Sự việc xảy ra năm 2001, khi một đơn vị thi công gói thầu nạo vét và xây dựng kè ở khúc sông Tô Lịch đoạn sông qua làng An Phú, phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, gần đền Quán Đôi. Mọi việc diễn ra bình thường cho tới khi họ phát hiện 1 cấu trúc gồm nhiều cọc gỗ lim đóng theo những hàng ngắn. Để tiếp tục thi công, họ dùng máy xúc nhổ những cọc gỗ này lên. Vừa nhổ được 2 cọc lên thì liên tiếp những hiện tượng được coi là dị thường bắt đầu xảy ra. Chiếc máy xúc tự trôi xuống sông, không có cách gì giữ lại được.
Đồng thời đất sạt lở, cừ ngăn nước bị vỡ, nước tràn vào ngập kín chiếc máy xúc. Cùng lúc đó, những người công nhân phát hiện trong đống bùn mà máy xúc đã xúc lên bờ có lẫn nhiều xương người, xương thú vật, nhiều đồ gốm, đồ sắt, tiền cổ. Có 8 bộ bộ hài cốt được phát hiện đã được đem đi chôn cất ở khu vực gần công trường. Một số công nhân bị chóng mặt, nhức đầu …
Lo sợ, cho rằng đã các hiện tượng bất thường đó là do vấn đề tâm linh, đơn vị thi công mời nhiều thầy pháp về lập đàn, cúng lễ để trừ tà. Các thầy cho rằng, đây là trận đồ bát quái nhằm trấn yểm, ngăn đất Nam phát xuất nhân tài của Cao Biền, và việc thi công, đào bới động chạm đến trận đồ bát quái này sẽ gây tai họa cho những người tham gia thi công cũng như gia đình họ … Hoảng sợ, nghe theo thầy, đơn vị thi công lại làm lễ rồi chuyển những bộ hài cốt đang được chôn gần công trường để đem lên nghĩa trang Bát Bạt chôn cất. Sau đó xuất hiện nhiều những câu chuyện về tai họa đã giáng xuống những người liên quan đến trận đồ bát quái này và gia đình họ khiến dư luận Hà Nội khi đó xôn xao, hoang mang.
Rất tiếc, theo quy định, trong quá trình thi công, nếu đơn vị phát hiện cổ vật thì phải giữ nguyên hiện trường, hiện vật và báo với cơ quan chức năng, nhưng họ đã không làm vậy. Hiện trường đã bị xáo trộn, hiện vật đã bị mang đi gần hết chỉ còn lại mấy cái tiểu sành, liễn sành, bát vỡ và xương răng động vật. Khi các nhà khoa học đã đến hiện trường, dựa trên những lời kể của công nhân, cộng với hiện trường bị xáo trộn và hiện vật bị phân tán nên khi đó các nhà khoa học đã chưa thể đưa ra nhận định.
Các nhà khoa học xác định, chỉ có khai quật mới có những cơ sở kết luận xác đáng được. Thật đáng tiếc, vì những lý do nào đó, cho đến nay đã không có cuộc khai quật nào được thực hiện. Ý nghĩa về cấu trúc được tạo ra bởi những cọc gỗ đó vẫn là một bí ẩn. Chính vì lẽ đó, những đồn đoán, những thuyết âm mưu về trận đồ bát quái, về trấn yểm vẫn tồn tại dai dẳng nhiều năm sau khi sự kiện diễn ra.
Vậy cấu trúc bằng gỗ này có thể là gì? Có phải là trận đồ bát quái của Cao Biền không? Những hiện tượng dị thường mang đầy tính huyền bí kể trên có thể giải thích bằng khoa học không? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. Chúng ta sẽ không xét đến những câu chuyện về tai họa xảy ra sau đó với cá nhân cũng như gia đình những người tham gia công trình đó, vì không có kiểm chứng cũng như cơ sở để chứng minh sự liên quan của những tai họa đó với cấu trúc được cho là trận đồ bát quái này.
