giữ vững giá trị thương hiệu. Không giống OEM thường là LG chỉ giao sản xuất, JDM cho phép LG kiểm soát thiết kế, đảm bảo sản phẩm vẫn mang “chất LG” dù được sản xuất bởi Skyworth và Okuma (top 10 thị trường tủ lạnh Trung Quốc). Theo Polinews, LG đã thành lập đội đặc nhiệm trong mảng H&A để chọn các đối tác không cạnh tranh trực tiếp với LG trên thị trường toàn cầu nhưng có năng lực sản xuất mạnh mẽ. Kết quả là các sản phẩm JDM có giá cạnh tranh, chỉ cao hơn khoảng 25% so với đối thủ Trung Quốc như Hisense nhưng được hỗ trợ bởi thương hiệu LG và dịch vụ hậu mãi uy tín. Một chuyên gia ngành nhận xét: “LG kết hợp sức mạnh thương hiệu với giá trị giá rẻ của Trung Quốc. Đây là nước đi thông minh để chinh phục các thị trường nhạy cảm về giá.”
Tuy nhiên, chiến lược này cũng tiềm ẩn rủi ro. Một số ý kiến lo ngại rằng việc hợp tác với Trung Quốc có thể làm mờ đi hình ảnh “cao cấp” của LG, đặc biệt khi sản phẩm giá rẻ có thể không đạt tiêu chuẩn chất lượng của dòng cao cấp như LG Signature. Ngoài ra, nguy cơ rò rỉ công nghệ hoặc tranh chấp pháp lý cũng là mối quan tâm. Dù vậy, LG tỏ ra tự tin rằng sự kiểm soát chặt chẽ trong khâu thiết kế và dịch vụ hậu mãi sẽ giảm thiểu những rủi ro này. Nếu JDM thành công ở châu Âu, LG có kế hoạch mở rộng sang các thị trường “Global South” như Đông Nam Á, Nam Mỹ, châu Phi, nơi nhu cầu gia dụng giá rẻ đang tăng mạnh. Nếu không thể đối đầu trực tiếp, hợp tác có thể là 1 hướng đi phù hợp.