Đột phá mới: Biến đổi tế bào gốc máu có thể giúp đẩy lùi Alzheimer?

Bùi Minh Nhật
Bùi Minh Nhật
Phản hồi: 0

Bùi Minh Nhật

Intern Writer
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Cell Stem Cell hé lộ manh mối tiềm năng để phòng ngừa hoặc điều trị bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học đã phát hiện rằng một số đột biến gene trong tế bào gốc máu vốn được cho là không liên quan đến não bộ lại có khả năng bảo vệ não khỏi sự suy thoái do Alzheimer gây ra.

Tế bào gốc máu và khả năng "làm sạch" não bộ​

Nghiên cứu do tiến sĩ Katherine King và các đồng nghiệp tại Trường Y Baylor (Hoa Kỳ) dẫn đầu đã xem xét cách các tế bào gốc tạo máu (blood stem cells), vốn sống trong tủy xương, tương tác với não bộ. Họ nhận thấy những người và động vật mang đột biến ở gene TET2 có khả năng thấp hơn bị Alzheimer so với nhóm không có đột biến.
1752136591861.png

Điều bất ngờ là các tế bào gốc máu này có thể di chuyển lên não và tham gia vào việc loại bỏ các "chất thải tế bào" bao gồm những protein tổn thương tích tụ trong não, vốn là dấu hiệu điển hình của Alzheimer.

Tiến sĩ King giải thích: “Tế bào miễn dịch từ tế bào gốc không chỉ chống nhiễm trùng mà còn giúp loại bỏ tế bào hư hại, giúp mô khỏe mạnh hơn.”

Cơ hội điều trị mới, nhưng không đơn giản​

Phát hiện này mở ra hướng phát triển các liệu pháp mới thay vì nhắm trực tiếp vào tế bào thần kinh, các nhà khoa học có thể tăng cường vai trò của các tế bào hỗ trợ để làm chậm hoặc đảo ngược quá trình lão hóa não.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là con dao hai lưỡi. Đột biến TET2 có thể tốt cho não nhưng lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ.

Tiến sĩ King cho rằng, trong tương lai, chúng ta có thể thiết kế lại tế bào gốc để dẫn dắt chúng đi theo con đường có lợi mà không gây rủi ro – nhưng điều đó vẫn còn là câu hỏi của khoa học. (yahoo)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly93d3cudm5yZXZpZXcudm4vdGhyZWFkcy9kb3QtcGhhLW1vaS1iaWVuLWRvaS10ZS1iYW8tZ29jLW1hdS1jby10aGUtZ2l1cC1kYXktbHVpLWFsemhlaW1lci42NDYyOS8=
Top