Bui Nhat Minh
Intern Writer
Năm 2076 sẽ đánh dấu khoảnh khắc hiếm hoi khi Sedna một hành tinh lùn xa xôi tiến đến điểm gần Mặt trời nhất trong quỹ đạo kéo dài 11.400 năm. Dù “gần” là thế, Sedna vẫn cách Mặt trời gấp đôi khoảng cách từ Mặt trời đến Pluto, biến bất kỳ sứ mệnh thăm dò nào trở thành một thách thức khổng lồ. Các nhà khoa học hiện đang chạy đua để tìm cách tiếp cận Sedna trước khi cơ hội nghìn năm có một này qua đi.
Một nghiên cứu mới đây đã đánh giá hai phương án khả thi: cánh buồm Mặt trời (solar sail) và động cơ nhiệt hạch trực tiếp (direct fusion drive - DFD). Trong đó, DFD nếu được phát triển thành công có thể đưa một tàu vũ trụ mang khối hàng 1.500 kg bay đến Sedna, cho phép thực hiện nghiên cứu chưa từng có về những vùng xa nhất của Hệ Mặt trời. Trong khi đó, cánh buồm Mặt trời chỉ có thể thực hiện chuyến bay ngang qua (flyby), giống sứ mệnh New Horizons khi lướt qua Pluto vào năm 2015.
Theo các nhà nghiên cứu, những công nghệ đẩy thông thường sẽ mất 30 năm hoặc hơn để chỉ thực hiện một cú bay ngang. Trong khi đó, cả DFD và cánh buồm Mặt trời đều có thể rút ngắn thời gian xuống còn khoảng 10 năm. Nhưng chỉ có DFD mới cho phép tàu vũ trụ bay chậm lại và chui vào quỹ đạo Sedna, thực hiện khảo sát chi tiết thay vì chỉ lướt qua.
Dù vậy, thách thức vẫn còn rất lớn: công nghệ động cơ nhiệt hạch vẫn chưa được chứng minh ổn định, và Sedna khi ở gần nhất vẫn ở cách quá xa ánh sáng truyền một chiều mất đến 13 giờ khiến việc điều khiển và liên lạc trở nên khó khăn. Dù còn vài thập kỷ để chuẩn bị, các nhà khoa học khẳng định cần bắt đầu ngay từ bây giờ, nếu không cơ hội duy nhất trong 11.400 năm sẽ tuột khỏi tầm tay. (Yahoo)

Một nghiên cứu mới đây đã đánh giá hai phương án khả thi: cánh buồm Mặt trời (solar sail) và động cơ nhiệt hạch trực tiếp (direct fusion drive - DFD). Trong đó, DFD nếu được phát triển thành công có thể đưa một tàu vũ trụ mang khối hàng 1.500 kg bay đến Sedna, cho phép thực hiện nghiên cứu chưa từng có về những vùng xa nhất của Hệ Mặt trời. Trong khi đó, cánh buồm Mặt trời chỉ có thể thực hiện chuyến bay ngang qua (flyby), giống sứ mệnh New Horizons khi lướt qua Pluto vào năm 2015.
Cuộc đua công nghệ để kịp thăm dò Sedna
Sedna được phát hiện năm 2003, chỉ bằng khoảng một phần ba kích thước Mặt trăng, với quỹ đạo siêu hẹp và méo, có điểm gần Mặt trời nhất (perihelion) ở khoảng 76 AU (1 AU = khoảng cách Trái đất đến Mặt trời). Điểm xa nhất của nó lên đến 937 AU, biến Sedna thành “sứ giả” tiềm năng từ đám mây Oort xa xôi. Điều thú vị là thời điểm nó đến perihelion lại nằm ngay trong vòng đời của một con người, khi so với chu kỳ hàng vạn năm của nó.Theo các nhà nghiên cứu, những công nghệ đẩy thông thường sẽ mất 30 năm hoặc hơn để chỉ thực hiện một cú bay ngang. Trong khi đó, cả DFD và cánh buồm Mặt trời đều có thể rút ngắn thời gian xuống còn khoảng 10 năm. Nhưng chỉ có DFD mới cho phép tàu vũ trụ bay chậm lại và chui vào quỹ đạo Sedna, thực hiện khảo sát chi tiết thay vì chỉ lướt qua.
Dù vậy, thách thức vẫn còn rất lớn: công nghệ động cơ nhiệt hạch vẫn chưa được chứng minh ổn định, và Sedna khi ở gần nhất vẫn ở cách quá xa ánh sáng truyền một chiều mất đến 13 giờ khiến việc điều khiển và liên lạc trở nên khó khăn. Dù còn vài thập kỷ để chuẩn bị, các nhà khoa học khẳng định cần bắt đầu ngay từ bây giờ, nếu không cơ hội duy nhất trong 11.400 năm sẽ tuột khỏi tầm tay. (Yahoo)