Lizzie
Writer
Tôn Thượng Hương là con gái duy nhất và là con nhỏ nhất của Tôn Kiên, và là em gái của Tôn Sách và Tôn Quyền - những người tạo dựng cơ nghiệp nước Đông Ngô - liên minh với Thục Hán trong một thời gian dài.
Tôn phu nhân là người đa tài, hoạt bát, cương trực, mạnh mẽ như một nữ hán tử, mà không chút ủy mị, hiền dịu của một công chúa lá ngọc cành vàng. Xung quanh Tôn phu nhân lúc nào cũng có hàng trăm thị tỳ được trang bị đầy đủ vũ khí theo hầu và bảo vệ. Bà đã biến khuê phòng thành chiến trường, còn mình đóng vai nữ tướng oai phong lẫm liệt.
Tuy nhiên, chưa đầy ba năm, mối quan hệ giữa Ngô và Thục bắt đầu căng thẳng. Tôn Quyền đòi Kinh Châu nhiều lần không được, định dùng vũ lực chiếm lại nhưng bị mẹ ngăn cản vì sợ con gái yêu của mình sẽ bị tổn thương. Sau đó, Đông Ngô giả báo tin mẹ Tôn phu nhân ốm nặng để Tôn Thượng Hương trở về. Hay tin, bà vội vàng bế theo A Đẩu đi, nhưng đã bị Trương Phi và Triệu Vân chặn lại. Sau khi hai bên thương thuyết, Tôn phu nhân để lại Lưu Thiện về nước Ngô. Kể từ đây hôn nhân giữa bà và Lưu Bị chấm dứt. Bà không bao giờ gặp lại Lưu Bị, và sử sách cũng không có nói gì đến chuyện bà tái giá.
Đây không phải là do Lưu Bị chủ động bỏ rơi Tôn Thượng Hương, mà là bị động, Tôn Thượng Hương bị lừa trở về, không thể quay lại bên cạnh Lưu Bị lần nữa. Theo Tam quốc diễn nghĩa, sau trận Di Lăng có kẻ phao tin Lưu Bị chết. Ở Đông Ngô, Tôn phu nhân chạy xe đến sông, nhìn về phía tây, khóc rất nhiều và sau đó gieo mình xuống sông tự vẫn.
Ngô Hiện là em gái của Ngô Ý, cũng là một tướng quân của Thục Hán, cha mẹ mất sớm, gửi gắm cô cho một người bạn là Lưu Yên ở Ích Châu. Lưu Yên nghe thầy tướng số nói cô có quý tướng, sau này có thể làm tới Hoàng hậu, vì vậy muốn cưới làm vợ. Nhưng do ông và cha Ngô Hiện là bạn bè lâu năm, nếu lấy con bạn thì thật không phải, vì thế Lưu Yên cưới bà cho con trai mình là Lưu Mạo. Lưu Mạo sau đó chết sớm, Ngô Hiện trở thành góa phụ.
Khi Lưu Bị chiếm Ích Châu năm 214, cùng lúc ấy Tôn phu nhân bỏ về Ngô. Quần thần thấy bà xinh đẹp, nết na, nên khuyên Lưu Bị cưới làm chính phu nhân. Lưu Bị nghĩ rằng mình với Lưu Mạo là người cùng họ, lấy bà e là không tiện. Tuy nhiên cuối cùng, do Pháp Chính khuyên nhủ, Lưu Bị quyết định nạp bà làm phu nhân.
Như vậy, Lưu Bị không chủ động từ bỏ “người vợ xinh đẹp” Tôn Thượng Hương mà là vì nhiều lý do như hôn nhân chính trị, khoảng cách tuổi tác quá lớn và thủ đoạn của Đông Ngô. Và Lưu Bị kết hôn với "chị dâu" Ngô phu nhân để cai trị Ích Châu tốt hơn và thực hiện kế hoạch lớn và quyền bá chủ của mình. Hai điều này không mâu thuẫn nhau.
Tuy nhiên, bất kể vì lý do gì, Lưu Bị đã không mang theo Tôn Thượng Hương khi rời Kinh Châu, đây là sự thật hiển nhiên, không ai có thể biện minh được. Vào thời cổ đại, nam giới cao hơn nữ giới và một anh hùng đầy tham vọng như Lưu Bị, cho dù đó là Tôn Thượng Hương hay em gái của Ngô Ý, đều phải tuân theo chính trị.
Tôn phu nhân là người đa tài, hoạt bát, cương trực, mạnh mẽ như một nữ hán tử, mà không chút ủy mị, hiền dịu của một công chúa lá ngọc cành vàng. Xung quanh Tôn phu nhân lúc nào cũng có hàng trăm thị tỳ được trang bị đầy đủ vũ khí theo hầu và bảo vệ. Bà đã biến khuê phòng thành chiến trường, còn mình đóng vai nữ tướng oai phong lẫm liệt.
Đây không phải là do Lưu Bị chủ động bỏ rơi Tôn Thượng Hương, mà là bị động, Tôn Thượng Hương bị lừa trở về, không thể quay lại bên cạnh Lưu Bị lần nữa. Theo Tam quốc diễn nghĩa, sau trận Di Lăng có kẻ phao tin Lưu Bị chết. Ở Đông Ngô, Tôn phu nhân chạy xe đến sông, nhìn về phía tây, khóc rất nhiều và sau đó gieo mình xuống sông tự vẫn.
Khi Lưu Bị chiếm Ích Châu năm 214, cùng lúc ấy Tôn phu nhân bỏ về Ngô. Quần thần thấy bà xinh đẹp, nết na, nên khuyên Lưu Bị cưới làm chính phu nhân. Lưu Bị nghĩ rằng mình với Lưu Mạo là người cùng họ, lấy bà e là không tiện. Tuy nhiên cuối cùng, do Pháp Chính khuyên nhủ, Lưu Bị quyết định nạp bà làm phu nhân.
Như vậy, Lưu Bị không chủ động từ bỏ “người vợ xinh đẹp” Tôn Thượng Hương mà là vì nhiều lý do như hôn nhân chính trị, khoảng cách tuổi tác quá lớn và thủ đoạn của Đông Ngô. Và Lưu Bị kết hôn với "chị dâu" Ngô phu nhân để cai trị Ích Châu tốt hơn và thực hiện kế hoạch lớn và quyền bá chủ của mình. Hai điều này không mâu thuẫn nhau.
Tuy nhiên, bất kể vì lý do gì, Lưu Bị đã không mang theo Tôn Thượng Hương khi rời Kinh Châu, đây là sự thật hiển nhiên, không ai có thể biện minh được. Vào thời cổ đại, nam giới cao hơn nữ giới và một anh hùng đầy tham vọng như Lưu Bị, cho dù đó là Tôn Thượng Hương hay em gái của Ngô Ý, đều phải tuân theo chính trị.