Nguyễn Hoàng
Intern Writer
Khi mà lương kỹ sư AI lên đến hơn 261 tỷ VNĐ/năm: Cuộc chiến nhân tài khiến cả Meta lẫn OpenAI “giành giật từng người". Bạn có dám bỏ việc nếu có nơi trả bạn... hơn 10 triệu USD (hơn 261 tỷ VNĐ) một năm?
Không còn là viễn cảnh tương lai nữa, thị trường AI đang bước vào một “cuộc đua vũ trang” thực sự, nhưng không phải để tạo robot, mà để giành giật con người. Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển với tốc độ ánh sáng, các kỹ sư AI giỏi giờ không khác gì cầu thủ hạng A, được săn đón ráo riết và trả lương lên tới hàng trăm tỷ mỗi năm.
Một ví dụ điển hình là OpenAI, công ty đứng sau ChatGPT. Dù vốn đã trả mức lương thuộc hàng cao nhất thị trường, họ vẫn phải gấp rút “tái cấu trúc đãi ngộ” sau khi bị Meta “cướp mất” nhiều nhân viên chủ lực. CEO Sam Altman thậm chí tiết lộ, có người được Meta mời gọi bằng gói thưởng... 100 triệu USD (khoảng 2.600 tỷ VNĐ). Để phản ứng, OpenAI thông báo sẽ "tìm những cách sáng tạo" để giữ chân nhân tài, trong đó có việc nghỉ một tuần để “nạp lại năng lượng”, nhưng cũng là khoảng thời gian Meta tranh thủ gửi offer cho hàng loạt nhân viên.
Nhưng điều bất ngờ là nhiều chuyên gia vẫn không chọn nơi trả cao nhất. Họ quan tâm đến... sếp là ai, nhóm nghiên cứu làm gì và liệu công việc đó có xứng đáng với hoài bão không. Theo các nhà tuyển dụng AI, nhiều người ngần ngại vào Meta vì lo mình sẽ bị “chôn” trong những dự án ít đột phá, thay vì được làm thứ gì đó như ở OpenAI, DeepMind hay Anthropic.
Tại Đức, công ty Aleph Alpha cũng phát triển mạnh nhờ mô hình khác biệt. Ứng viên ở đây không hỏi lương trước, mà hỏi quyền xuất bản nghiên cứu, quyền tự do sáng tạo và giá trị xã hội của sản phẩm. Theo CEO Jonas Andrulis, “đó là thứ mà tiền không mua được: niềm tin vào sứ mệnh”. (FT.COM)
Không còn là viễn cảnh tương lai nữa, thị trường AI đang bước vào một “cuộc đua vũ trang” thực sự, nhưng không phải để tạo robot, mà để giành giật con người. Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển với tốc độ ánh sáng, các kỹ sư AI giỏi giờ không khác gì cầu thủ hạng A, được săn đón ráo riết và trả lương lên tới hàng trăm tỷ mỗi năm.
Một ví dụ điển hình là OpenAI, công ty đứng sau ChatGPT. Dù vốn đã trả mức lương thuộc hàng cao nhất thị trường, họ vẫn phải gấp rút “tái cấu trúc đãi ngộ” sau khi bị Meta “cướp mất” nhiều nhân viên chủ lực. CEO Sam Altman thậm chí tiết lộ, có người được Meta mời gọi bằng gói thưởng... 100 triệu USD (khoảng 2.600 tỷ VNĐ). Để phản ứng, OpenAI thông báo sẽ "tìm những cách sáng tạo" để giữ chân nhân tài, trong đó có việc nghỉ một tuần để “nạp lại năng lượng”, nhưng cũng là khoảng thời gian Meta tranh thủ gửi offer cho hàng loạt nhân viên.
Mức lương tăng chóng mặt, nhưng tiền không còn là tất cả
Một kỹ sư AI hàng đầu hiện có thể nhận từ 3 đến 7 triệu USD mỗi năm (khoảng 78 tỷ - 183 tỷ VNĐ), thậm chí có người nhận hơn 10 triệu USD (khoảng 261 tỷ VNĐ), tăng 50% chỉ trong 2 năm. Trong khi đó, kỹ sư phần mềm không chuyên về AI thường chỉ được trả khoảng 180.000–220.000 USD (hơn 5 tỷ VNĐ) mỗi năm. Riêng Meta hiện là nơi trả mức cao nhất: từ 186.000 USD (4,8 tỷ VNĐ) đến hơn 3 triệu USD (hơn 7,8 tỷ VNĐ). Còn tại OpenAI, mức phổ biến là từ 212.000 USD (5,5 tỷ VNĐ) đến 2,5 triệu USD (65 tỷ VNĐ), với trung bình còn cao hơn cả Meta.
Châu Âu: Lối thoát của các startup không đủ tiền đua
Không chỉ Big Tech mới cần người giỏi. Các ngành như bảo hiểm, tài chính hay giải trí cũng đang ráo riết tuyển kỹ sư AI, dù nhiều công ty nhỏ gần như “không có cửa” cạnh tranh lại mức lương cao ngất ngưởng. Đó là lý do một số startup như Hugging Face (chuyên về AI mã nguồn mở) chọn chuyển hướng sang châu Âu, nơi cùng một mức lương có thể tuyển được 3 đến 4 người tương đương với một kỹ sư ở thung lũng Silicon.Tại Đức, công ty Aleph Alpha cũng phát triển mạnh nhờ mô hình khác biệt. Ứng viên ở đây không hỏi lương trước, mà hỏi quyền xuất bản nghiên cứu, quyền tự do sáng tạo và giá trị xã hội của sản phẩm. Theo CEO Jonas Andrulis, “đó là thứ mà tiền không mua được: niềm tin vào sứ mệnh”. (FT.COM)