Ngày 6/5, trong khuôn khổ chuyến thăm Indonesia từ 5-7/5, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã có bài thuyết trình tại Viện nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) tại Jakarta về “Hòa bình và hòa giải dân tộc ở Campuchia: Bài học cho Đông Nam Á”.
Theo Khmertimes, tại phần thuyết trình, ông Hun Sen đã xúc động nhắc lại thời khắc lịch sử đặc biệt khi ông đến Việt Nam vào năm 1977, đề nghị Việt Nam giúp đỡ để giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.
“Nếu không có sự hỗ trợ của Việt Nam vào thời điểm đó, không quốc gia nào có thể giúp Campuchia lật đổ được c.h.ế độ diệt chủng Pol Pot đẫm máu. Chúng ta phải bảo vệ sự thật lịch sử này để những hành động t.à.n b.ạ.o như vậy không bao giờ lặp lại”, ông Hun Sen tuyên bố.
Theo Chủ tịch Thượng viện Hun Sen, trong hơn 40 năm qua, đã xuất hiện những cáo buộc chống lại Việt Nam và khuynh hướng cực đoan phủ nhận sự tồn tại của tội diệt chủng dưới chế độ Khmer Đỏ.
Ông kêu gọi bảo vệ tuyệt đối sự thật lịch sử, đặc biệt là để ngăn chặn tội ác tày đình tương tự tái diễn.
Nhà lãnh đạo Campuchia nhấn mạnh giá trị lâu dài của hòa bình và tầm quan trọng của nhận thức lịch sử trong việc ngăn ngừa xung đột trong tương lai.
Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen nhấn mạnh rằng, cần phải có dũng khí để nói ra sự thật rằng ASEAN đã góp phần kéo dài cuộc nội chiến ở Campuchia do đã ủng hộ Khmer Đỏ.
Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ sự cảm kích đối với vai trò sau này của ASEAN trong việc giúp tái thiết hòa bình tại Campuchia.
Ông nhắc lại việckhu vực Đông Nam Á từng bị chia rẽ rõ rệt thành hai khối riêng biệt, bao gồm ASEAN-5 và khối Đông Dương.
Theo nhà lãnh đạo Campuchia: “ASEAN đã góp phần kéo dài cuộc chiến ở Campuchia. Đây là sự thật mà chúng ta phải thừa nhận. Tôi có thể nói rằng nếu ASEAN không ủng hộ Khmer Đỏ, chế độ đó có thể đã sụp đổ sớm hơn, và cuộc xung đột tại Campuchia đã có thể kết thúc nhanh hơn. Nhưng thông qua một số hành động nhất định – bao gồm việc sử dụng lãnh thổ của ASEAN để thành lập Chính phủ Liên hiệp Dân chủ Campuchia ba bên, điều này đã giúp hợp thức hóa Khmer Đỏ tại Liên Hợp Quốc – cuộc chiến đã bị kéo dài”.
Lãnh đạo Campuchia bày tỏ, nhìn xa hơn về quá khứ, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng trong thời kỳ được gọi là Chiến tranh Đông Dương hay Chiến tranh Việt Nam, một số nước ASEAN đã trở thành căn cứ quân sự cho các cường quốc bên ngoài, dẫn đến việc Campuchia, Việt Nam và Lào bị ném bom.
Năm ngoái, Campuchia đánh dấu 45 năm Ngày lật đổ Khmer Đỏ (1979-2024). Trong hơn 3 năm cầm quyền kể từ năm 1975, chế độ diệt chủng do Pol Pot - Ieng Sary đứng đầu đã giết hại hơn 3 triệu người dân vô tội.
Trong bộ phim tài liệu lịch sử với tựa đề "Hành trình cứu nước”, ông Hun Sen từng chia sẻ khi ấy ông và nhiều người Campuchia yêu nước xem Việt Nam là nơi duy nhất có thể dang tay giúp đỡ.
Chính vì Việt Nam là nước láng giềng từng đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh với Campuchia trong các cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, giành độc lập.
Với tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng và giúp bạn cũng là giúp mình, sau khi nhận được lời đề nghị từ Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, hàng vạn chiến sĩ, sĩ quan Quân tình nguyện Việt Nam đã lên đường sang nước bạn.