Với hiện tượng công nhân bị đau đầu, chóng mặt…, có thể được giải thích bằng khoa học. Đó là Sông Tô Lịch là đường thoát nước của thành phố Hà Nội, nên ngoài khí metal do bùn bẩn lưu cữu, còn có thể có nhiều hóa chất độc hại khác. Khi trực tiếp đào xúc bùn, những người công nhân có thể đã hít phải những loại khí này, mà nhiều nhất là Methal. Methane dạng khí được biết đến là một chất gây ngạt. Ở nồng độ cao có thể gây ngạt thở và mất ý thức, có thể gây đau đầu, chóng mặt, yếu, nôn mửa, và mất phối hợp. Các hiện tượng này phù hợp với miêu tả về hiện tượng đã xảy ra với các công nhân tham gia nạo vét tạo công trường.
Về lý do xảy ra các vụ sạt lở, vỡ cừ chắn nước, trôi máy xúc…, có thể được lý giải như sau. Khu vực này vốn có nền địa chất yếu. Việc phát hiện dải cát dài khoảng 200m khi thi công nạo vét sông Tô Lịch, theo giáo sư sử học Trần Quốc Vượng, cho thấy có thể nơi đây xa xưa là ngã 3 sông, phù hợp với các ghi chép lịch sử, khu vực này từng là hợp lưu của sông Thiên trù với sông Tô Lịch. Như vậy có thể kết luận, do tình trạng nền địa chất yếu hơn các khu vực khác, đơn vị thi công đã khảo sát không kỹ, giải pháp thi công chưa phù hợp, nên có thể dẫn đến hiện tượng sụt lún khi thi công
Còn hiện tượng trong bùn múc lên có lẫn xương người, xương động vật và các hiện vật cổ khác, như đã nói ở trên, vì là ngã 3 sông, nên hiện tượng các hiện vật trôi dạt về đây, xuất hiện ở các tầng bồi lắng khi nạo vét là điều có thể giải thích được. Nhưng như vậy chưa đủ để khẳng định đây không phải trận đồ bát quái của Cao Biền dựng lên nhằm ngăn nước Nam phát xuất nhân tài!
Thật may, với những hiện vật thu được tại hiện trường, gồm bát đĩa, đồ gốm, đồ kim loại, tiền cổ …, các nhà khảo cổ học đã nghiên cứu và khẳng định, chúng có niên đại sớm nhất là từ thế kỷ thứ 11, tức là thời Lý, muộn hơn nhiều so với thời Cao Biền, ở thế kỷ thứ 9. Như vậy có thể khẳng định cấu trúc bằng gỗ này không phải là trận đồ bát quái trấn yểm của của Cao Biền. Hơn nữa, các hiện vật thu được tại di chỉ này có niên đại không đồng nhất, trải dài trong nhiều thời kỳ, chính vì vậy có thể kết luận, đây không phải là 1 công trình trấn yểm.
Từ lâu, cha ông ta đã có truyền thống ngự thủy phục vụ đời sống, bằng chứng là các con đê ngăn lũ sông được xây dựng từ xa xưa. Sông Tô Lịch được gọi là “nghịch thủy”, vì nó chảy 2 chiểu. Khi nước sông Cái lên cao, nước chảy từ sông Cái vào sông Tô Lịch. Khi mưa nhiều, nước trong đồng ruộng dâng cao chảy vào sông Tô Lịch, nước lại từ đây chảy ra sông Cái. Địa điểm này xa xưa là hợp lưu của dòng sông Thiên Trù và sông Tô Lịch, chính vì thế, cấu trúc gỗ này có thể là 1 công trình thủy lợi, được cha ông ta xây dựng lên phục vụ cho việc điều tiết nước tưới tiêu cho nông nghiệp, hoặc có tác dụng kè nắn chỉnh dòng chảy con sông.
Việc sử dụng cọc gỗ trong các công trình trị thủy đã có từ rất xa xưa. Tại Tứ Xuyên, Trung Quốc, có 1 công trình thủy lợi được xây dựng từ cách đây 2200 năm, đến nay vẫn đang phát huy công năng. Ở đó vẫn tồn tại các cấu trúc bằng cọc gỗ.
Các nhà khảo cổ đã khai quật bên sông Dương Tử của Trung Quốc 1 công trình thủy lợi khổng lồ, được xây dựng cách đây 5.500 năm. Chúng ta cũng thấy dấu tích cấu trúc bằng các cọc gỗ giống như đã xuất hiện ở sông Tô Lịch. Nhưng đặc biệt nhất, phải kể đến tàn tích cửa cống bằng gỗ của Vương quốc Nam Việt vào những năm 200 trước Công nguyên, được tìm thấy ở thành phố Quảng Châu, Quảng Đông.
