Hòa Thân sống xa xỉ ra sao mà đến Càn Long cũng không theo nổi?

Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Phản hồi: 0

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Người xưa có câu “tiền bạc chỉ thuộc về người biết hưởng thụ”, Hòa Thân cả đời theo đuổi tiền tài, hiểu rõ đạo lý này. Ngoài những món đặc sản thông thường của hoàng đế, như chân gấu, vi cá, bào ngư…, Hòa Thân còn có một món ăn khoái khẩu nhưng không kém phần kỳ lạ khác - ngọc trai.

Tác phẩm Hòa Thân đại thần tham nhũng miêu tả: Hòa Thân nghe nói ngọc trai có thể làm tăng cường trí nhớ, bồi bổ thần kinh, kéo dài sinh lực và tuổi thọ nên rất thích. Cả nhà Hòa Thân đều dùng ngọc trai nghiền thành bột, để chế biến món ăn. Quan lại nghe điều này, muốn lấy lòng ông ta, đua nhau dâng tặng ngọc trai để làm thực phẩm.

Ở huyện Ngô của đất Giang Nam, có tay buôn ngọc trai nổi tiếng là Thạch Viễn Mai. Mỗi lần ông ta đến vùng Dương Châu bán ngọc, các quan lại và hào phú đều đến đón rước như quý khách, chỉ mong mua được nhiều ngọc trai. Năm thứ tư Gia Khánh, Thạch Viễn Mai có được một con trai ngọc cùng lớn, to như trái bầu, nhưng chẳng ai thèm đoái hoài nữa. Vì lúc đó, Hòa Thân đã bị thất thế rồi.

1747995096495.png


Tác phẩm Ký thư nhà Thanh viết: Quan trung đường (Hòa Thân) mỗi sáng lấy ngọc trai làm thức ăn. Uống ngọc đó tâm trí thông minh, nhìn qua là nhớ, cả ngày lo nhiều việc nhưng cũng không hề sai sót, dù cả trăm quyền sổ ghi chép cũng không bằng. Ngọc đã cũ hoặc đã xuyên lỗ thì không dùng. Do đó, giá ngọc trai rất cao. Những kẻ mò ngọc, dù chết cũng không sợ. Những thứ ngọc khác, không thể so sánh được.

Theo Thanh sử, khi khám xét nhà Hòa Thân, thu được tất cả 220 chuỗi ngọc trai, mỗi viên cỡ một quả anh đào lớn. Trong đó, có 10 viên ngọc trai loại cực phẩm, cỡ bằng quả trứng chim lớn. Nhiều người cho rằng tên chữ “Trí Trai” của Hòa Thân cũng bắt nguồn từ sở thích ăn uống kỳ lạ này.

Không chỉ chuyện ăn uống, trong trang phục Hòa Thân cũng rất thích thể hiện. Chính vì vậy mà xảy ra chuyện ông ta bị Lưu Dung bày kế trêu chọc, làm hỏng hết bộ đồ mới. Tương truyền, Hòa Thân còn có một chiếc áo mà tất cả các khuy của nó đều được làm bằng đồng hồ phương tây. Giá mỗi chiếc đồng hồ phương tây thời bấy giờ lên đến vài ngàn lượng bạc.

Hòa Thân cũng đã bỏ rất nhiều tiền bạc vào xây dựng những công trình quy mô, tốn kém. Phủ đệ đầu tiên của ông ta được xây dựng vào năm 1776. Hòa Thân hối lộ thái giám trong cung, cho người của mình vào vẽ lại thiết kế cung Ninh Thọ của Càn Long, sau đó về xây dựng theo.

Tac phẩm Thâm cung ký lược thời nhà Thanh miêu tả lại phủ của Hòa Thân như sau:

1747995142427.png


“Ba tòa lầu của đại học sỹ Hòa Thân kéo dài từ phía tây kinh thành đến phía bắc. Trong đó, chia làm 3 khu tả, trung, hữu, đều cho xây rất nhiều tòa nhà. Có 3 tòa lầu nối liền đông tây, Thọ Xuân lầu đứng ở giữa, có hơn 40 gian phòng. Hậu hoa viên kết hợp cả lối kiến trúc đông tây, có cầu nhỏ, thủy tạ (nhà giữa hồ), sân khấu kịch. Đẹp không tả xiết.

