Thí nghiệm kỳ lạ cho thấy bạn luôn sống sót ở một thế giới khác

Bùi Minh Nhật
Bùi Minh Nhật
Phản hồi: 0

Bùi Minh Nhật

Intern Writer
Trong trò chơi roulette Nga, người chơi nhét một viên đạn vào súng lục, xoay ổ đạn để ngẫu nhiên hóa và tự chĩa súng vào đầu mình. Kết quả? Sống hoặc chết. Nhưng trong một thí nghiệm tư duy của vật lý lượng tử, tình huống này không chỉ có một kết quả mà là hai: người chơi vừa chết vừa sống cùng lúc, tùy thuộc vào thế giới bạn đang quan sát.
1746506420561.png


Đó chính là ý tưởng của “sự bất tử lượng tử” một giả thuyết gây tranh cãi, ám ảnh và đầy khiêu khích, được nhà vật lý Max Tegmark (MIT) đề xuất vào năm 1997. Giống như “con mèo Schrödinger”, người tham gia thí nghiệm này không chỉ đối mặt với sống và chết mà tồn tại trong hai nhánh thực tại song song: ở một thế giới bạn đã chết, ở thế giới kia bạn vẫn sống tiếp.

Nhiều thế giới, nhiều bạn và một ý thức​


Sự bất tử lượng tử dựa trên cách lý giải gọi là “diễn giải nhiều thế giới” của cơ học lượng tử, bắt nguồn từ nhà vật lý Hugh Everett vào những năm 1950. Theo đó, mỗi sự kiện mang tính xác suất ví dụ, bạn rẽ trái hay phải đều tạo ra hai vũ trụ song song, trong đó mọi khả năng đều xảy ra.


Nếu áp dụng cho một tình huống sống còn, như chơi roulette Nga, thì theo giả thuyết này, bạn luôn sống sót nhưng chỉ trong những vũ trụ mà điều đó đã xảy ra. Trong vô số thế giới khác, bạn đã chết. Và bởi vì ý thức chỉ cảm nhận được một nhánh thực tại duy nhất, nên bạn luôn “trải nghiệm” chính nhánh mà mình còn sống.


Nhà thiên văn học David Kipping (ĐH Columbia) từng mô tả: “Bạn có thể làm điều này vô số lần, nhưng chỉ bạn biết rằng mình sống sót, vì trong hầu hết các thực tại còn lại, bạn đã chết và người khác nhìn thấy điều đó.”

Ý thức lượng tử và những câu hỏi chưa lời đáp​


Cũng giống như con mèo Schrödinger vừa sống vừa chết trong chiếc hộp cho đến khi có người mở ra quan sát, sự bất tử lượng tử mở rộng điều đó đến con người và tới câu hỏi lớn về bản ngã và ý thức.


Liệu mỗi quyết định bạn đưa ra trong đầu như chọn cà phê hay trà có chia tách vũ trụ thành hai hướng? Nếu bộ não con người giống như một máy tính lượng tử, thì liệu mọi lựa chọn bạn từng nghĩ đến đều đã thực sự diễn ra trong một thế giới nào đó?


Và điều này cũng gợi đến những trải nghiệm kỳ lạ như trải nghiệm cận tử. Có thể, bạn từng "gần như" đã chết, và trong một vũ trụ nào đó, bạn thực sự đã chết nhưng ý thức của bạn chỉ tiếp tục trong nhánh mà bạn sống sót.

Khi vật lý chạm vào triết học​


Sự bất tử lượng tử không phải là lời mời gọi thực hiện hành động nguy hiểm mà là một thí nghiệm tư duy nhằm đẩy lùi ranh giới giữa vật lý, ý thức và bản ngã. Kipping nói: “Thật thú vị khi bạn đem hai lý thuyết có vẻ hợp lý ghép lại với nhau và kết quả là điều gì đó kỳ lạ, khó chấp nhận.”


Nhưng như mọi điều trong cơ học lượng tử, có lẽ chính điều "khó chấp nhận" ấy lại là manh mối cho những sự thật sâu xa hơn về vũ trụ và về chính chúng ta. (popularmechanics)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top