Như vậy, cấu trúc bằng gỗ ở sông Tô Lịch rất có thể là 1 công trình ngự thủy của cha ông ta trước đây.
Có 1 giả thiết đơn khác không mang yếu tố tâm linh. Đó là ở kinh thành Thăng Long hay cả thành Cổ Loa xưa, thành được xây dựng bằng đất, dựa vào các con sông làm thành hào nước tự nhiên hỗ trợ phòng ngự chống xâm lược. Các ghi chép lịch sử và các truyền thuyết lưu lại đến nay cho chúng ta thấy rằng, câu chuyện tường thành cứ dựng lên rồi lại bị sụp đổ đã trở thành nỗi ám ảnh của các triểu đại phong kiến xưa. Chính vì thế, chúng ta có sự tích về thần Long Đỗ, khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra... Vua lần theo vết chân ngựa, vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Rồi truyền thuyết tinh gà trắng phá thành Cổ Loa thời An Dương Vương, cũng là câu chuyện phản ánh những khó khăn khi xây dựng thành.
Riêng góc phía Tây Bắc thành Thăng Long, là nơi xảy ra sự kiện trên, đã được lịch sử ghi nhận là địa điểm khó khăn nhất trong việc dựng thành Thăng Long. Ngoài lý do nơi đây là nơi hợp lưu của sông Thiên Trù và sông Tô Lịch, còn có 1 lý do khác, đó là nơi đây vốn là nơi có nền đất thấp, hồ đầm nhiều. Trong bản đồ thành Hà Nội do người Pháp vẽ, cho tới năm 1885, khu vực phía trong tường thành vẫn còn là hồ đầm chạy kéo dài sát tường thành. Điều đó cho ta thấy khả năng nền đất nơi đây rất yếu. Vì vậy, có thể cấu trúc các cọc gỗ đó là nằm trong 1 hệ thống cấu trúc gia cố cho nền đất, nhằm chống sạt lở cho tường thành Thăng Long xưa.
Cần có 1 nghiên cứu nghiêm túc của các nhà sử học, dựa vào các yếu tố khoa học, vào các kết quả khai quật. Chỉ đến khi đó, mới có thể có kết luận chính xác cho câu hỏi: Công năng thực sự của cấu trúc bằng gỗ đó là gì. Cho tới khi đó, tất cả vẫn chỉ là giả thiết.
Đồng thời đất sạt lở, cừ ngăn nước bị vỡ, nước tràn vào ngập kín chiếc máy xúc. Cùng lúc đó, những người công nhân phát hiện trong đống bùn mà máy xúc đã xúc lên bờ có lẫn nhiều xương người, xương thú vật, nhiều đồ gốm, đồ sắt, tiền cổ. Có 8 bộ bộ hài cốt được phát hiện đã được đem đi chôn cất ở khu vực gần công trường. Một số công nhân bị chóng mặt, nhức đầu …
Lo sợ, cho rằng đã các hiện tượng bất thường đó là do vấn đề tâm linh, đơn vị thi công mời nhiều thầy pháp về lập đàn, cúng lễ để trừ tà. Các thầy cho rằng, đây là trận đồ bát quái nhằm trấn yểm, ngăn đất Nam phát xuất nhân tài của Cao Biền, và việc thi công, đào bới động chạm đến trận đồ bát quái này sẽ gây tai họa cho những người tham gia thi công cũng như gia đình họ … Hoảng sợ, nghe theo thầy, đơn vị thi công lại làm lễ rồi chuyển những bộ hài cốt đang được chôn gần công trường để đem lên nghĩa trang Bát Bạt chôn cất. Sau đó xuất hiện nhiều những câu chuyện về tai họa đã giáng xuống những người liên quan đến trận đồ bát quái này và gia đình họ khiến dư luận Hà Nội khi đó xôn xao, hoang mang.

Rất tiếc, theo quy định, trong quá trình thi công, nếu đơn vị phát hiện cổ vật thì phải giữ nguyên hiện trường, hiện vật và báo với cơ quan chức năng, nhưng họ đã không làm vậy. Hiện trường đã bị xáo trộn, hiện vật đã bị mang đi gần hết chỉ còn lại mấy cái tiểu sành, liễn sành, bát vỡ và xương răng động vật. Khi các nhà khoa học đã đến hiện trường, dựa trên những lời kể của công nhân, cộng với hiện trường bị xáo trộn và hiện vật bị phân tán nên khi đó các nhà khoa học đã chưa thể đưa ra nhận định.
