Cuộc di cư vĩ đại nhất lịch sử nhân loại trước cả Columbus

Bui Nhat Minh
Bui Nhat Minh
Phản hồi: 0

Bui Nhat Minh

Intern Writer
Trong nhiều thế kỷ, Đảo Phục Sinh (Rapa Nui) luôn được xem là một thế giới tách biệt, nơi người dân Polynesia phát triển độc lập và biệt lập sau hành trình di cư qua đại dương. Nhưng một nghiên cứu khảo cổ học mới từ Đại học Uppsala (Thụy Điển) đang làm lung lay suy nghĩ đó.

Bằng cách kết hợp dữ liệu khảo cổ với phân tích định tuổi bằng cacbon phóng xạ, các nhà nghiên cứu đã chia quá trình phát triển nghi lễ ở Rapa Nui và toàn vùng Đông Polynesia thành ba giai đoạn chính. Kết quả cho thấy các hòn đảo này có mạng lưới kết nối chặt chẽ hơn nhiều so với những gì từng được giả định, và văn hóa không chỉ lan theo một chiều từ tây sang đông rồi ngừng lại.

Giai đoạn kết nối: Nghi lễ lan rộng khắp vùng biển​

Giai đoạn đầu tiên, từ năm 1000-1300 sau Công nguyên, được xem là giai đoạn lan tỏa đầu tiên của người Polynesia. Ở thời kỳ này, các địa điểm nghi lễ thường chỉ là những khu chôn cất và nơi tổ chức lễ hội đơn giản, đánh dấu bằng các tảng đá dựng đứng. Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện ra rằng ngay từ giai đoạn này, cư dân các đảo đã giữ liên lạc thường xuyên với quê hương cũ và các nhóm khác trong khu vực.
1753242730835.png

Đến giai đoạn hai, từ khoảng năm 1300–1600, các nghi lễ ngày càng phức tạp. Các công trình nghi lễ như ahu/marae nền đá dùng để thờ thần và tổ tiên được xây dựng quy mô và rõ nét hơn. Điều này phản ánh một hệ tư tưởng chung lan rộng từ các đảo phía tây như Pitcairn, Society đến tận Rapa Nui. Bằng chứng di truyền cũng cho thấy có ít nhất hai lần người Rapa Nui tiếp xúc với cư dân từ các đảo khác, cho thấy họ không hề biệt lập như nhiều giả thiết trước đây từng cho rằng.

Khi liên lạc suy yếu: Quyền lực địa phương lên ngôi​

Tới giai đoạn ba (khoảng năm 1600–1767), mạng lưới liên kết giữa các đảo dường như suy yếu, nhường chỗ cho các hệ thống quyền lực mang tính địa phương. Ở Rapa Nui, dấu hiệu phân cấp xã hội đã xuất hiện từ năm 1350–1450, nhưng đến giai đoạn này, nó trở nên rõ rệt hơn nhiều ở những đảo lớn như Quần đảo Society và Hawaii.

Các nghi lễ không còn chỉ mang tính tôn giáo, mà còn gắn chặt với quyền lực và địa vị xã hội. Những công trình đá khổng lồ như tượng moai nổi tiếng trở thành biểu tượng không chỉ của tín ngưỡng mà còn của quyền lực chính trị tại địa phương.

Nghiên cứu này cho thấy Đảo Phục Sinh và các hòn đảo khác trong Đông Polynesia từng liên kết và trao đổi văn hóa nhiều hơn chúng ta tưởng. Sự phát triển nghi lễ không phải là kết quả của sự cô lập, mà là một phần của mạng lưới giao lưu rộng lớn xuyên đại dương, từ đó hình thành nên những biểu tượng như moai vừa linh thiêng, vừa giàu tính quyền lực tồn tại cho đến tận ngày nay. (Popsci)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly93d3cudm5yZXZpZXcudm4vdGhyZWFkcy9jdW9jLWRpLWN1LXZpLWRhaS1uaGF0LWxpY2gtc3Utbmhhbi1sb2FpLXRydW9jLWNhLWNvbHVtYnVzLjY1NTk1Lw==
Top