The Storm Riders
Writer
Trong 1 bài phỏng vấn trang bìa gần đây của tạp chí GQ với nam diễn viên David Corenswet vào vai Siêu Nhân, James Gunn đã thẳng thắn chia sẻ suy nghĩ của mình về áp lực doanh thu phòng vé, đặc biệt là trong bối cảnh "mệt mỏi siêu anh hùng" những năm gần đây.
"Đây không phải là một canh bạc rủi ro nhất trên đời," vị đạo diễn khẳng định. "Đúng là có nhiều thứ phụ thuộc vào nó, nhưng nó không lớn đến mức như mọi người đang thổi phồng. Họ nghe thấy những con số rằng bộ phim chỉ thành công nếu nó kiếm được 700 triệu đô la hay gì đó, đó hoàn toàn là chuyện vô nghĩa. Nó không cần phải trở thành một tình huống lớn lao như mọi người đang nói."
Phát ngôn này của Gunn có thể được xem là một nỗ lực để quản lý kỳ vọng của công chúng. Thay vì đặt ra một cái đích quá cao và tự tạo áp lực, ông dường như muốn khán giả tập trung vào chất lượng của bộ phim hơn là những con số doanh thu khô khan.
Dù James Gunn đang cố gắng "hạ nhiệt", không có gì phải nghi ngờ rằng Superman đang được kỳ vọng sẽ thống trị phòng vé, đơn giản vì kinh phí sản xuất của nó là một con số khổng lồ. Tờ The Hollywood Reporter trước đó đã đưa tin rằng, sau khi trừ đi các khoản ưu đãi và giảm thuế, ngân sách ròng của bom tấn siêu anh hùng này là 225 triệu USD.
Con số đó còn chưa bao gồm chi phí marketing mà theo các nguồn tin có thể lên tới 200 triệu USD. Như vậy, tổng chi phí để đưa Superman đến với khán giả có thể lên tới 425 triệu USD. Theo quy luật bất thành văn của Hollywood, một bộ phim thường cần phải thu về gấp 2 đến 2.5 lần kinh phí sản xuất để có thể bắt đầu có lãi. Điều này có nghĩa là Superman sẽ cần phải vượt qua mốc 850 triệu USD, thậm chí là 1 tỷ USD, để được coi là một thành công vững chắc về mặt tài chính.
Quan trọng hơn, đây không phải là một bộ phim độc lập. Nó là phát súng mở màn, là viên gạch nền tảng cho toàn bộ vũ trụ điện ảnh mới mà James Gunn và Peter Safran đang xây dựng. Sự thành bại của nó sẽ có tác động trực tiếp và sâu sắc đến tương lai của toàn bộ DCU.
Bản thân James Gunn cũng đã nhiều lần lên tiếng thẳng thắn về tình trạng hiện tại của ngành công nghiệp điện ảnh, đặc biệt phim siêu anh hùng. Trong những năm gần đây, một loạt các tác phẩm đã thất bại thảm hại tại phòng vé như The Flash, Shazam: Fury of the Gods, The Marvels và Madame Web, một phần do khán giả đã "bội thực" với thể loại này. Mới nhất, cả 2 tác phẩm Marvel Studios là Captain America 4 và Thunderbolt đều không đạt kì vọng.
Tuy nhiên, Gunn cũng giải thích rằng "sự mệt mỏi siêu anh hùng" không phải là lý do duy nhất. Ông chỉ ra những vấn đề cốt lõi khác như kịch bản chưa hoàn thiện và việc lạm dụng các vai khách mời (cameo) vô nghĩa cũng là những yếu tố góp phần vào sự thất bại. Có thể thấy, ông đang nỗ lực để Superman tránh đi vào những vết xe đổ này, tập trung vào 1 câu chuyện có chiều sâu về một Clark Kent trẻ tuổi đang phải dung hòa giữa di sản Krypton và sự nuôi dưỡng của con người, đồng thời làm việc như một phóng viên ở Metropolis.
"Đây không phải là một canh bạc rủi ro nhất trên đời," vị đạo diễn khẳng định. "Đúng là có nhiều thứ phụ thuộc vào nó, nhưng nó không lớn đến mức như mọi người đang thổi phồng. Họ nghe thấy những con số rằng bộ phim chỉ thành công nếu nó kiếm được 700 triệu đô la hay gì đó, đó hoàn toàn là chuyện vô nghĩa. Nó không cần phải trở thành một tình huống lớn lao như mọi người đang nói."
Phát ngôn này của Gunn có thể được xem là một nỗ lực để quản lý kỳ vọng của công chúng. Thay vì đặt ra một cái đích quá cao và tự tạo áp lực, ông dường như muốn khán giả tập trung vào chất lượng của bộ phim hơn là những con số doanh thu khô khan.

Dù James Gunn đang cố gắng "hạ nhiệt", không có gì phải nghi ngờ rằng Superman đang được kỳ vọng sẽ thống trị phòng vé, đơn giản vì kinh phí sản xuất của nó là một con số khổng lồ. Tờ The Hollywood Reporter trước đó đã đưa tin rằng, sau khi trừ đi các khoản ưu đãi và giảm thuế, ngân sách ròng của bom tấn siêu anh hùng này là 225 triệu USD.
Con số đó còn chưa bao gồm chi phí marketing mà theo các nguồn tin có thể lên tới 200 triệu USD. Như vậy, tổng chi phí để đưa Superman đến với khán giả có thể lên tới 425 triệu USD. Theo quy luật bất thành văn của Hollywood, một bộ phim thường cần phải thu về gấp 2 đến 2.5 lần kinh phí sản xuất để có thể bắt đầu có lãi. Điều này có nghĩa là Superman sẽ cần phải vượt qua mốc 850 triệu USD, thậm chí là 1 tỷ USD, để được coi là một thành công vững chắc về mặt tài chính.
Quan trọng hơn, đây không phải là một bộ phim độc lập. Nó là phát súng mở màn, là viên gạch nền tảng cho toàn bộ vũ trụ điện ảnh mới mà James Gunn và Peter Safran đang xây dựng. Sự thành bại của nó sẽ có tác động trực tiếp và sâu sắc đến tương lai của toàn bộ DCU.
Bản thân James Gunn cũng đã nhiều lần lên tiếng thẳng thắn về tình trạng hiện tại của ngành công nghiệp điện ảnh, đặc biệt phim siêu anh hùng. Trong những năm gần đây, một loạt các tác phẩm đã thất bại thảm hại tại phòng vé như The Flash, Shazam: Fury of the Gods, The Marvels và Madame Web, một phần do khán giả đã "bội thực" với thể loại này. Mới nhất, cả 2 tác phẩm Marvel Studios là Captain America 4 và Thunderbolt đều không đạt kì vọng.
Tuy nhiên, Gunn cũng giải thích rằng "sự mệt mỏi siêu anh hùng" không phải là lý do duy nhất. Ông chỉ ra những vấn đề cốt lõi khác như kịch bản chưa hoàn thiện và việc lạm dụng các vai khách mời (cameo) vô nghĩa cũng là những yếu tố góp phần vào sự thất bại. Có thể thấy, ông đang nỗ lực để Superman tránh đi vào những vết xe đổ này, tập trung vào 1 câu chuyện có chiều sâu về một Clark Kent trẻ tuổi đang phải dung hòa giữa di sản Krypton và sự nuôi dưỡng của con người, đồng thời làm việc như một phóng viên ở Metropolis.