Các nhà khoa học xác định, chỉ có khai quật mới có những cơ sở kết luận xác đáng được. Thật đáng tiếc, vì những lý do nào đó, cho đến nay đã không có cuộc khai quật nào được thực hiện. Ý nghĩa về cấu trúc được tạo ra bởi những cọc gỗ đó vẫn là một bí ẩn. Chính vì lẽ đó, những đồn đoán, những thuyết âm mưu về trận đồ bát quái, về trấn yểm vẫn tồn tại dai dẳng nhiều năm sau khi sự kiện diễn ra.
Vậy cấu trúc bằng gỗ này có thể là gì? Có phải là trận đồ bát quái của Cao Biền không? Những hiện tượng dị thường mang đầy tính huyền bí kể trên có thể giải thích bằng khoa học không? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. Chúng ta sẽ không xét đến những câu chuyện về tai họa xảy ra sau đó với cá nhân cũng như gia đình những người tham gia công trình đó, vì không có kiểm chứng cũng như cơ sở để chứng minh sự liên quan của những tai họa đó với cấu trúc được cho là trận đồ bát quái này.
Với hiện tượng công nhân bị đau đầu, chóng mặt…, có thể được giải thích bằng khoa học. Đó là Sông Tô Lịch là đường thoát nước của thành phố Hà Nội, nên ngoài khí metal do bùn bẩn lưu cữu, còn có thể có nhiều hóa chất độc hại khác. Khi trực tiếp đào xúc bùn, những người công nhân có thể đã hít phải những loại khí này, mà nhiều nhất là Methal. Methane dạng khí được biết đến là một chất gây ngạt. Ở nồng độ cao có thể gây ngạt thở và mất ý thức, có thể gây đau đầu, chóng mặt, yếu, nôn mửa, và mất phối hợp. Các hiện tượng này phù hợp với miêu tả về hiện tượng đã xảy ra với các công nhân tham gia nạo vét tạo công trường.

Về lý do xảy ra các vụ sạt lở, vỡ cừ chắn nước, trôi máy xúc…, có thể được lý giải như sau. Khu vực này vốn có nền địa chất yếu. Việc phát hiện dải cát dài khoảng 200m khi thi công nạo vét sông Tô Lịch, theo giáo sư sử học Trần Quốc Vượng, cho thấy có thể nơi đây xa xưa là ngã 3 sông, phù hợp với các ghi chép lịch sử, khu vực này từng là hợp lưu của sông Thiên trù với sông Tô Lịch. Như vậy có thể kết luận, do tình trạng nền địa chất yếu hơn các khu vực khác, đơn vị thi công đã khảo sát không kỹ, giải pháp thi công chưa phù hợp, nên có thể dẫn đến hiện tượng sụt lún khi thi công
Còn hiện tượng trong bùn múc lên có lẫn xương người, xương động vật và các hiện vật cổ khác, như đã nói ở trên, vì là ngã 3 sông, nên hiện tượng các hiện vật trôi dạt về đây, xuất hiện ở các tầng bồi lắng khi nạo vét là điều có thể giải thích được. Nhưng như vậy chưa đủ để khẳng định đây không phải trận đồ bát quái của Cao Biền dựng lên nhằm ngăn nước Nam phát xuất nhân tài!
Thật may, với những hiện vật thu được tại hiện trường, gồm bát đĩa, đồ gốm, đồ kim loại, tiền cổ …, các nhà khảo cổ học đã nghiên cứu và khẳng định, chúng có niên đại sớm nhất là từ thế kỷ thứ 11, tức là thời Lý, muộn hơn nhiều so với thời Cao Biền, ở thế kỷ thứ 9. Như vậy có thể khẳng định cấu trúc bằng gỗ này không phải là trận đồ bát quái trấn yểm của của Cao Biền. Hơn nữa, các hiện vật thu được tại di chỉ này có niên đại không đồng nhất, trải dài trong nhiều thời kỳ, chính vì vậy có thể kết luận, đây không phải là 1 công trình trấn yểm.