Sự hỗ trợ quan trọng này đã giúp Campuchia đánh bại Khmer Đỏ vào ngày 7/1/1979, đưa đất nước này thoát khỏi nạn diệt chủng.
Theo Khmertimes, tại phần thuyết trình, ông Hun Sen đã xúc động nhắc lại thời khắc lịch sử đặc biệt khi ông đến Việt Nam vào năm 1977, đề nghị Việt Nam giúp đỡ để giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.
“Nếu không có sự hỗ trợ của Việt Nam vào thời điểm đó, không quốc gia nào có thể giúp Campuchia lật đổ được c.h.ế độ diệt chủng Pol Pot đẫm máu. Chúng ta phải bảo vệ sự thật lịch sử này để những hành động t.à.n b.ạ.o như vậy không bao giờ lặp lại”, ông Hun Sen tuyên bố.
Theo Chủ tịch Thượng viện Hun Sen, trong hơn 40 năm qua, đã xuất hiện những cáo buộc chống lại Việt Nam và khuynh hướng cực đoan phủ nhận sự tồn tại của tội diệt chủng dưới chế độ Khmer Đỏ.
Ông kêu gọi bảo vệ tuyệt đối sự thật lịch sử, đặc biệt là để ngăn chặn tội ác tày đình tương tự tái diễn.
Nhà lãnh đạo Campuchia nhấn mạnh giá trị lâu dài của hòa bình và tầm quan trọng của nhận thức lịch sử trong việc ngăn ngừa xung đột trong tương lai.

Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen nhấn mạnh rằng, cần phải có dũng khí để nói ra sự thật rằng ASEAN đã góp phần kéo dài cuộc nội chiến ở Campuchia do đã ủng hộ Khmer Đỏ.
Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ sự cảm kích đối với vai trò sau này của ASEAN trong việc giúp tái thiết hòa bình tại Campuchia.
Ông nhắc lại việckhu vực Đông Nam Á từng bị chia rẽ rõ rệt thành hai khối riêng biệt, bao gồm ASEAN-5 và khối Đông Dương.
Theo nhà lãnh đạo Campuchia: “ASEAN đã góp phần kéo dài cuộc chiến ở Campuchia. Đây là sự thật mà chúng ta phải thừa nhận. Tôi có thể nói rằng nếu ASEAN không ủng hộ Khmer Đỏ, chế độ đó có thể đã sụp đổ sớm hơn, và cuộc xung đột tại Campuchia đã có thể kết thúc nhanh hơn. Nhưng thông qua một số hành động nhất định – bao gồm việc sử dụng lãnh thổ của ASEAN để thành lập Chính phủ Liên hiệp Dân chủ Campuchia ba bên, điều này đã giúp hợp thức hóa Khmer Đỏ tại Liên Hợp Quốc – cuộc chiến đã bị kéo dài”.
Lãnh đạo Campuchia bày tỏ, nhìn xa hơn về quá khứ, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng trong thời kỳ được gọi là Chiến tranh Đông Dương hay Chiến tranh Việt Nam, một số nước ASEAN đã trở thành căn cứ quân sự cho các cường quốc bên ngoài, dẫn đến việc Campuchia, Việt Nam và Lào bị ném bom.
Năm ngoái, Campuchia đánh dấu 45 năm Ngày lật đổ Khmer Đỏ (1979-2024). Trong hơn 3 năm cầm quyền kể từ năm 1975, chế độ diệt chủng do Pol Pot - Ieng Sary đứng đầu đã giết hại hơn 3 triệu người dân vô tội.
Trong bộ phim tài liệu lịch sử với tựa đề "Hành trình cứu nước”, ông Hun Sen từng chia sẻ khi ấy ông và nhiều người Campuchia yêu nước xem Việt Nam là nơi duy nhất có thể dang tay giúp đỡ.
Chính vì Việt Nam là nước láng giềng từng đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh với Campuchia trong các cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, giành độc lập.
Với tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng và giúp bạn cũng là giúp mình, sau khi nhận được lời đề nghị từ Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, hàng vạn chiến sĩ, sĩ quan Quân tình nguyện Việt Nam đã lên đường sang nước bạn.
Sự hỗ trợ quan trọng này đã giúp Campuchia đánh bại Khmer Đỏ vào ngày 7/1/1979, đưa đất nước này thoát khỏi nạn diệt chủng.