Nguyễn Hoàng
Intern Writer
Tại sao các tiến sĩ, kỹ sư tài năng lại rời bỏ Samsung? Câu chuyện bên trong hé lộ một sự thật giật mình và lo ngại !
Một tiến sĩ hàng đầu về điều khiển nhiệt, từng từ chối lời mời làm việc ở Thung lũng Silicon để đầu quân cho Samsung, cuối cùng bị phân công công việc chẳng liên quan gì tới chuyên môn. Anh không được phép chuyển bộ phận, dù kiến thức của anh là “vàng” trong kỷ nguyên chip bán dẫn. Sau ba năm bị lãng phí, anh rời đi, gia nhập một tập đoàn phần mềm EDA toàn cầu, nơi người ta hiểu anh đang làm gì.
Một chuyên gia khác về công nghệ đóng gói tiên tiến cũng rơi vào tình cảnh trớ trêu. Người được giao quản lý anh được giới thiệu là cựu nhân viên Intel, nhưng thật ra chỉ là người từ một công ty con của Intel, không có kiến thức kỹ thuật cần thiết. Không có tiếng nói chuyên môn, không ai hiểu dự án, và mọi quyết định đều dựa vào... danh tiếng giả.
Samsung không chỉ đang mất người. Họ đang đánh mất chính nền tảng R&D, yếu tố sống còn trong ngành bán dẫn.
Một kỹ sư từng làm việc ở mảng đúc chip của Samsung cho biết, lãnh đạo hiện tại không hiểu bản chất kỹ thuật của quy trình. Những khoảng thời gian quan trọng giữa các bước sản xuất bị bỏ qua, việc phát triển công nghệ mới trở nên khó khăn. Trong môi trường không còn chỗ cho chuyên môn lên tiếng, nhân viên giỏi không còn cách nào ngoài... bỏ đi.
Đồ họa=Son Min-kyun
Một giáo sư từng là lãnh đạo tại Samsung nói thẳng: “Chu kỳ lãnh đạo ở đây cứ ba năm là thay người, chưa kịp hiểu việc thì đã chuyển bộ phận. Tính bền vững trong R&D đã hoàn toàn sụp đổ.”
Thậm chí, phòng nhân sự cũng bị chỉ trích là tuyển người theo “tên trường” chứ không dựa vào năng lực thực. Những người đứng đầu nhóm yếu chuyên môn nhưng giỏi “hiểu cấp trên” lại giữ vị trí cao, đẩy người giỏi vào ngõ cụt.
Kỹ sư này từng đề xuất các kiến trúc thử nghiệm cho chip AI nhưng bị từ chối do quy trình phê duyệt phức tạp. Trong khi các công ty như Qualcomm đang mở rộng sang lĩnh vực ô tô, Internet vạn vật (IoT), thì Samsung vẫn loay hoay trong “vùng an toàn”, tập trung quá mức vào sản xuất chip di động.
Một giám đốc kỳ cựu chỉ ra: “Chúng tôi có công nghệ, có nhân sự, có sáng chế. Nhưng những người ra quyết định lại yêu cầu báo cáo đơn giản, dễ hiểu, thay vì đánh giá bằng năng lực.” Kết quả? Những kỹ sư tài năng, từng bị gạt bỏ, giờ đang làm việc ở ARM, Broadcom, với mức lương cao gấp nhiều lần.
Giáo sư Kim Ki-chan của Đại học Công giáo Hàn Quốc khẳng định: “Samsung có rất nhiều người giỏi, nhưng hệ thống để họ phát huy lại bị phá vỡ.” Ngày xưa, dưới thời Kwon Oh-hyun, nguyên tắc rất rõ ràng: làm tốt thì có thưởng, có quyền. Giờ thì không. Ngay cả điều tối thiểu đó cũng đã biến mất.
Khi cả thế giới đang chạy đua về AI, chất bán dẫn và R&D, liệu một tổ chức không trân trọng người giỏi có còn cơ hội? (chosun.com)
Văn hóa quản trị ngược lý trí và cú trượt dài của bộ phận bán dẫn
Nếu bạn từng nghĩ Samsung là nơi quy tụ những bộ óc công nghệ hàng đầu, thì thực tế đang dần cho thấy điều ngược lại. Nhiều kỹ sư xuất thân từ các trường danh giá, sở hữu bằng thạc sĩ, tiến sĩ, đã quyết định rời khỏi Samsung Electronics, không phải vì lương thấp, mà vì họ bị... bỏ mặc năng lực.Một tiến sĩ hàng đầu về điều khiển nhiệt, từng từ chối lời mời làm việc ở Thung lũng Silicon để đầu quân cho Samsung, cuối cùng bị phân công công việc chẳng liên quan gì tới chuyên môn. Anh không được phép chuyển bộ phận, dù kiến thức của anh là “vàng” trong kỷ nguyên chip bán dẫn. Sau ba năm bị lãng phí, anh rời đi, gia nhập một tập đoàn phần mềm EDA toàn cầu, nơi người ta hiểu anh đang làm gì.