Vậy cấu trúc này là gì?
Từ lâu, cha ông ta đã có truyền thống ngự thủy phục vụ đời sống, bằng chứng là các con đê ngăn lũ sông được xây dựng từ xa xưa. Sông Tô Lịch được gọi là “nghịch thủy”, vì nó chảy 2 chiểu. Khi nước sông Cái lên cao, nước chảy từ sông Cái vào sông Tô Lịch. Khi mưa nhiều, nước trong đồng ruộng dâng cao chảy vào sông Tô Lịch, nước lại từ đây chảy ra sông Cái. Địa điểm này xa xưa là hợp lưu của dòng sông Thiên Trù và sông Tô Lịch, chính vì thế, cấu trúc gỗ này có thể là 1 công trình thủy lợi, được cha ông ta xây dựng lên phục vụ cho việc điều tiết nước tưới tiêu cho nông nghiệp, hoặc có tác dụng kè nắn chỉnh dòng chảy con sông.

Việc sử dụng cọc gỗ trong các công trình trị thủy đã có từ rất xa xưa. Tại Tứ Xuyên, Trung Quốc, có 1 công trình thủy lợi được xây dựng từ cách đây 2200 năm, đến nay vẫn đang phát huy công năng. Ở đó vẫn tồn tại các cấu trúc bằng cọc gỗ.
Các nhà khảo cổ đã khai quật bên sông Dương Tử của Trung Quốc 1 công trình thủy lợi khổng lồ, được xây dựng cách đây 5.500 năm. Chúng ta cũng thấy dấu tích cấu trúc bằng các cọc gỗ giống như đã xuất hiện ở sông Tô Lịch. Nhưng đặc biệt nhất, phải kể đến tàn tích cửa cống bằng gỗ của Vương quốc Nam Việt vào những năm 200 trước Công nguyên, được tìm thấy ở thành phố Quảng Châu, Quảng Đông.
Như vậy, cấu trúc bằng gỗ ở sông Tô Lịch rất có thể là 1 công trình ngự thủy của cha ông ta trước đây.
Có 1 giả thiết đơn khác không mang yếu tố tâm linh. Đó là ở kinh thành Thăng Long hay cả thành Cổ Loa xưa, thành được xây dựng bằng đất, dựa vào các con sông làm thành hào nước tự nhiên hỗ trợ phòng ngự chống xâm lược. Các ghi chép lịch sử và các truyền thuyết lưu lại đến nay cho chúng ta thấy rằng, câu chuyện tường thành cứ dựng lên rồi lại bị sụp đổ đã trở thành nỗi ám ảnh của các triểu đại phong kiến xưa. Chính vì thế, chúng ta có sự tích về thần Long Đỗ, khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra... Vua lần theo vết chân ngựa, vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Rồi truyền thuyết tinh gà trắng phá thành Cổ Loa thời An Dương Vương, cũng là câu chuyện phản ánh những khó khăn khi xây dựng thành.
Riêng góc phía Tây Bắc thành Thăng Long, là nơi xảy ra sự kiện trên, đã được lịch sử ghi nhận là địa điểm khó khăn nhất trong việc dựng thành Thăng Long. Ngoài lý do nơi đây là nơi hợp lưu của sông Thiên Trù và sông Tô Lịch, còn có 1 lý do khác, đó là nơi đây vốn là nơi có nền đất thấp, hồ đầm nhiều. Trong bản đồ thành Hà Nội do người Pháp vẽ, cho tới năm 1885, khu vực phía trong tường thành vẫn còn là hồ đầm chạy kéo dài sát tường thành. Điều đó cho ta thấy khả năng nền đất nơi đây rất yếu. Vì vậy, có thể cấu trúc các cọc gỗ đó là nằm trong 1 hệ thống cấu trúc gia cố cho nền đất, nhằm chống sạt lở cho tường thành Thăng Long xưa.
Cần có 1 nghiên cứu nghiêm túc của các nhà sử học, dựa vào các yếu tố khoa học, vào các kết quả khai quật. Chỉ đến khi đó, mới có thể có kết luận chính xác cho câu hỏi: Công năng thực sự của cấu trúc bằng gỗ đó là gì. Cho tới khi đó, tất cả vẫn chỉ là giả thiết.