Bui Nhat Minh
Intern Writer
Gần 20 năm sau khi dừng hoàn toàn năng lực phòng không mặt đất, Đan Mạch đang gấp rút củng cố tuyến phòng thủ trước mối đe dọa tên lửa ngày càng gia tăng. Lần này, Copenhagen quyết định không dựa vào một nhà cung cấp duy nhất mà chọn mua và thuê ba hệ thống phòng không khác nhau từ Đức, Pháp và Na Uy.
Đồng thời, Đan Mạch cũng sẽ thuê tạm thời hệ thống NASAMS một tổ hợp phòng không di động nổi tiếng của Na Uy, do Kongsberg phát triển. NASAMS sẽ đóng vai trò như một giải pháp "cầu nối", hoạt động trong khi nước này tìm kiếm một lựa chọn phòng không cố định và lâu dài hơn, dự kiến công bố vào cuối năm nay.
Tướng Øyvind Johan Kvalvik, đại diện cơ quan mua sắm quốc phòng của Đan Mạch, cho biết việc thuê NASAMS thể hiện sự hợp tác phòng thủ chặt chẽ giữa các nước Bắc Âu. Mặc dù giá thuê không được tiết lộ, nhưng chính phủ Đan Mạch khẳng định mức chi phí dựa trên "chi phí thực tế" mà Na Uy phải bỏ ra để vận hành và duy trì hệ thống.
Lính pháo binh Đan Mạch sẽ được cử sang Na Uy huấn luyện, dưới sự hướng dẫn của Không quân Na Uy, trước khi NASAMS chính thức được chuyển giao vào cuối năm.
Giới chuyên gia cho rằng, bước đi của Đan Mạch cho thấy sự chuyển hướng chiến lược rõ rệt, không còn ưu tiên cho hoạt động quốc tế mà quay về tăng cường năng lực phòng thủ nội địa trong bối cảnh mối đe dọa tên lửa và không kích từ các khu vực bất ổn ngày càng tăng cao. (Yahoo)
Bộ ba giải pháp: Iris-T, VL Mica và NASAMS
Trong tuyên bố đưa ra vào mùa hè, Bộ Quốc phòng Đan Mạch cho biết họ sẽ mua hai hệ thống phòng không tầm trung: Iris-T SLM từ hãng Diehl Defence (Đức) và VL Mica do tập đoàn MBDA của Pháp sản xuất. Đây là hai trong những hệ thống được NATO đánh giá cao về hiệu quả đánh chặn tên lửa và máy bay.
Đồng thời, Đan Mạch cũng sẽ thuê tạm thời hệ thống NASAMS một tổ hợp phòng không di động nổi tiếng của Na Uy, do Kongsberg phát triển. NASAMS sẽ đóng vai trò như một giải pháp "cầu nối", hoạt động trong khi nước này tìm kiếm một lựa chọn phòng không cố định và lâu dài hơn, dự kiến công bố vào cuối năm nay.
Tướng Øyvind Johan Kvalvik, đại diện cơ quan mua sắm quốc phòng của Đan Mạch, cho biết việc thuê NASAMS thể hiện sự hợp tác phòng thủ chặt chẽ giữa các nước Bắc Âu. Mặc dù giá thuê không được tiết lộ, nhưng chính phủ Đan Mạch khẳng định mức chi phí dựa trên "chi phí thực tế" mà Na Uy phải bỏ ra để vận hành và duy trì hệ thống.
Lính pháo binh Đan Mạch sẽ được cử sang Na Uy huấn luyện, dưới sự hướng dẫn của Không quân Na Uy, trước khi NASAMS chính thức được chuyển giao vào cuối năm.
Cách làm không phổ biến nhưng không phải chưa từng có
Cách tiếp cận "thuê trước, mua sau" không phổ biến trong lĩnh vực phòng không, nhưng không phải chưa từng được áp dụng. Ba Lan từng thuê máy bay không người lái MQ-9A từ General Atomics vào năm 2022, và chỉ hai năm sau, nước này đã đặt mua ba chiếc MQ-9B SkyGuardian với khả năng hoạt động hàng hải.Giới chuyên gia cho rằng, bước đi của Đan Mạch cho thấy sự chuyển hướng chiến lược rõ rệt, không còn ưu tiên cho hoạt động quốc tế mà quay về tăng cường năng lực phòng thủ nội địa trong bối cảnh mối đe dọa tên lửa và không kích từ các khu vực bất ổn ngày càng tăng cao. (Yahoo)