Khi UAV giá rẻ đánh bại trực thăng tấn công hàng chục triệu USD

Bùi Minh Nhật
Bùi Minh Nhật
Phản hồi: 0

Bùi Minh Nhật

Intern Writer
Hàn Quốc đã chính thức hủy bỏ kế hoạch mua thêm 36 trực thăng tấn công AH-64E Apache Guardian trị giá 2,2 tỷ USD. Quyết định này được cho là phản ánh sự thay đổi trong tư duy quốc phòng của nước này, khi các mối đe dọa từ máy bay không người lái (UAV), đạn chính xác và hệ thống phòng không hiện đại đang khiến trực thăng tấn công ngày càng khó sống sót trên chiến trường.
1751957253590.png

Đây là dấu hiệu cho thấy các quốc gia, trong đó có Hàn Quốc, đang bắt đầu đánh giá lại vai trò của trực thăng tấn công trong bối cảnh chiến tranh hiện đại nơi tốc độ, tầm xa và khả năng sống sót trở thành yếu tố then chốt.

Thay vì mua Apache, Hàn Quốc chuyển hướng sang vũ khí không người lái
Theo The Korea Times, việc hủy đơn đặt hàng Apache diễn ra sau khi ngân sách bổ sung gần như không cấp thêm vốn cho thương vụ này. Bên cạnh lý do tài chính chi phí đã tăng 66% so với hợp đồng trước đó giới phân tích còn cho rằng thực tế chiến trường tại Ukraine đã làm thay đổi quan điểm của Hàn Quốc.
1751957297122.png

Dân biểu Yu Yong-weon của Đảng Quyền lực Nhân dân cho biết, sự phát triển nhanh chóng của UAV và các hệ thống phòng không hiện đại đang làm cho các trực thăng tấn công trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. “Thay vì tiếp tục đầu tư vào các nền tảng đắt đỏ, lạc hậu, chúng ta nên hướng tới những công nghệ phù hợp với tương lai của chiến tranh,” ông nhấn mạnh.

Hiện tại, Hàn Quốc đã phát triển một số loại trực thăng tấn công trong nước, như MAH (biển) và LAH (hạng nhẹ), tuy không thể so với Apache nhưng có thể tăng cường lực lượng hiện có. Đồng thời, nước này cũng đang đầu tư mạnh vào các hệ thống UAV tấn công một chiều có khả năng hoạt động độc lập với sự hỗ trợ của AI, được xem là phù hợp hơn với địa hình và chiến thuật trên bán đảo Triều Tiên.

Trực thăng tấn công: Còn phù hợp với chiến tranh hiện đại?

Trong bối cảnh các chiến trường như Ukraine chứng kiến trực thăng bị bắn hạ bởi MANPADS (tên lửa vác vai), UAV cảm tử hoặc pháo phòng không, nhiều chuyên gia quốc phòng đã đặt câu hỏi về tính khả dụng thực tế của trực thăng tấn công hiện đại.

Dù các chiến thuật mới, cảm biến tiên tiến và vũ khí phóng từ xa có thể giúp tăng khả năng sống sót, nhưng trực thăng vẫn đối mặt với bài toán về tốc độ, tầm hoạt động và khả năng tiếp cận mục tiêu khi hệ thống phòng không đối phương ngày càng tinh vi.
1751957388462.png

Ở Thái Bình Dương nơi địa hình rộng và phân tán vấn đề tầm xa là yếu tố sống còn. Quân đội Mỹ đã lựa chọn hướng phát triển V-280 Valor (máy bay cánh quạt nghiêng) thay vì trực thăng kiểu cũ. Trong khi đó, ở Hàn Quốc, nơi bán đảo nhỏ hẹp, rủi ro lớn hơn lại đến từ khả năng sống sót trước UAV và đạn thông minh của Triều Tiên.

Việc Hàn Quốc từ chối mở rộng đội hình Apache cho thấy xu hướng đang hình thành: trực thăng tấn công có thể vẫn hữu ích, nhưng không còn là lựa chọn ưu tiên. Thay vào đó là sự chuyển hướng sang hệ thống không người lái, vũ khí thông minh, và các phương tiện chiến đấu thích nghi với không gian chiến tranh mới nơi tốc độ, độ cao, trí tuệ nhân tạo và chi phí thấp mới là ưu thế then chốt. (Yahoo)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly93d3cudm5yZXZpZXcudm4vdGhyZWFkcy9raGktdWF2LWdpYS1yZS1kYW5oLWJhaS10cnVjLXRoYW5nLXRhbi1jb25nLWhhbmctY2h1Yy10cmlldS11c2QuNjQ0NjEv
Top