Ngôn ngữ có thể che mờ sự thật? Một góc nhìn từ trải nghiệm Ayahuasca

Bui Nhat Minh
Bui Nhat Minh
Phản hồi: 0

Bui Nhat Minh

Intern Writer
Trong một nghi lễ chữa lành bằng Ayahuasca ở Peru, doanh nhân Mark Gogolewski đã trải nghiệm thứ mà ông mô tả là “tình yêu vô hạn” điều vượt ra ngoài mọi lời lẽ có thể diễn tả. Và câu chuyện của ông chỉ là một trong vô số minh chứng cho giới hạn của ngôn ngữ khi con người chạm tới các trạng thái ý thức thay đổi sâu sắc.
1746524276096.png

Trải nghiệm vượt khỏi lời nói​


Ayahuasca hỗn hợp thực vật có chứa chất gây ảo giác DMT từ lâu đã được các cộng đồng bản địa Amazon sử dụng trong các nghi lễ tâm linh. Khi tham gia một buổi lễ do một thầy lang người Peru hướng dẫn, Mark Gogolewski một doanh nhân từng nghiện rượu đã có một trải nghiệm khó quên.

Khi hiệu ứng của Ayahuasca đạt đến cao trào, ông cảm thấy như mình đang đứng trên ranh giới giữa sự sống và cái chết. Một cảm giác thôi thúc ông buông bỏ, nhảy vào cõi vô định nhưng có điều gì đó níu giữ ông lại. Theo lời Gogolewski, đó là "tình yêu vô hạn", một cảm giác vừa sâu thẳm vừa không thể định nghĩa, nhưng lại vô cùng chân thực.

“Tôi không thể mô tả bằng từ ngữ, nhưng tôi nhớ rõ cảm giác đó,” ông nói.

Trải nghiệm này làm nổi bật một nghịch lý phổ biến trong các trạng thái thay đổi ý thức: càng sâu sắc, càng khó diễn đạt.

Ngôn ngữ bộ lọc hay gông cùm?​


Các nhà khoa học đang dần khám phá ra rằng: những trạng thái như thiền sâu, chấn thương tâm lý, thiếu ngủ hay dùng chất gây ảo giác có thể đưa con người vào "trạng thái hiện tại thuần túy" nơi cái tôi tan rã và tâm trí ngừng dựa vào quá khứ để xử lý thông tin.

Tiến sĩ Dave Rabin bác sĩ tâm thần kiêm nhà thần kinh học lý giải rằng, trung tâm ngôn ngữ trong não yêu cầu mức độ xử lý cao, vốn dựa vào trí nhớ và kinh nghiệm. Khi não chuyển sang chế độ “chỉ hiện diện”, trung tâm này bị gác lại, khiến con người không thể gọi tên những gì đang cảm nhận.

Nhưng đây không phải lỗi của ngôn ngữ. Ngược lại, Rabin cho rằng cố gắng mô tả trải nghiệm sẽ bóp méo nó, vì ta phải “lọc” cảm giác qua cấu trúc quen thuộc của lý trí.

Ngôn ngữ chính là nền tảng của văn minh giúp con người xây dựng luật pháp, tôn giáo, khoa học. Nhưng như triết gia Wittgenstein từng nói: “Giới hạn của ngôn ngữ là giới hạn của thế giới.” Nghĩa là ngôn ngữ vừa mở rộng, vừa âm thầm bó hẹp cách ta nhìn nhận thực tại.

Khi ngôn ngữ trở thành thơ ca và biểu tượng​


Một nghiên cứu năm 2024 trên tạp chí Tâm lý học Xã hội cho thấy: ngôn ngữ không chỉ truyền đạt ý tưởng mà còn mang theo thái độ và định kiến vô thức. Một nghiên cứu khác còn gây bất ngờ hơn: khi các nhà nghiên cứu giảm chức năng ngôn ngữ trong hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), mô hình bắt đầu thể hiện các trạng thái tương tự như… ý thức thay đổi cảm giác mất bản ngã và tan hòa vào vũ trụ.

Tiến sĩ Michael Valdez chuyên gia về nghiện cho rằng trong các trạng thái đặc biệt, ngôn ngữ không biến mất, mà chuyển thành ẩn dụ, cảm xúc, và thơ ca. Lời nói trở nên ít logic hơn, nhưng lại chạm đến tầng sâu của cảm nhận.

“Đó là một cách hiện hữu mới một cách hiểu thế giới không qua lý trí mà qua cảm giác,” Valdez nói.

Gogolewski người đã viết sách về hồi phục tâm lý cho biết, ông tiếp tục nghiên cứu Kabbalah, Phật giáo và các truyền thống tâm linh. Ông phát hiện rằng những người thực hành tâm linh thường dùng ngôn ngữ mang tính biểu tượng những cụm từ nghe khó hiểu nhưng ẩn chứa tầng nghĩa sâu xa, chẳng hạn: “Cách bạn làm một việc là cách bạn làm mọi việc.”

Theo ông, những từ ngữ ấy không thể hiểu bằng lý trí thông thường mà phải trải nghiệm, nghiền ngẫm và sống cùng nó.

“Tôi sẽ dành phần đời còn lại để tìm những từ ngữ phù hợp hơn,” ông nói. (Popularmechanics)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top