Việc xây phủ bắt chước kiến trúc cung Ninh Thọ cũng là một trong những tội lớn khiến hoàng đế Gia Khánh sau này trị tội Hòa Thân. Phủ của Hòa Thân ngày nay là Cung Vương phủ, một trong những di tích lịch sử của Trung Quốc.

Tổng diện tích cung này là 60 nghìn m2, trong đó phủ đệ chiếm 32.000 m2, hoa viên chiếm 28.000 m2. Năm 1982, Cung Vương phủ được liệt vào danh sách bảo hộ trọng điểm của Trung Quốc. Người Trung Quốc có câu "một tòa Cung Vương phủ, nửa bộ sử Thanh triều" để nói về giá trị của tòa Vương phủ này.

Hòa Thân còn cho xây dựng lăng mộ của mình tại Kế Châu (thành phố Thiên Tân ngày nay), gọi là Hòa lăng. Thanh sử ghi lại rằng: Lăng mộ của Hòa Thân, tường bao quanh bên ngoài dài 200 trượng, tường bên trong dài 130 trượng. Bên trong có một tòa lầu, hai tòa tháp đá. Có một đường hầm dẫn vào, nhà chính gồm 5 gian lớn, phía đông, tây mỗi bên 5 gian phụ gọi là “phối điện”.


1747995149118.png

Trên các cánh cửa và xà nhà đều son thiếp vàng. Đinh trên cửa lăng đều được bọc vàng, chạm trổ rồng vàng. Vua Gia Khánh thấy lăng mộ của Hòa Thân quá lớn, còn lớn hơn cả lăng của hoàng đế nên tức giận, sai đập bỏ hết.

Hòa Thân còn cho xây dựng rất nhiều công trình khác. Trong số đó, phải kể đến vườn Thục Xuân, nằm cạnh hồ Vị Danh, trong khuôn viên của trường Đại học Bắc Kinh ngày nay. Vào năm 49 Càn Long (năm 1784), Càn Long thưởng cho Hòa Thân một mảnh đất rộng lớn. Sau đó, cho phép ông ta xây vườn cảnh Thục Xuân tiếp giáp với vườn Viên Minh (vườn ngự uyển của hoàng đế).

Hòa Thân đã chi gần 100 vạn lượng bạc để xây dựng vườn Thục Xuân. Trong vườn có hồ đào, đất được đắp thành núi và các đảo nhỏ, những cây hoa trái tươi đẹp, giống chim thú quý hiếm đều được đưa về. Vườn tổng cộng có 1003 gian phòng, 357 lầu lớn nhỏ. Trong vườn có những con sư tử làm bằng đá của Thái Hồ, phải mất hàng ngàn lạng vàng mới chuyển về được. Những thi sĩ đời sau còn làm rất nhiều bài thơ miêu tả lại cảnh đẹp của khu vườn này.

Thep tác phẩm Hòa Thân đại thần tham nhũng, một sứ giả của Triều Tiên đến thăm Trung Hoa có ghi lại: Nhà Hòa Thân giàu có, xa xỉ, tráng lệ như hoàng cung. Ai ai cũng ca ngợi, nơi nơi đều biết tiếng. Tuy nhiên, vì quá chìm đắm vào tiền tài, tham lam vô độ Hòa Thân không kịp hưởng thụ hết những vinh hoa phú quý trọn đời. Ông ta chết mà chẳng mang theo được bất cứ thứ gì.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly93d3cudm5yZXZpZXcudm4vdGhyZWFkcy9ob2EtdGhhbi1zb25nLXhhLXhpLXJhLXNhby1tYS1kZW4tY2FuLWxvbmctY3VuZy1raG9uZy10aGVvLW5vaS42MTgwNS8=
Top