Samsung không chỉ đang mất người. Họ đang đánh mất chính nền tảng R&D, yếu tố sống còn trong ngành bán dẫn.
Khi “giữ ghế” quan trọng hơn giữ người
Từ sau khi cựu Chủ tịch Kwon Oh-hyun nghỉ hưu, một lực lượng nội bộ phụ trách tài chính và nhân sự đã tiếp quản việc điều hành lĩnh vực bán dẫn. Kết quả là, những quyết định liên quan đến nghiên cứu và đầu tư công nghệ đều phải qua nhiều tầng kiểm duyệt tài chính, khiến các dự án đổi mới bị kéo chậm hoặc chết yểu.Một kỹ sư từng làm việc ở mảng đúc chip của Samsung cho biết, lãnh đạo hiện tại không hiểu bản chất kỹ thuật của quy trình. Những khoảng thời gian quan trọng giữa các bước sản xuất bị bỏ qua, việc phát triển công nghệ mới trở nên khó khăn. Trong môi trường không còn chỗ cho chuyên môn lên tiếng, nhân viên giỏi không còn cách nào ngoài... bỏ đi.

Đồ họa=Son Min-kyun
Thậm chí, phòng nhân sự cũng bị chỉ trích là tuyển người theo “tên trường” chứ không dựa vào năng lực thực. Những người đứng đầu nhóm yếu chuyên môn nhưng giỏi “hiểu cấp trên” lại giữ vị trí cao, đẩy người giỏi vào ngõ cụt.
Kỷ nguyên AI, còn ai tin vào văn hóa báo cáo?
Một kỹ sư hệ thống bán dẫn từng học ở Mỹ nhận định, Samsung vẫn giữ mô hình quản trị ra quyết định từ trên xuống. Trong thời đại AI, nơi tốc độ và tính linh hoạt quyết định sự sống còn, cấu trúc cồng kềnh đó làm triệt tiêu mọi cơ hội đổi mới.Kỹ sư này từng đề xuất các kiến trúc thử nghiệm cho chip AI nhưng bị từ chối do quy trình phê duyệt phức tạp. Trong khi các công ty như Qualcomm đang mở rộng sang lĩnh vực ô tô, Internet vạn vật (IoT), thì Samsung vẫn loay hoay trong “vùng an toàn”, tập trung quá mức vào sản xuất chip di động.

Giáo sư Kim Ki-chan của Đại học Công giáo Hàn Quốc khẳng định: “Samsung có rất nhiều người giỏi, nhưng hệ thống để họ phát huy lại bị phá vỡ.” Ngày xưa, dưới thời Kwon Oh-hyun, nguyên tắc rất rõ ràng: làm tốt thì có thưởng, có quyền. Giờ thì không. Ngay cả điều tối thiểu đó cũng đã biến mất.
Khi cả thế giới đang chạy đua về AI, chất bán dẫn và R&D, liệu một tổ chức không trân trọng người giỏi có còn cơ hội? (chosun.com)