Nhung Phan
Intern Writer
Nếu một bài viết do chính bạn viết ra lại bị chấm điểm là do... AI viết, bạn sẽ phản ứng thế nào?
Tại Trung Quốc, một mùa tốt nghiệp đầy căng thẳng đang diễn ra, không chỉ vì luận văn khó mà vì… AI. Các trường đại học đang đồng loạt triển khai công cụ phát hiện nội dung do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Nhưng trớ trêu thay, chính điều này lại khiến sinh viên phải tìm đến... AI để qua mặt hệ thống phát hiện AI.
Không chỉ riêng Xiaobing, hàng chục ngàn sinh viên khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Nhiều người chia sẻ rằng họ buộc phải "viết dở đi", đơn giản hóa cấu trúc câu, dùng từ ngây ngô để tránh bị nghi ngờ. Một số khác chọn cách... nhờ AI chỉnh sửa lại bài viết sao cho đủ “ngu ngơ” để vượt qua máy dò.
Ngược đời ở chỗ, nhiều nền tảng như CNKI, VIP và PaperPass vừa bán công cụ dò AI cho trường, vừa bán dịch vụ “chống phát hiện AI” cho sinh viên. Một vòng luẩn quẩn mang lại lợi nhuận không nhỏ.
Một vài trường bắt đầu lên tiếng. Đại học Nam Kinh khuyến nghị giáo viên không nên quá phụ thuộc vào kết quả từ máy móc, thừa nhận giới hạn của công cụ.
Nhưng với nhiều sinh viên như Yanzi, quá muộn để trông chờ sự linh hoạt. Sau khi bài viết tự viết bị gắn hơn 30% là AI, cô đành chi tiền mua công cụ chỉnh sửa với hy vọng... được tốt nghiệp. Điều trớ trêu nhất, theo nhiều sinh viên, là cảm giác bị trừng phạt vì viết quá tốt. (RestOfWorld)
Tại Trung Quốc, một mùa tốt nghiệp đầy căng thẳng đang diễn ra, không chỉ vì luận văn khó mà vì… AI. Các trường đại học đang đồng loạt triển khai công cụ phát hiện nội dung do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Nhưng trớ trêu thay, chính điều này lại khiến sinh viên phải tìm đến... AI để qua mặt hệ thống phát hiện AI.
Càng viết giỏi, càng bị nghi dùng AI?
Xiaobing, sinh viên năm cuối ngành văn học Đức, chỉ dùng ChatGPT và DeepSeek để chỉnh vài đoạn trong luận văn. Cô tin tưởng bài viết của mình là sản phẩm "người thật việc thật". Nhưng khi đưa vào công cụ kiểm tra do trường chỉ định, hơn 50% nội dung bị gắn mác “AI viết”. Cô ví tình huống của mình như “người vô tội bị kéo ra pháp trường”.
Nghệ thuật đánh lừa máy dò AI
Hiện có một ngành công nghiệp nhỏ đang phát triển xung quanh nỗi sợ này: các công cụ "giảm AI", dịch vụ viết lại do người thật, hay chatbot giúp thay từ, đổi cấu trúc câu. Có bạn bỏ ra tới 500 tệ (khoảng 1,2 triệu đồng) nhờ người sửa tay, nhưng lại nhận về bài viết sai nghĩa, lủng củng và ngớ ngẩn. Một ví dụ: "trâm cài tóc ba lưỡi" bị chuyển thành "ba lưỡi dao", nghe như vũ khí ninja.Ngược đời ở chỗ, nhiều nền tảng như CNKI, VIP và PaperPass vừa bán công cụ dò AI cho trường, vừa bán dịch vụ “chống phát hiện AI” cho sinh viên. Một vòng luẩn quẩn mang lại lợi nhuận không nhỏ.
Lằn ranh đạo đức, niềm tin và giáo dục
Giới học thuật bắt đầu lo ngại. Việc xử lý máy móc đang khiến sinh viên học được bài học sai: rằng dùng AI là sai trái, phải giấu diếm, trong khi lẽ ra nên được hướng dẫn sử dụng đúng cách. Một giáo sư truyền thông ở Sơn Đông ví von chuyện này với việc né tránh giáo dục giới tính: “Khi cái gì đó không được nói một cách thẳng thắn, nó cũng không thể được xử lý đúng đắn”.Một vài trường bắt đầu lên tiếng. Đại học Nam Kinh khuyến nghị giáo viên không nên quá phụ thuộc vào kết quả từ máy móc, thừa nhận giới hạn của công cụ.
Nhưng với nhiều sinh viên như Yanzi, quá muộn để trông chờ sự linh hoạt. Sau khi bài viết tự viết bị gắn hơn 30% là AI, cô đành chi tiền mua công cụ chỉnh sửa với hy vọng... được tốt nghiệp. Điều trớ trêu nhất, theo nhiều sinh viên, là cảm giác bị trừng phạt vì viết quá tốt. (RestOfWorld)